当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo TPS Turku vs HIFK, 22h30 ngày 24/8 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo nữ Arsenal vs nữ Lyon, 18h30 ngày 19/4: Khó có bất ngờ
Chỉ còn một tuần nữa là năm học mới bắt đầu, mà tôi nhận ra là một số cơ quan chính quyền, nhà trường, các thầy cô và các cha mẹ học sinh hầu hết đều chưa thực sự sẵn sàng tâm thế để học sinh học trực tuyến như là một hình thức học nghiêm túc và dài hạn.
Trong lúc này, học online gần như là lựa chọn duy nhất với nhiều tỉnh, thành phố. Các thầy cô giáo than phiền rằng dạy online vất vả. Còn phụ huynh thì lo con mình học trực tuyến không hiệu quả và sẽ bị cận thị. Một số người còn sợ rằng, các học sinh nghèo sẽ không có thiết bị công nghệ để có thể tiếp cận các lớp học trực tuyến. Phần lớn đều không tha thiết với việc học online và mong rằng, học online chỉ là giải pháp tạm thời trước khi dịch bệnh qua đi.
Nhưng có ai có thể trả lời tôi, bao giờ thì dịch Covid-19 sẽ hết?
Tháng 2 năm ngoái, khi Covid-19 bắt đầu bùng lên ở Vũ Hán (Trung Quốc) và lan ra các quốc gia khác, có những ý kiến chuyên gia cho rằng dịch sẽ kết thúc vào mùa hè, khi nhiệt độ ấm lên, hoặc khi các nhà khoa học tìm ra vắc xin ngừa Covid-19. Chúng ta đã chờ đến mùa hè, qua mùa đông, rồi mùa xuân đến và một mùa hè nữa chuẩn bị qua đi, vắc xin cũng đã có, nhiều nước đã phủ vắc xin đến 80% dân số, nhưng Covid-19 vẫn còn đây, không ngừng thách thức nhân loại bằng những biến chủng mới, khiến cả những quốc gia có độ phủ vắc xin cao nhất thế giới như Israel cũng không tự tin nói rằng họ đã đạt được miễn dịch cộng đồng.
Vậy thì bao giờ Covid-19 sẽ biến mất?
Câu trả lời có thể là rất lâu nữa, hoặc không bao giờ. Khi lãnh đạo của các quốc gia đang dẫn đầu về tiêm chủng cũng đã bắt đầu nói về một tương lai mà loài người sẽ phải sống chung với Covid-19 nhiều tháng qua, thì ở Việt Nam, câu cửa miệng mà tôi thấy nhiều người nói nhất là "chờ hết năm Covid-19" đã nhé. Chúng ta có thể chờ hết Covid-19 để cùng ăn một bữa cơm với bạn bè, nhưng bệnh nhân không thể chờ nó biến mất mới đi khám bệnh, người nông dân không thể chờ hết Covid-19 mới trồng lúa, học sinh không thể chờ hết Covid-19 mới trở lại với việc học, nhân viên nhà nước không thể chờ hết Covid-19 mới phục vụ dân. Chúng ta phải học cách để thích nghi, để sinh tồn, kể cả trong một hiện thực rằng Covid-19 vẫn còn ở nguyên đây, trên đất nước chúng ta, hiện diện xung quanh cuộc sống chúng ta...
Những ngày này, mỗi khi báo chí, bạn bè hay đồng nghiệp trao đổi về hy vọng tháng 10 hay tháng 11 năm tới thì Việt Nam sẽ chấm dứt tình trạng phong tỏa, tôi thường chia sẻ với họ về nghịch lý Stockdale. Tướng James Stockdale, nguyên đô đốc của hải quân Mỹ, từng bị cầm tù suốt 8 năm ròng. Sau khi tự do, đô đốc Stockdale đã chia sẻ với Jim Collins (tác giả cuốn sách nổi tiếng "Từ tốt đến vĩ đại -From Good to Great") rằng, ở trong tù, những người chết trước là những người lạc quan nhất, vì họ luôn tin rằng họ sẽ rất nhanh được tự do.
Cuối cùng, những người đó đã chết trong đau khổ với trái tim tan nát vì tuyệt vọng khi sự thật không như những gì họ hình dung. Nghịch lý Stockdale nhắc nhở bạn rằng, bạn không bao giờ được lẫn lộn giữa niềm tin rằng mình sẽ chiến thắng, cái mà anh không bao giờ được để mất, với việc bạn phải có bản lĩnh đối diện với sự thật bất kể nó phũ phàng đến thế nào đi nữa. Đó là sự cân bằng để có thể tồn tại trong khủng hoảng.
Trong cuộc khủng hoảng này, tôi không ngừng nhắc nhở mình về bài học từ câu chuyện của đô đốc Stockdale và nghịch lý mang tên ông. Tôi hoàn toàn tin rằng một ngày nào đó Covid-19 sẽ biến mất và chúng ta sẽ sống sót qua thảm họa này, nhưng tôi cũng chấp nhận thực tế rằng nhân loại sẽ phải sống chung rất lâu với nó. Và để sống sót, tổ chức chúng tôi và cá nhân tôi chuẩn bị tất cả về tinh thần lẫn các kỹ năng và tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục sống bình thường.
Từ một năm trước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi đó giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi, nhắc nhở người dân phải học cách sống với "bình thường mới". Nhưng sự thực là đã một năm qua đi, không ít người chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu thế nào là sống "bình thường mới" và chưa sẵn sàng cho một cuộc sống "bình thường mới" với đúng nghĩa của từ này. Nhiều người chúng ta vẫn sống theo kiểu "ăn đong" và ngồi đếm từng ngày chờ Covid-19 qua đi rồi mới bắt đầu "sống" thực sự. Mà giáo dục chính là một điển hình của tâm lý ấy.
Nếu dịch Covid-19 sẽ kết thúc vào tháng 10 thì thật tốt, việc trẻ nhỏ không đến trường cũng sẽ không ảnh hưởng quá lớn, các trường chỉ cần dạy bù là xong. Nhưng chúng ta sẽ làm gì, nếu dịch Covid-19 phải 2-3 năm nữa mới kết thúc? Hoặc nếu các biến chủng không ngừng xuất hiện và vắc xin không thể được nghiên cứu kịp để giúp nhân loại miễn dịch cộng đồng trong 10-20 năm tới, thì chả lẽ chúng ta cũng để con em mình học "đại khái" suốt thời gian đó? Hãy chấp nhận Covid-19 như chấp nhận những thảm họa thiên nhiên vẫn đến với con người hàng năm. Thi thoảng chúng ta sẽ phải lockdown, rồi lại mở cửa, rồi lại lockdown. Nhưng chúng ta phải xoay sở được cách sống "bình thường mới" kể cả khi ấy.
Không như một số bố mẹ hay chuyên gia lo lắng về khả năng học online của trẻ, tôi hoàn toàn tin vào khả năng tiếp nhận cái mới và khả năng thích nghi của các bạn nhỏ. Đứa trẻ ngày đầu đến trường sẽ luôn khóc rồi mới học được cách quen với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Một học sinh học trực tuyến một hai tuần đầu có thể sẽ bỡ ngỡ nhưng rồi sẽ sớm quen với phương pháp dạy mới. Não bộ của trẻ con luôn có khả năng tiếp thu cái mới và thích nghi với cái mới nhanh gấp nhiều lần người lớn. Bởi vì các bạn nhỏ ấy không có thiên kiến như người lớn là học qua máy tính sẽ mất thời gian hoặc không hiệu quả. Nên thay vì ngồi lo con cái mình sẽ không tập trung khi học trực tuyến, tôi lại nghĩ rằng đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để rèn cho con cái chúng ta làm quen với công nghệ, hình thành kỹ năng tự học.
Alvin Toffler từng nói: "Những người mù chữ trong thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là những người không có khả năng học, rồi quên đi chính những thứ mình đã học và tiếp tục học cái mới".
Hiện giờ chúng ta hoàn toàn có thể ngồi nhà và tự khám phá cả kho tàng kiến thức của nhân loại. Rèn luyện thói quen học trực tuyến, tra cứu tài liệu trên internet, học nhóm chính là một trong những kỹ năng quan trọng để có thể luôn sẵn sàng học những cái mới. Covid-19 có thể đem đến cho chúng ta nhiều thách thức, nhưng một người làm giáo dục như tôi nhìn ra một cơ hội vô cùng lớn - cơ hội để Việt Nam nói chung và nền giáo dục Việt Nam nói riêng, đứng trước một cuộc đại nhảy vọt trong việc học bằng cách ứng dụng công nghệ và tự học.
Vài năm trở lại đây, chi phí để mua một cái điện thoại thông minh hoặc một cái máy tính cũ sẽ chỉ dao động từ 1,5 - 2 triệu đồng - mức tiền mà có lẽ hơn 70% các hộ gia đình ở Việt Nam hiện giờ có thể lo được để cho con cái mình tham gia học trực tuyến. Chúng ta sẽ vẫn phải chấp nhận thực tế là có thể có những gia đình không đủ điều kiện để mua sắm thiết bị để cho con cái học trực tuyến. Nhưng không thể lấy đó làm lý do tước đi cơ hội học tập của những đứa trẻ khác. Giống như chúng ta chưa có đủ vắc xin tiêm cho tất mọi người nhưng không thể vì thế mà nhân danh bình đẳng chúng tước đi quyền tiêm chủng của hàng triệu người khác.
Với nhóm học sinh không có điều kiện học trực tuyến hay với nhóm người chưa thể tiêm chủng, chúng ta sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm giải pháp từng bước một. Ví dụ như ở hệ thống trường học của tập đoàn chúng tôi, chúng tôi đã xây dựng phương án dạy trực tuyến lâu dài từ một năm trước và sẵn sàng với việc đó. Với những học sinh mà vì lý do bố mẹ có hoàn cảnh khó khăn không đóng được học phí, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ học phí. Chúng tôi cũng triển khai triệt để các nền tảng học trực tuyến với sự tiện dụng tốt nhất có thể cho học sinh học tại nhà. Có ý kiến cho rằng để trẻ tiếp cận với máy tính hay điện thoại quá nhiều sẽ làm các bạn trẻ bị cận thị. Thực tế là hiện giờ trẻ đã tiếp cận với máy tính, điện thoại không qua cách này thì cách khác rồi. Có gì bảo đảm rằng con bạn sẽ không dùng điện thoại hay máy tính, nếu chúng không học online?
Các giống loài trên trái đất và con người đã trải qua rất nhiều thảm họa trong lịch sử, và những sinh vật sống sót luôn là những sinh vật biết thích nghi tốt nhất, luôn tìm kiếm được con đường mới để sinh tồn. Tôi nhìn thấy có những người đã học cách để thích nghi. Ví dụ như những doanh nghiệp kinh doanh F&B vì không có tiền thuê mặt bằng với chi phí quá cao trong lúc dịch bệnh khó khăn đã nghĩ ra ý tưởng về những cloud kitchen (bếp trên mây) - chỉ phục vụ những ai mua mang đi. Ngày xưa, để gặp đối tác, tôi sẽ phải bay ra Hà Nội, bay đi nước ngoài cả tuần. Nhưng Covid-19 đã giúp tôi nhận ra những buổi họp meeting online cũng hiệu quả không kém. Tôi có thể tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian và kết nối với nhiều người cùng một lúc. Nếu ngày xưa muốn tổ chức một buổi nói chuyện với toàn tập đoàn hơn 2.000 nhân viên, chúng tôi phải tìm một hội trường lớn. Bây giờ, chỉ cần một cái máy tính hoặc điện thoại có kết nối wifi, hàng nghìn nhân viên của chúng tôi có thể "gặp nhau", nói chuyện với nhau ngay tại chính ngôi nhà của họ.
Có thể không phải ai, không phải lĩnh vực gì cũng có thể có giải pháp để duy trì hoạt động trong đại dịch, nhưng bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào, nếu còn cách nào để xoay sở, nếu còn cách nào để tiếp tục duy trì cuộc sống, duy trì hoạt động kinh doanh, thì chúng ta không thể chấp nhận làm gấu "ngủ đông", ăn đến số thức ăn dự trữ cuối cùng và dùng phép thắng lợi tinh thần để hy vọng Covid-19 sẽ hết trong vài tuần nữa.
Trong ca khúc "Nhớ về Hà Nội", nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết
"Nhớ lúc bom rơi thời chiến tranh
Đất rung ngói tan gạch nát
Em vẫn đạp xe trên phố
Anh vẫn tìm âm thanh mới…".
Thế hệ cha mẹ chúng ta đã sống với tinh thần như thế, vì nếu như họ không tiếp tục sống, không vừa đánh giặc, vừa lao động, sáng tác nghệ thuật thì làm sao cả đất nước có thể đi qua mấy chục năm chiến tranh dài đằng đẵng? Họ chắc chắn hiểu hơn ai hết về khái niệm "bình thường mới" kiểu thời chiến. Vậy hãy nghĩ là chúng ta vẫn đang thời chiến (với Covid-19 đi) và chúng ta nhất định phải sống cho ra sống, như cha mẹ chúng ta đã từng!
TS Nguyễn Quốc Toàn - Chủ tịch EQuest Group
Theo Dân Trí
Kỳ thực, vấn đề không nằm ở cuộc sống mà là thái độ chấp nhận hoặc không chấp nhận của chúng ta với mọi hoàn cảnh, dù là tồi tệ nhất trong cuộc đời.
" alt="'Đừng chờ hết 'năm Covid"/>Bức tranh lụa “Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch” do họa sĩ Trần Đông Lương (1925 – 1993) sáng tác năm 1958 được nhiều người đánh giá là tác phẩm để đời của ông bởi nó cho thấy khả năng bố cục và sự xuất sắc về hình họa của họa sĩ.
![]() |
Bức tranh tái hiện khung cảnh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, với gương mặt hiền hậu, nụ cười ấm áp đang ân cần khám cho bệnh nhân. Xung quanh ông là các y, bác sĩ đang tập trung làm việc: người theo dõi, người ghi chép, người xử lý film chụp x-quang...
Bức tranh ca ngợi tinh thần làm việc hăng say, hết lòng vì sức khoẻ của người dân của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cùng các cộng sự nói riêng, của các y, bác sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận y tế- nói chung.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến nhận xét: "Bảng màu hội họa Trần Đông Lương thăng bằng trong không gian cổ điển. Màu sắc vừa vặn trong khuôn hình mềm mại. Những đường lượn hiện lên trong tranh mịn màng, nõn nà, gợi cảm. Nét bút của Trần Đông Lương luôn tinh tế, mượt mà, thanh nhã, đem lại rung cảm sâu lắng và cả sự nhẹ nhõm, sảng khoái cho người thưởng tranh".
"Chống dịch như chống giặc", trong thời chiến cũng như thời bình, những "Chiến sĩ áo trắng" luôn sẵn sàng trên mặt trận chiến đấu chống lại dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao quý là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Tình Lê
Sự việc đã xảy ra khi bảo tàng Singer Laren đang tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.
" alt="Bức tranh đầy xúc cảm ngợi ca 'các chiến binh áo trắng'"/>Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Moreirense, 02h30 ngày 19/4: Không được phép sẩy chân
Phát biểu tại hội nghị, PGS. TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) khẳng định: “Việt Nam đã vinh dự 2 lần được trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003. Tính đến nay, Việt Nam có gần 7 vạn DSVH PVT được kiểm kê; trong đó có 534 di sản cấp quốc gia, 15 di sản được UNESCO ghi danh, 1.881 nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú. DSVH PVT có sự đóng góp giá trị tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và cho đất nước”.
Đánh giá về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2023, ông Doãn Sinh Nam, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VHTTDL tỉnh Nam Định) cho biết, Nam Định hiện có gần 200 bản hội, hàng trăm thanh đồng và cung văn, hầu dâng, cùng với nhiều con nhang đệ tử khác đang là những chủ thể nắm giữ di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn.
Tỉnh Nam Định có 12 nghệ nhân được phong tặng trong lĩnh vực Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, trong đó có 1 nghệ nhân nhân dân và 5 nghệ nhân ưu tú. Bên cạnh những thuận lợi, tình trạng thương mại hóa các nghi lễ, lễ hội vẫn xuất hiện ở một số nơi; hiện tượng đốt vàng mã quá mức vẫn diễn ra ở các đền phủ. Lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản tại các địa phương còn ít, chưa đồng đều; các chủ thể nắm giữ văn hóa, được coi là báu vật sống thì phần lớn đã cao tuổi nên việc tư liệu hóa, truyền dạy gặp nhiều khó khăn.
TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia khẳng định với nỗ lực không ngừng, trách nhiệm và tình yêu di sản văn hóa phi vật thể; thông qua tăng cường thực hiện và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO; đồng thời đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
Tại sự kiện, các chuyên gia, nhà quản lý, nghệ nhân cũng chia sẻ những tồn tại và kiến nghị giải pháp nhằm phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Đại diện Sở Văn hoá Thể thao TP.HCM chia sẻ, đây là loại hình tín ngưỡng khá mới mẻ với người dân TP.HCM. Trong công tác quản lý nhà nước, TP.HCM cũng còn lúng túng đối với trường hợp cá nhân đăng ký hoạt động tín ngưỡng “thờ Mẫu hầu đồng” tại gia.
Sau sự kiện, Cục Di sản Văn hoá đã sắp xếp cho các thanh đồng thực hành di sản tại Khu di tích Phủ Dầy và Phủ Quảng Cung.
Công ước về Bảo vệ DSVH PVT được UNESCO thông qua năm 2003 (Công ước 2003). Ngày 5/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này. Công ước 2003 quy định các nội dung như: Xác định các biểu hiện văn hóa là DSVH PVT; phân loại DSVH PVT; vai trò, sự tham gia của cộng đồng chủ thể và các quốc gia vào hoạt động bảo vệ DSVH PVT; kiểm kê DSVH PVT; các danh sách và việc ghi danh di sản văn hóa vào các danh sách, các báo cáo, bảo vệ DSVH PVT ở cấp quốc gia và quốc tế… |
20 năm nhìn lại việc thực hiện công ước bảo vệ di sản phi vật thể của UNESCO
Vừa tốt nghiệp đại học hồi tháng 5 năm nay, Bai Shu đặt mục tiêu trúng tuyển vào một ngân hàng hàng đầu ở Trung Quốc. Tự tin rằng mình sẽ được nhận, cô đã bị sốc khi biết mình bị từ chối. Lý do mà ngân hàng đưa ra là: cô là một ENTJ, hay còn được gọi là “người chỉ huy”, một trong 16 loại tính cách được mô tả bởi bài trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs Type Indicator (MBTI).
Thời gian qua, MBTI xuất hiện ngày càng nhiều trong các lĩnh vực của xã hội Trung Quốc, từ tuyển dụng cho đến tiêu dùng. Bài trắc nghiệm nổi tiếng này từng được 2 mẹ con người Mỹ Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers công bố vào năm 1962.
Rõ ràng, với nhiều người, bài trắc nghiệm này không còn là những câu hỏi vui về tính cách nữa, mà là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá một người.
Đối với Bai, việc trở thành một ENTJ khiến cô được dự đoán là quyết đoán và nghiêm khắc hơn ở nơi làm việc, theo hồ sơ về tính cách của “người chỉ huy” trên trang web trắc nghiệm MBTI phổ biến nhất Trung Quốc.
Phần mô tả kiểu tính cách này viết: “’Người chỉ huy’ gặp khó khăn khi làm việc ở các vị trí cấp dưới. Họ cần có sự quản lý tích cực để đảm bảo sự hài lòng và gắn kết của những người này”.
Sau khi bị từ chối, Bai, 23 tuổi, ngay lập tức rút tất cả hồ sơ xin việc đã điền loại tính cách của mình. Từ đó, cô cũng tránh nộp đơn vào những công ty yêu cầu kiểm tra tính cách như MBTI.
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên thực hiện các bài kiểm tra tính cách hoặc tiết lộ kết quả MBTI của mình.
Giám đốc điều hành một công ty nhỏ có trụ sở tại Thiên Tân chia sẻ với tờ Sixth Tone rằng cô thường hỏi các ứng viên về kết quả MBTI của họ như một cách để tìm hiểu họ nhanh hơn chứ không phải là cách để sàng lọc họ.
“Tôi biết nhiều nhà tuyển dụng đang sàng lọc những người được phỏng vấn bằng các bài kiểm tra tính cách khác nhau. Nhưng tôi không nghĩ điều đó đáng tin cậy bởi vì họ có thể cố tình thay đổi câu trả lời của mình” - CEO giấu tên này cho biết. Cô cũng nói thêm rằng sự khác biệt giữa bảng câu hỏi MBTI bằng tiếng Anh và tiếng Trung cũng có thể mang lại kết quả khác nhau.
Sự phổ biến của MBTI còn vượt ra ngoài chốn công sở. Các “hashtag” và video trực tuyến liên quan đến MBTI đã thu hút hàng triệu lượt xem trong vài tháng gần đây.
Cư dân mạng cũng suy đoán về kiểu MBTI của những người nổi tiếng và nhân vật trong các chương trình truyền hình nổi tiếng. Trên các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Intelcupid, người trẻ độc thân thường thích giới thiệu về MBTI của mình.
Nắm bắt xu hướng, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tung ra các sản phẩm liên quan đến MBTI. Chúng thường xuất hiện trong danh sách các sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên Taobao.
Một số công ty đang thu lợi “khủng” bằng cách cung cấp bài kiểm tra MBTI “nâng cao” có giá 59 nhân dân tệ (gần 200 nghìn đồng). Chỉ trong vòng 1 tháng, họ đã có khoảng 20.000 khách hàng.
Người Trung Quốc cũng sử dụng MBTI như một cách giúp họ quyết định nhóm nghề nghiệp nào phù hợp với mình. CEO công ty có trụ sở tại Thiên Tân cho rằng đây mới chính là mục đích hữu ích của MBTI - một công cụ để tự nhận thức.
Cô cho rằng, việc thay đổi một ai đó gần như là không thể, nhưng MBTI sẽ đưa ra một gợi ý để thích nghi với tính cách của người đó.
Kiểm đồ và lập danh sách cần mua
Có một “lỗi” chị em hay mắc phải khi đi mua sắm là không lên danh sách, đi mua sắm theo sở thích, thấy đồ gì vừa mắt thì mua. Điều này dẫn đến tình trạng mua thừa, mua những đồ không dùng đến.
Trước khi đi mua sắm, bạn nên kiểm lại đồ trong gia đình, xem đồ gì có thể tái sử dụng từ năm trước như hộp đựng bánh mứt, đồ trang trí…Sau đó lập danh sách các thứ cần mua, khi đi mua sắm chỉ tập trung vào danh sách này. Vừa đỡ mất thời gian, lại tránh sa đà mua những thứ không cần thiết.
![]() |
Lên kế hoạch mua sắm chi tiết, tái sử dụng đồ từ năm ngoái (khay đựng bánh kẹo, đồ trang trí) sẽ giúp chị em tránh được tình trạng mua quá tay, mua những thứ không cần thiết. |
Tranh thủ mua sắm sớm
Còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán nhưng nhiều chị em đã bắt đầu mua sắm thực phẩm, bánh kẹo và các hàng gia dụng cho Tết. Đây là một quyết định thông minh, bởi ai cũng biết rằng càng sát Tết, giá các loại mặt hàng càng tăng chóng mặt.
Chị Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết chị đã mua đủ bánh kẹo, đồ uống và quà cáp biếu hai bên nội ngoại. Còn các đồ khó bảo quản thì chị đã đặt hàng, đến sát Tết nhà hàng sẽ giao tận nhà.
“Giờ hàng Tết đã bày bán nhiều nhưng siêu thị, cửa hàng còn vắng khách nên tiếp đón mình chu đáo. Đi mua vừa nhàn, không phải chen chúc, vừa được đồ ngon, giá ổn định. Sát Tết thường sẽ bị tăng giá, vừa phải chen lấn mệt mỏi.
“Săn” khuyến mại nhưng đừng quá đà
Cận Tết, hầu hết các siêu thị đều đưa ra chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà. Đây là dịp tốt để chị em mua sắm tiết kiệm khi các sản phẩm giảm giá. Tuy nhiên, chị em rất dễ bị ham đồ rẻ, đồ tặng kèm mà mua sắm quá tay.
Mẹo cho các chị em khi đi siêu thị là lên danh sách các đồ cần mua, lên số lượng cụ thể. Khi bị “hút” mắt bởi các sản phẩm khuyến mại, chị em nên tỉnh táo “cân đong đo đếm” xem thực tế khuyến mại trị giá bao nhiêu, có sử dụng được hay không.
“Có lần mình cố lấy 2 thỏi son để được tặng kèm một chiếc túi đeo nhỏ. Về thì thấy chiếc túi không sử dụng được vào việc gì cả, son thì phải tặng bớt 1 thỏi vì sợ không dùng kịp hạn sử dụng. Để được tham gia bốc thăm trúng thưởng của một nhãn hàng, mình cố lấy đủ hóa đơn trị giá 500 ngàn, nhưng về nhà một số sản phẩm không dùng đến, phiếu bốc thăm không trúng gì cả. Khuyến mại hóa ra lại tốn kém hơn”, một độc giả chia sẻ về trải nghiệm “săn” hàng khuyến mại.
So sánh giá trước khi mua
Mua sắm sớm cũng đồng nghĩa với việc bạn có nhiều thời gian để lựa chọn. Thay vì đến siêu thị, nhặt toàn bộ các thứ bạn cần vào giỏ rồi ra quầy thanh toán. Bạn nên lên danh sách các thứ cần mua, sau đó lên internet tìm kiếm các cửa hàng bán sản phẩm đó, so sánh để chọn nơi bán giá tốt nhất. Mỗi thứ bớt một chút bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.
Việc chọn lựa nơi mua trước qua internet cũng giúp bạn tiết kiệm được thời gian. Bạn cũng có thể đặt hàng để họ giao đến tận nhà để đỡ mất công di chuyển. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý nên mua hàng ở các trang mạng, cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Đơn giản hóa Tết
Tết là dịp để gia đình quây quần, sum họp chứ không phải là dịp để trưng diện, “ăn chơi thả ga”. Nên mua sắm vừa đủ, đúng nhu cầu. Tránh tình trạng “muốn diện” dịp Tết mà sẵn sàng chi bất cứ giá nào để có sản phẩm đó.
Nếu bạn muốn sửa sang nhà cửa hay mua sắm các vật dụng đắt tiền thì nên mua trước Tết khoảng nửa tháng trở lên. Mua sớm bạn vừa được phục vụ chu đáo mà giá thành ổn định.
“29 Tết năm ngoái bố mình mới quyết định lắp bình nóng lạnh. Giá bình không đổi nhưng siêu thị không khuyến mại lắp đặt như mọi ngày vì không đủ nhân viên. Thế là phải gọi thợ ngoài đến lắp mất 4 trăm ngàn, đắt gấp đôi bình thường vì là 29 Tết”, chị Yến (Mỹ Đình, HN) chia sẻ.
Kim Minh
" alt="Mẹo mua sắm siêu tiết kiệm cho Tết Nguyên Đán"/>