Còn với thị trường biệt thự/nhà phố tại đô thị lớn nhất nước, nguồn cung sơ cấp nhà ở xây sẵn tăng lên khoảng 800 căn, trong đó nguồn cung mới chiếm 75%, hơn 68% trong số đó đến từ TP.Thủ Đức. Nguồn cung đất nền tăng lên hơn 270 nền, với quá nửa số nền đến từ một dự án ở huyện Nhà Bè.
Lượng giao dịch biệt thự/nhà phố đạt gần 390 căn, tăng 4% theo quý và năm. Tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ cũng chỉ là 49%. Theo đánh giá, tỷ lệ hấp thụ thấp là do nguồn cung sơ cấp đắt đỏ với lượng người mua hạn hẹp đang gặp khó khăn do hạn chế tín dụng và lãi suất cao. Từ đây, nhu cầu mua bán đang dịch chuyển sang các thị trường lân cận, nơi chào hàng các sản phẩm nhà giá rẻ hơn so với tại TP.HCM. Hiện các tỉnh lân cận đạt tỷ lệ hấp thụ biệt thự/nhà phố lên đến 72%.
Theo Savills, trong quý IV/2022, dự kiến sẽ có hơn 3.600 căn/lô được mở bán. Nguồn cung dự đoán sẽ phân tán trên 13 quận/huyện, tập trung nhiều nhất vẫn là ở TP.Thủ Đức (41%), huyện Bình Chánh (23%) và quận Bình Tân (10%).
Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam – ông Troy Griffiths nhận định, mức thanh khoản thấp ở TP.HCM đã và đang tạo cơ hội cho bất động sản liền thổ ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai- nơi giá thành đang ở mức rẻ hơn.
Báo cáo của Savills cũng cho biết, tính đến ngày 28/9, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 11% so với cuối năm 2021, điều này có nghĩa là tăng trưởng tín dụng của 3 tháng cuối năm chỉ còn hơn 3% trong tổng hạn mức tăng trưởng 14% của năm 2022. NHNN hiện chủ trương ưu tiên giải ngân tín dụng vào các ngành sản xuất và kinh doanh hơn các lĩnh vực “rủi ro” như bất động sản. Các NHTM do đó sẽ thắt chặt xét duyệt hồ sơ của người vay với mục đích mua nhà, dẫn đến khả năng chi trả của người mua bị ảnh hưởng đáng kể.
“Vay mua nhà của cá nhân chiếm 2/3 tín dụng vào bất động sản, nên khi tín dụng bị kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến lượng giao dịch của bất động sản liền thổ và tính thanh khoản được dự đoán sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian còn lại của năm 2022”, báo cáo nêu.
Ngày 26/1/2021, Ban tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2020 đã công bố 18 sản phẩm vòng Chung khảo cuộc thi này.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Hội khuyến học Việt Nam khởi xướng từ năm 2005, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Báo Dân trí đồng tổ chức. Đánh dấu chặng đường 16 năm phát triển, với chủ đề “Sức mạnh chuyển đổi Số”, nhằm tìm kiếm ngày càng nhiều sản phẩm góp phần thiết thực cho mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, đồng thời đưa các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn, giúp giải quyết nhiều vấn đề cấp bách như dịch bệnh, thiên tai, môi trường… giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2020 đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, công ty công nghệ, các startup và sinh viên, thí sinh đã dự thi những năm trước tiếp tục tham gia. Đặc biệt, giải thưởng cũng thu hút được sự quan tâm và gửi sản phẩm dự thi từ nhiều Việt kiều tại các nước: Úc, NewZealand, Đức, Mỹ.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2020 lĩnh vực Công nghệ thông tin có: 282 sản phẩm dự thi. Trong đó, 176 sản phẩm dự thi hệ thống Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp và Chuyển đổi số triển vọng, 106 sản phẩm dự thi hệ thống Sản phẩm CNTT Thành công
Đánh giá chung về sản phẩm dự thi năm nay, ông Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo cho biết: mặc dù số lượng dự thi năm 2020 không cao như các năm trước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng chất lượng sản phẩm khá tốt, nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và khả năng ứng dụng vào thực tế tốt. Với chất lượng như vậy, năm nay nhiều sản phẩm có cơ hội đạt giải cao.
Năm 2020, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, sản phẩm dự thi được rút gọn thành 2 hệ thống: Sản phẩm CNTT Thành công và sản phẩm CNTT Khởi nghiệp và Chuyển đổi số triển vọng. Bám sát chủ đề “Sức mạnh chuyển đổi Số” và yêu cầu phát triển sản phẩm chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, các sản phẩm dự thi năm nay đều ứng dụng công nghệ IoT, BigData, Blockchain,… để tạo ra những sản phẩm dịch vụ số, giải pháp số phong phú, trải dài ở nhiều lĩnh vực: giáo dục, y tế, nông nghiệp, hành chính công, thành phố thông minh,… Trong đó, nhiều sản phẩm có thể góp phần thiết thực vào việc hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
Hệ thống sản phẩm CNTT Thành công năm 2020 thu hút được sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp có những sản phẩm uy tín, tạo được chỗ đứng nhất định trong thị trường CNTT, được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn và đạt được những thành công bước đầu đáng ghi nhận.
Hệ thống sản phẩm CNTT Khởi nghiệp và Chuyển đổi số triển vọng vẫn là một hệ thống nhận được số lượng bài dự thi cao hơn, với sự tham gia của nhiều startup, các tác giả và nhóm tác giả trẻ cùng nhiều sản phẩm CNTT mới với tính sáng tạo cao. Điều này chứng tỏ Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ, là nơi thể hiện khát vọng tuổi trẻ muốn chinh phục công nghệ và khẳng định tài năng công nghệ, khát khao được cống hiến và phát triển các sản phẩm ứng dụng vào đời sống cho mỗi người dân Việt Nam.
TK
“Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về Chất lượng dịch vụ điện toán đám mây”, là hạng mục giải thưởng mới của chương trình bình chọn danh hiệu “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu” năm 2021.
" alt=""/>Nhiều sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt hướng dến mục tiêu chuyển đổi sốTS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định, tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái không chỉ có ý nghĩa đối với cực tăng trưởng Quảng Ninh mà còn kết nối 3 cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất khu vực miền Bắc là Lào Cai, Hữu Nghị và Móng Cái. Điều này góp phần giúp Quảng Ninh có cơ hội trở thành điểm trung chuyển chiến lược trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc, khu vực hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy liên kết vùng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.
Không chỉ có lợi thế về hạ tầng, tiềm năng của Móng Cái còn đến từ vị trí chiến lược và tầm nhìn quy hoạch. Thành phố ven biển này được coi là “cửa ngõ mở ra thế giới” khi nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược, điểm hội tụ, cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng giữa các tỉnh Việt Nam và các tỉnh duyên hải Nam Trung Quốc, đồng thời là cầu nối trực tiếp trong thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á… Móng Cái được định hướng phát triển trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, cảng biển trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh.
Theo thống kê của Phòng Văn Hóa - Thông tin TP. Móng Cái, kỳ nghỉ lễ 30/4 năm 2023, địa phương đã đón hàng trăm nghìn lượt du khách, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái cho biết đây chính là một trong những động lực lớn cho sự bứt phá của TP. Móng Cái trong tương lai gần, với mong muốn thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Ông lớn BĐS đua nhau đón tiềm năng bứt phá của Móng Cái
Nhờ hạ tầng, giao thông, vị trí chiến lược cùng tầm nhìn quy hoạch, Móng Cái đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư ở nhiều lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, bất động sản.
Sức hút của thành phố cận biên, sát biển đã khiến đông đảo các ông lớn ngành địa ốc như Vingroup, Sungroup, Ecopark, Vinaconex,... nghiên cứu và rót vốn đầu tư để xây dựng các dự án BĐS quy mô lớn, đồng bộ. Đặc biệt, dự án Vinhomes Golden Avenue tọa lạc tại cầu Bắc Luân 2, phường Hải Hòa, TP. Móng Cái đang là dự án nhà ở quy mô bậc nhất được đầu tư vào Móng Cái.
Đáng nói, dự án Vinhomes Golden Avenue là đô thị toạ lạc ở vị trí cửa khẩu đầu tiên nằm sát cửa khẩu Bắc Luân 2, thuận lợi cho việc kinh doanh tại cửa khẩu sầm uất bậc nhất. Dự án cũng được phát triển theo mô hình quy hoạch chưa từng có tại địa phương, kết hợp môi trường ở và kinh doanh mở ra các tiềm năng đầu tư, khai thác bền vững với đa dạng lĩnh vực kinh doanh phục vụ nhu cầu dịch vụ, du lịch tại địa phương như thời trang, bán lẻ, ẩm thực, lưu trú…
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên có một khu đô thị hiện đại với quy hoạch đồng bộ và tiện ích đẳng cấp được Vinhomes đầu tư và phát triển tại Móng Cái, phục vụ cư dân sẵn sàng về ở hoặc vận hành kinh doanh ngay. Nhân tố này mang đến “kiềng ba chân” vững chắc về pháp lý- tiến độ - vận hành, sổ đỏ vĩnh viễn cho các nhà đầu tư dự án Vinhomes Golden Avenue.
Dự án Vinhomes Golden Avenue được dự báo sẽ trở thành cơn sốt đầu tư của miền Bắc, bởi Móng Cái là mũi nhọn phát triển của nền kinh tế cửa khẩu sầm uất không chỉ cho tỉnh Quảng Ninh mà còn mang tầm quốc gia, quốc tế.
Thế Định
" alt=""/>Những ‘lực đẩy thép’ khiến bất động sản Móng Cái bứt tốc