Nhận định

Người mẹ phía sau MC người Nga điển trai ở VTV4

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-07 07:26:06 我要评论(0)

Được biết đến với vai trò MC tiếng Nga trên VTV4,ườimẹphíasauMCngườiNgađiểntraiởlich bong da anh cuộlich bong da anhlich bong da anh、、

Được biết đến với vai trò MC tiếng Nga trên VTV4,ườimẹphíasauMCngườiNgađiểntraiởlich bong da anh cuộc sống của chàng trai Daniel Shulyndin luôn giành được sự quan tâm từ khán giả. Thế nhưng ít ai biết về gia thế của anh.

10X Nga được mệnh danh là thiên thần mới của làng mẫu

Cô chủ khách sạn công khai tình cảm với Bùi Tiến Dũng U23 Việt Nam

Cuộc sống sang chảnh của hot girl 'ngủ gật' tuổi 19

MC điển trai người Nga bất ngờ về nước, không hẹn ngày quay lại VTV

Từ ngày xuất hiện với vai trò MC trên bản tin tiếng Nga của VTV4, cuộc sống của chàng trai Daniel Shulyndin - tên tiếng Việt là Hoàng Thiên Minh (SN 1996) luôn giành được sự quan tâm từ khán giả. Thế nhưng ít ai biết về gia thế của nam MC điển trai này.

{ keywords}
Daniel lịch lãm trong vai trò MC của bản tin thời sự tiếng Nga trên VTV4

Trong nhiều chia sẻ với báo chí, Daniel chỉ nói mình có bố là người Nga và mẹ là người Việt Nam. Bố mẹ anh sinh được bốn người con. 

Mới đây, chia sẻ với VietNamNet, Daniel tiết lộ, mẹ chính là người dẫn dắt và đào tạo anh trở thành MC của bản tin tiếng Nga.

Theo chàng trai sinh năm 1996, mẹ anh nhà báo Hoàng Hoa (SN 1965). Bà từng là trưởng nhóm tiếng Nga trên VTV4.

{ keywords}
Daniel chụp ảnh cùng mẹ ở hậu trường bản tin tiếng Nga

Khi còn là học sinh lớp 11, Daniel đã tham gia đọc lồng tiếng cho các bản tin, phóng sự tiếng Nga.

"Việc tôi trở thành MC là có công lớn của mẹ. Tôi không giấu giếm điều đó. Mẹ dạy tôi phong cách thể hiện tin, cách dẫn dắt, móc nối..., làm sao để phù hợp với văn hóa Nga.

Tuy nhiên, mẹ là người rất minh bạch trong công việc. Nếu tôi không có giọng đọc tốt chắc chắn không bao giờ mẹ nhận vào làm.

Một thời gian, tôi hay tới đọc tin trễ, mẹ đã chấm dứt công việc với tôi. Mẹ muốn tôi rút ra bài học cho bản thân, dù đến đâu làm cũng phải giữ thái độ nghiêm túc, tôn trọng êkíp sản xuất và đồng nghiệp", Daniel kể.

Vẫn theo lời Daniel, ở cơ quan mẹ anh luôn thể hiện rõ vai trò của người làm quản lý nhưng khi về nhà, bà là người mẹ tốt bụng, yêu các con hết lòng. Đặc biệt, bà thích giúp đỡ mọi người xung quanh.

"Tôi có một chị, một em gái và một em trai. Mẹ giáo dục chúng tôi bằng lòng nhân ái và sự vị tha, đôi khi bà hơi nóng tính. Dẫu vậy, trong mắt tôi, mẹ rất dịu dàng, nhân hậu và là người tốt nhất trên đời.

Với các con, mẹ tôi không nghiêm khắc nhưng thích các con nghe lời. Chị em tôi cũng rất yêu mẹ.

Mỗi khi các con làm sai hay mắc lỗi mẹ không la lối, mắng mỏ mà dùng chính trái tim mình để giáo dục con", nam MC nhắc đến mẹ bằng lời lẽ chan chứa tình cảm.

{ keywords}
Daniel bên mẹ và các chị em 

Cũng theo Daniel, mẹ anh luôn muốn các con hiểu biết cả hai nền văn hóa Việt - Nga. Bởi vậy, ngay từ nhỏ, bà thường xuyên khuyến khích con sử dụng tiếng Việt khi ở nhà.

"Từ bé chúng tôi đã được nghe và hiểu tiếng Việt. Tất nhiên, mẹ là cô giáo dạy chúng tôi. Tôi cũng tự học và giao tiếp nhiều với những người bạn Việt Nam để vốn từ thêm phong phú.

Tôi còn biết một số từ tiếng Việt mà chính mẹ cũng ít sử dụng đến", Daniel mỉm cười bộc bạch.

{ keywords}
Daniel có khá nhiều nét giống mẹ

Song song với việc dạy văn hóa Việt Nam, lúc rảnh rỗi, gia đình bên ngoại của Daniel thường kể cho các cháu nhiều về lịch sử Việt Nam. 

"Tôi tự hào vì mình có một nửa dòng máu Việt. Có lẽ điều đó khiến tôi thêm gắn bó, yêu mến con người nơi đây", chàng trai sinh năm 1996 nhớ lại.

Chàng trai người Nga cho hay, trong thời gian sống ở Hà Nội, mẹ anh hay đưa các con đi tham quan nhiều di tích lịch sử, danh thắng. Anh cũng từng được mẹ đưa về thăm quê ngoại ở Huế, để hiểu hơn về gốc gác của mình.

Ngoài ra, Daniel đã được đặt chân đến Tràng An, Bái Đính (Ninh Bình), Đền Hùng (Phú Thọ), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)...

{ keywords}
Daniel chia sẻ, mẹ là người sống tình cảm, yêu thương các con vô bờ

Nhắc đến sự nổi tiếng của mình chỉ sau một đêm, nam MC cho biết, anh khá bất ngờ. Vì trong suy nghĩ, anh cho rằng, không nhiều người Việt xem bản tin tiếng Nga, đặc biệt là giới trẻ.

{ keywords}
Mẹ con Daniel cùng đồng nghiệp ở VTV

Tham gia cộng tác ở đài truyền hình từ ngày còn học cấp 3 nhưng khi tốt nghiệp, Daniel quyết định vào Nha Trang làm đủ mọi việc từ lao động chân tay đến quản lý khoảng 2 năm để lấy kinh nghiệm. Sau đó anh ra Hà Nội và tiếp tục công việc tại VTV4 với vai trò MC.

Daniel giải thích, thanh niên Nga đến 18 tuổi đều sống tự lập, vì vậy anh không học đại học mà đi làm luôn.

{ keywords}
Trong mắt Daniel, mẹ là người rất đỗi dịu dàng, nhân hậu

"Thời gian trong Nha Trang, tôi làm nhân viên pha chế cà phê, quản lý khách sạn và quán bar, ngoài ra, còn làm phiên dịch nữa. Mẹ không ở gần nhưng hàng ngày đều gọi điện, trò chuyện và động viên tôi. 

Một tháng đầu khi bắt đầu tự lập, tôi cũng gặp nhiều khó khăn nhưng dần dần mọi thứ cũng đi vào quỹ đạo. Tôi nghĩ, qua những trải nghiệm, va vấp đó, bản thân mình mới trưởng thành được. Mỗi bước đường tôi đi, đều có bóng dáng mẹ bên cạnh. 

Khoảng tháng 4/2018 tôi xin nghỉ phép ở VTV, vào Nha Trang giúp người bạn một số công việc ở trang trại chăn nuôi đà điểu", Daniel nói.

Nam MC cho biết, mỗi khi nhắc đến mẹ, lòng anh có rất nhiều cảm xúc đặc biệt. "Thi thoảng, giữa hai mẹ con cũng xảy ra bất đồng quan điểm. Nhưng giờ tôi hiểu, mẹ chỉ muốn dành cho mình những điều tốt nhất.

Tôi nghĩ mình nói hàng nghìn câu "Con yêu mẹ" cũng không diễn tả được tình cảm dành cho bà" - Daniel xúc động nói.

Hiện tại Daniel và gia đình đã về Nga sống, điều này khiến nhiều khán giả yêu mến nam MC hụt hẫng. Tuy nhiên, Daniel tiết lộ mình sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa để tiếp tục dự định còn dang dở.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

MC điển trai người Nga bất ngờ về nước, không hẹn ngày quay lại VTV

MC điển trai người Nga bất ngờ về nước, không hẹn ngày quay lại VTV

Nam MC điển trai của bản tin tiếng Nga trên VTV4 cho biết, anh về nước giải quyết việc gia đình và chưa biết khi nào mới tiếp tục công việc ở đài truyền hình.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

2 tháng sau, thầy Cần xuất viện quay lại trường làm việc, nhưng chưa thể đứng lớp vì sức khỏe còn yếu. Lúc này, nhà trường chuyển thầy lên phòng giáo vụ phụ trách công việc giấy tờ. 6 tháng làm tại đây, cũng là thời gian thầy Cần tập trung cao độ luyện viết bằng tay trái để chuẩn bị quay lại bục giảng.

Ký ức của học trò về thầy  

Đầu năm 1992, thầy Cần được phân công dạy môn Địa lý thế giới. "Buổi lên lớp đầu tiên, tôi tràn đầy tự tin viết trôi chảy lên bảng bằng tay trái", ông chia sẻ. Năm học tiếp theo, thầy Cần được phân dạy tiếng Trung (môn Văn). Đến năm 2011, thầy Cần chuyển sang dạy Lịch sử đến nay.

Sau này, trong ký ức nhiều thế hệ học sinh đều công nhận chữ thầy Cần viết bảng bằng tay trái đẹp. Cảnh Tây Huy, cựu học sinh Trường Trung học số 3 huyện Hiến, cho biết: "Mỗi lần đi qua phòng chờ giáo viên, em đều thấy thầy Cần luyện viết thư pháp với sự tập trung cao độ. Mặc dù viết bằng tay trái, nhưng nét chữ của thầy rất đều đặn và dứt khoát".

368792917 876624390353927 6526740996891022662 n 1.jpg
Hơn 30 năm đứng lớp, thầy Cần viết bảng bằng tay trái. Ảnh: The Paper

Khi nhận xét về thầy Cần, một cựu học sinh khác bày tỏ: "Thầy Cần nghiêm túc, tận tâm và có trách nhiệm trong giảng dạy. Thầy vui tính nên không khí lớp học luôn sôi nổi".

Học sinh khác chia sẻ: "Trong tiết học của thầy Cần luôn có những quy định riêng. Ngày nào có tiết trống, em thường đến lớp thầy để nghe giảng. Em ngưỡng mộ vì khối lượng kiến thức phong phú và uyên thâm của thầy".

30 năm đi dạy, mới nghỉ phép 3 lần

Với thầy Cần được đứng trên bục giảng là vinh dự lớn. Chia sẻ về điều đã trải qua, ông nói: "Tôi chưa bao giờ cảm thấy khó khăn trong sự nghiệp. Dạy học là niềm đam mê lớn nhất của tôi". 

Ông Vương - đồng nghiệp gần 20 năm làm việc cùng nhận xét thầy Cần rất chăm chỉ, chưa ngày nào là không có mặt ở trường: "Từng gặp tai nạn giao thông ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thời tiết thay đổi thầy Cần sẽ mệt mỏi và đau đớn, nhưng vẫn đi dạy".

Đại diện ban giám hiệu bày tỏ: "Thầy Cần luôn vui vẻ và quan tâm các đồng nghiệp trong trường. Trải qua hơn 30 năm công tác đến nay, thầy mới xin nghỉ phép 3 lần. Trong đó, lần 1 thầy Cần nghỉ kết hôn, lần 2 gia đình có hỷ sự và lần 3 là gia đình có tang".

06ae7e9f7cd591b47973318cef5ddb43.jpeg
Nhiều thế hệ học sinh bày tỏ sự quý mến và kính trọng thầy Cần. Ảnh: The Paper

Thầy Cần nhớ lại, khi còn là giáo viên chủ nhiệm, 6h học sinh bắt đầu tập thể dục và 22h về ký túc xá. Thời gian này, thầy luôn có mặt ở trường đồng hành cùng học sinh trong mọi hoạt động.

"Khi tôi mới bắt đầu đi dạy, máy tính chưa phổ biến vào mùa thi cả lớp 30-40 em đến nhà tôi để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học. Lần lượt từng em đi vào căn phòng nhỏ, tràn ngập tiếng cười nói", thầy Cần kể lại kỷ niệm.

Ở tuổi 53, thầy Cần không còn làm giáo viên chủ nhiệm. Hiện tại, nhiệm vụ chính của thầy là phụ trách dạy Lịch sử 3 lớp: "Hàng ngày, ngoài việc dạy kiến thức cơ bản, tôi còn giải đáp thắc mắc của học sinh trong quá trình làm đề ôn tập. Tôi luôn động viên các em cố gắng đạt điểm cao môn Lịch sử trong kỳ thi đại học".

'Tinh thần của thầy là ngọn hải đăng'

Trong sự nghiệp giảng dạy hơn 30 năm, thầy Cần được nhiều thế hệ học sinh kính trọng và yêu quý. Nhiều cựu học sinh đã ra trường vẫn tìm thầy để trò chuyện mỗi khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống. Dù bận rộn, nhưng thầy vẫn dành thời gian lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho học sinh.

Bằng kinh nghiệm của bản thân đúc kết, thầy luôn khuyên học sinh kiên trì: "Dù cuộc sống thế nào, các em phải chiến đấu đến cùng, không được khuất phục trước bản thân".

"Lần gần nhất tôi gặp thầy là dịp hè. Ngoại hình thầy không thay đổi nhiều, nhưng thời gian trôi qua tóc thầy đã bạc. Trong quá trình nói chuyện, thầy không ngừng nhắc tôi phải luôn kiên trì", cựu học sinh Cảnh Tây Huy chia sẻ.

"Tinh thần và hành động của thầy Cần là nguồn động viên cho các đồng nghiệp và có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Nhiều thế hệ học trò bày tỏ sự kính trọng thầy Cần. Tinh thần của thầy là ngọn hải đăng để các em vươn lên tiến về phía trước", bà Lưu Hân Khảm - Hiệu trưởng Trường Trung học số 3 huyện Hiến, bày tỏ.

Trong những năm công tác, thầy Cần đạt được một số danh hiệu sau: Top 10 nhà giáo tiêu biểu của TP, Giáo viên luyện thi giỏi, Nhà giáo mẫu mực về đạo đức Bằng khen lao động hạng ba... Năm học 2004, lớp thầy Cần chủ nhiệm được Ủy ban Giáo dục TP Thương Châu tặng bằng khen Lớp học kiểu mẫu tiêu biểu của TP.

"Tôi không may vì mất đi một cánh tay, nhưng đổi lại tôi có nhiều thế hệ học sinh giỏi", thầy Cần bộc bạch. Thầy cho biết còn 7 năm nữa về hưu: "Tôi sẽ trân trọng khoảng thời gian còn đứng trên bục giảng và để lại dòng chữ đẹp nhất trên bảng đen viết bằng tay trái".

Theo The Paper

" alt="Mất tay phải trong tai nạn, thầy giáo luyện viết tay trái để đứng lớp hơn 30 năm" width="90" height="59"/>

Mất tay phải trong tai nạn, thầy giáo luyện viết tay trái để đứng lớp hơn 30 năm

Nhà trường cho biết thêm, vị trí này không phải là người gác cổng như mọi người thường hiểu. Nhân viên bảo vệ của học viện đảm nhận công việc hành chính dịch vụ và quản lý an toàn chung: An ninh trường học; Xây dựng kế hoạch giáo dục an ninh pháp luật; Quản lý đăng ký hộ khẩu, xuất nhập cảnh, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông...

001-viec-lam.png
Thông báo tuyển dụng nhân sự năm học 2023-2024 của Học viện Kỹ thuật và Dạy nghề Thông tin Tứ Xuyên, đối với vị trí nhân viên bảo vệ. Ảnh: Sina

Đây không phải trường đầu tiên đưa ra yêu cầu này. Tháng 1/2023, Đại học Dược Trung Quốc thông báo tuyển dụng nhân viên bảo vệ trình độ thạc sĩ. Trường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp năm 2022, 2023 có chuyên ngành phù hợp.

Đại học Giao thông Thượng Hải cũng tuyển nhân viên bảo vệ có bằng thạc sĩ trở lên. Họ không đảm nhận công tác bảo vệ an ninh trong trường, mà tham gia quản lý hành chính hoặc có chuyên môn sẽ được mời làm giảng viên.

Đại học Chiết Giang cũng yêu cầu tương tự, mức lương dành cho bảo vệ trình độ thạc sĩ là 100.000 NDT/năm (334 triệu đồng). Ứng viên đảm bảo yêu cầu sau: Tiếng Anh CET-6 trở lên (TOEFL 80 hoặc IELTS 5.5 trở lên đều có thể thay thế); Thể lực tốt, chăm chỉ và chịu khó.

Hàng loạt các trường đại học và học viện Trung Quốc ra thông báo tuyển dụng nhân viên bảo vệ trình độ thạc sĩ trở lên thời gian qua. Người dùng mạng xã hội nhận định, vấn đề tìm việc ngày càng khó, ngay cả công nhân vệ sinh cũng được xem là nhân sự 'cao cấp' hiện nay. Cử nhân tốt nghiệp đại học nếu không có thành tích tốt, sau khi ra trường công việc này nhiều người phải 'thèm khát'.

Phần lớn họ cho rằng, giá trị bằng cấp hiện nay không được đánh giá cao. Thạc sĩ, tiến sĩ sau khi ra trường làm nhiều việc không đúng chuyên môn, thậm chí lao động chân tay. 

Bộ phận khác đồng tình với cách tuyển dụng trên. Họ cho rằng, các trường đang tận dụng tối đa nguồn lực thạc sĩ, tiến sĩ khi ra nhập thị trường lao động, tránh tình trạng bằng cấp cao nhưng vẫn thất nghiệp.

Theo Sina

Thị trường việc làm ảm đạm, thạc sĩ làm nghề phân loại rácTình trạng nhiều cử nhân, thạc sĩ không có việc làm phù hợp đang gây ra những vấn đề nhức nhối trong xã hội Trung Quốc." alt="Học viện đưa ra yêu cầu tuyển dụng bảo vệ trình độ thạc sĩ trở lên" width="90" height="59"/>

Học viện đưa ra yêu cầu tuyển dụng bảo vệ trình độ thạc sĩ trở lên