
- Theo đại diện Bộ Tư pháp, đến thời điểm này cơ quan này chưa có ý kiến chính thức, cũng không nhận được văn bản đề nghị chính thức của Bộ Xây dựng hỏi về chuyện hướng dẫn doanh nghiệp thành lập Ban quản trị không thông qua Hội nghị nhà chung cư.>> Bộ Xây dựng ra văn bản ‘cá biệt’ về thành lập ban quản trị chung cư
Đó là thông tin được ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều 29/10.
Tại cuộc họp báo, vị Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết, văn bản 26/BXD-QLN ngày 8/2/2017 là văn bản hành chính cá biệt không phải là văn bản quy phạm pháp luật hoặc chứa quy phạm pháp luật. Bộ Xây dựng trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có chức năng giải đáp, trả lời Công ty CP Đầu tư bất động sản Hapulico (Công ty Hapulico) về quản lý, sử dụng nhà chung cư.
 |
Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) trả lời câu hỏi xung quanh văn bản “cá biệt” của Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban quản trị chung cư Hapulico tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều 29/10. |
“Văn bản này không chứa quy phạm pháp luật, tức là không chứa những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc chung phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật, đối chiếu, xem xét văn bản 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng thấy rằng không chứa quy phạm pháp luật. Vì vậy, văn bản này không thuộc thẩm quyền kiểm tra của Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp” - ông Ba nói.
Trả lời câu hỏi về thông tin Công ty Hapulico và Bộ Xây dựng đã làm việc với ông Pham Văn Dũng là Cục phó cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và được ông Dũng đồng ý, ông Ba cho hay: Đến thời điểm này chúng tôi chưa có ý kiến chính thức, cũng không nhận được văn bản đề nghị chính thức của Bộ Xây dựng hỏi về chuyện hướng dẫn doanh nghiệp thành lập Ban quản trị (BQT) không thông qua Hội nghị nhà chung cư.
Ông Ba cũng thông tin, ông Dũng trước đây từng làm Phó cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nay đã chuyển công tác lên tỉnh Lạng Sơn.
“Khi còn công tác tại Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, đồng chí Dũng được giao kiểm tra các văn bản về kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Tôi là Cục trưởng quản lý cơ quan, chưa bao giờ giao cho đồng chí Dũng việc trả lời hay trao đổi chính thức với Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thành lập BQT nhà chung cư Hapulico” – ông Ba nói.
“Việc hướng dẫn này thuộc phạm vi hướng dẫn của Bộ Xây dựng, văn bản 26/BXD-QLN không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Kể cả có được hỏi ý kiến thì chúng tôi cũng không có văn bản trả lời chính thức. Tôi sẽ cho kiểm tra lại việc này” - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định.
Cũng theo ông Ba, gần đây, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có công văn trả lời công dân trong đó cũng nêu rõ văn bản 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không chứa quy phạm pháp luật. Đồng thời, ông cũng cho biết, nội dung trả lời việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu, bãi miễn thành viên BQT có trích một số điều khoản quy định trong pháp luật hiện hành. Việc trích dẫn như vậy để công dân tham khảo không có chức năng viện dẫn xem xét văn bản của Bộ Xây dựng đúng hay sai
“Việc chung cư tổ chức bầu BQT như cách của chung cư Hapulico là đúng hay sai, vấn đề nay, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng. Bộ này sẽ có trách nhiệm giải đáp hoặc còn vướng trong vấn đề pháp lý thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn” – ông Ba nêu ý kiến.
Trước đó, như VietNamNet thông tin, về việc thành lập BQT tại dự án Khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hapulico Hapulico (số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico làm chủ đầu tư, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 26/BXD-QLN (ngày 8/2/2017). Trong đó, Bộ này cho rằng, đề xuất của chủ đầu tư thay việc tổ chức họp thông qua các quyết định của hội nghị nhà chung cư từ hình thức biểu quyết trực tiếp tại các cuộc họp bằng việc lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư tại dự án để thông qua các quyết định của hội nghị nhà chung cư là “phù hợp”.
Trên cơ sở đó, BQT chung cư Hapulico được thành lập theo hình thức “lấy phiếu ý kiến chủ sở hữu căn hộ” và được UBND quận Thanh Xuân ban hành Quyết định công nhận vào ngày 17/7/2017, với 18 thành viên, trong đó có 6 người là người của chủ đầu tư. Trưởng Ban quản trị là ông Hoàng Tuấn Việt – nhân viên Công ty Hapulico, nhiệm kỳ hoạt động 3 năm.
Tuy nhiên, sau khi BQT chung cư được thành lập và vận hành nhiều cư dân Hapulico cho rằng, BQT được bầu không đúng quy định, hoạt động thiếu trách nhiệm, thành viên BQT là người của chủ đầu tư, không đứng về phía cư dân.
Hồng Khanh

Bộ Xây dựng ra văn bản ‘cá biệt’ về thành lập ban quản trị chung cư
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp khẳng định văn bản số 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng là văn bản hành chính cá biệt, không phải là văn bản quy phạm pháp luật hoặc có chứa quy phạm pháp luật.
" alt="Bộ Tư pháp lên tiếng về văn bản cá biệt của Bộ Xây dựng về Hapulico"/>
Bộ Tư pháp lên tiếng về văn bản cá biệt của Bộ Xây dựng về Hapulico
Hội Toán học Mỹ là hiệp hội Toán học mạnh nhất, nơi tập trung những tinh hoa của nền Toán học thế giới. Từ năm 1992, hằng năm, Hội Toán học Mỹ thường tổ chức một sự kiện khoa học chung với một quốc gia khác như Hội nghị Toán học các nước Châu Mỹ năm 2017, Hội nghị Toán học Mỹ - Trung Quốc năm 2018... nhằm tạo cơ hội chia sẻ các ý tưởng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin về những kết quả nghiên cứu hoặc các hướng đi mới trong các chuyên ngành khác nhau của Toán học.Sau nhiều nỗ lực và trao đổi giữa hai bên với vai trò kết nối quan trọng của GS Ngô Bảo Châu, Hội Toán học Việt Nam và Hội Toán học Mỹ đã thống nhất cùng tổ chức chung Hội nghị Toán học ở Việt Nam. Tên chính thức của Hội nghị là Vietnam - USA Joint Mathematical Meeting.
Đây sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học thảo luận về khả năng hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nền Toán học cũng như nâng cao vai trò của Toán học trong xã hội nói chung, mối quan hệ giữa Toán học và các ngành công nghiệp nói riêng.
 |
Hội Toán học Việt Nam và Hội Toán học Mỹ đã thống nhất cùng tổ chức chung Hội nghị Toán học ở Việt Nam với tên chính thức là Vietnam - USA Joint Mathematical Meeting |
Hội nghị được Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) tổ chức cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Trường ĐH Quy Nhơn từ ngày 10 - 13/6/2019 tại TP Quy Nhơn, Bình Định.
Các thành viên Ban chương trình của hội thảo đều là những nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Trong đó, GS. Ngô Bảo Châu (VIASM và ĐH Chicago, Mỹ) và GS Brian D. Boe (ĐH Georgia, Mỹ) là đồng trưởng ban chương trình.
Về phía ban tổ chức, GS. Ngô Việt Trung - Chủ tịch hội toán học Việt Nam, PGS Lê Minh Hà (Giám đốc điều hành VIASM), PGS. Đỗ Ngọc Mỹ (Hiệu trưởng QNU) và GS. Jean Trần Thanh Vân (Giám đốc Trung tâm ICISE) là đồng trưởng ban. Ngoài ra, 13 tiểu ban của hội thảo cũng có các đồng trưởng tiểu ban cũng là sự kết hợp giữa các nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực Toán học tại Mỹ và Việt Nam.
Để khuyến khích các nhà nghiên cứu trẻ, ban tổ chức cũng dành riêng một phiên trình bày với sự tham gia của gần 30 báo cáo của học viên sau đại học, nghiên cứu sinh, các tiến sĩ trẻ mới bảo vệ ở trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ của Hội nghị Toán học Việt - Mỹ, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và Trường ĐH Quy Nhơn sẽ tổ chức Diễn đàn Toán trong Công nghiệp với sự tham gia của các nhà khoa học nổi tiếng, các doanh nghiệp, nhà quản lý, hoạch định chính sách để cùng nhau trao đổi về hướng đi mới cho toán học Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cách mạng chuyển đổi số.
Đây sẽ là cơ hội để tiếp cận với lĩnh vực mới mẻ này ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của Toán học trong phát triển nhân lực ICT nói riêng và nhu cầu ngày một lớn đối với nhân lực toán ứng dụng trong các ngành công nghiệp nói chung.
Hội thảo Toán học Việt - Mỹ dự kiến sẽ có khoảng 300 nhà Toán học Việt Nam, Mỹ và từ các quốc gia khác trên thế giới. Trang thông tin chính thức của hội thảo: https://vnus2019.viasm.edu.vn/
Thanh Hùng

Môn Toán phải giúp học sinh “thông minh hơn, kiếm tiền và tồn tại được”
- GS Đỗ Đức Thái, chủ biên chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, cho rằng việc dạy Toán phải giúp học sinh “thông minh hơn, kiếm tiền và tồn tại được”.
" alt="Việt Nam và Mỹ sẽ tổ chức chung hội nghị về Toán học"/>
Việt Nam và Mỹ sẽ tổ chức chung hội nghị về Toán học
Mới đây nhất, ngày 25/11, Tổ chức giáo dục QS (Vương quốc Anh) công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất Châu Á 2021. Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, tăng 3 trường so với năm 2020 (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TPHCM). |
11 trường đại học của Việt Nam lọt top tốt nhất Châu Á của bảng xếp hạng QS (Ảnh chụp màn hình) |
Trước đó, hồi tháng 2, có 3 trường được vào top 500 trường hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi của Times Higher Education (THE) là ĐH Quốc gia Hà Nội (nhóm 201-250); Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 251-300); ĐH Quốc gia TP.HCM (nhóm 401-500).
Còn trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2021 của THE, ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801-1000, ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 1000+.
Trong khi đó, theo xếp hạng các ĐH xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020 do ARWU (Trường ĐH Giao thông Thượng Hải) công bố, Việt Nam có một trường duy nhất là Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào top 701-800.
Có thể thấy, những trường đại học Việt Nam ghi danh trên các bảng xếp hạng nói trên đa phần đang thực hiện tự chủ.
Vị trí xếp hạng càng cao, quyền tự chủ càng nhiều
GS Philip G. Altbach (ĐH Boston, Mỹ) nhận định rằng một trường đại học xuất sắc, có vị trí cao trên các bảng xếp hạng là trường có hoạt động nghiên cứu khoa học xuất sắc, sở hữu các giáo sư hàng đầu, có môi trường học thuật tự do, khơi gợi được sự phấn khích trong việc sáng tạo tri thức mới, sở hữu mô hình quản trị hiệu quả, có đầy đủ cơ sở vật chất và các quỹ tài chính hùng hậu.
Theo ông Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM: “Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối tương quan giữa tự chủ đại học và vị trí trên các bảng xếp hạng. Trường đại học càng có vị trí cao trên các bảng xếp hạng thì có nhiều quyền tự chủ hơn về quản trị và tổ chức bộ máy, về tài chính và về học thuật”.
“Tự chủ về về quản trị và tổ chức bộ máysẽ giúp cho trường đại học chủ động tuyển dụng được những giảng viên giỏi, nhà khoa học xuất sắc, xây dựng và vận hành được hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI). Tự chủ về tài chínhgiúp đa dạng hóa nguồn thu: từ việc khai thác tài sản trí tuệ, cơ sở vật chất, đến việc chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, hình thành và vận hành các quỹ tài trợ, chủ động quyết định các khoản chi. Tự do học thuậtlà nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo trường đại học thực sự trở thành nơi sáng tạo ra tri thức mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trường đại học phải được quyền quyết định các vấn đề học thuật như tuyển sinh, đào tạo, mở ngành mới, quyết định về phương pháp, ngôn ngữ giảng dạy, các vấn đề về đảm bảo và kiểm định chất lượng…” – ông Quân phân tích.
 |
Năm 2020, lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức cho thí sinh làm bài kiểm tra tư duy để lấy kết quả xét tuyển kết hợp với điểm các môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT |
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng chia sẻ, cách đây 3 năm, trường bắt đầu được tự chủ trong việc thuê và ký hợp đồng với giảng viên nước ngoài. Hiện, có hơn 10 giảng viên nước ngoài được ký hợp đồng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 50 cán bộ đến trao đổi, làm việc 3–6 tháng (chiếm khoảng 0,3% giảng viên).
Theo ông Thắng, việc này có ảnh hưởng rất tốt đến giảng viên về tác phong làm việc, tiếng Anh giao tiếp.
Từ năm 2018, trường bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
“2 năm nay, chúng tôi thực hiện trả lương dựa trên mức độ đãi ngộ phù hợp để tất cả giảng viên của nhà trường có thể làm việc được và cũng sử dụng các cơ chế đặc biệt để thu hút nhân tài (là những giảng viên nước ngoài có chỉ số H –index cao, các giảng viên là Việt kiều có mong muốn về nước)”...
Các chính sách này đã giúp trường lọt Top 300 trong bảng xếp hạng các trường đại học tại các nước có nền kinh tế mới nổi của THE. Trong các đại diện đến từ Việt Nam, trường đứng đầu về chỉ số ảnh hưởng nghiên cứu.
Còn ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ông Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng cho biết, từ khi tự chủ, số bài báo ISI tăng gấp ba.
“Nếu trước đây trường phụ thuộc cơ chế khen thưởng của Bộ, thì hiện nay trường thưởng một bài báo ISI là 100 triệu đồng. Vì tự chủ, trường cũng có chính sách thu hút người giỏi về công tác bằng các chính sách hấp dẫn”.
Có cần thiết tham gia xếp hạng?
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng khẳng định, việc hội nhập trong bảng xếp hạng quốc tế là cần thiết, phải tham gia vào việc đánh giá xếp hạng để biết chúng ta đang ở đâu.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng không phải chạy đua theo các tiêu chí đó mà đó chỉ là thước đo để biết điểm yếu của mình và có chính sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để khắc phục. Từ đó, các trường sẽ đẩy mạnh, làm tốt hơn những điểm trong hệ thống quản trị của mình.
Đồng quan điểm, ông Quân cho rằng, việc có tên trên các bảng xếp hạng là cần thiết.
“Khai thác triệt để quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tiên phong trong giáo dục đại học của Việt Nam như về số lượng các chương trình đạt chuẩn quốc tế, vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế, dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đạt chuẩn khu vực và quốc tế…
Để có được thứ hạng cao và bền vững, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển một số trường đại học như cách mà các quốc gia khác trên thế giới đã làm. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước vẫn phải là nhiệm vụ quan trọng nhất” – ông Quân nhấn mạnh.
Ngân Anh - Lê Huyền - Thúy Nga

Muốn tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải 'vượt rào'?
Hiệu trưởng nhiều trường đại học đang thực hiện tự chủ sử dụng những so sánh, ví von mạnh mẽ khi chia sẻ về công việc đang làm.
" alt="Trường càng tự chủ, xếp hạng càng cao"/>
Trường càng tự chủ, xếp hạng càng cao