
Không mưa, đường vẫn ngập
Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, thời gian gần đây, dù trời không mưa nhưng tuyến đường Tuyên Sơn-Túy Loan (Đà Nẵng) xảy ra tình trạng ngập cục bộ tại đoạn gần cửa Nhà máy nước Cầu Đỏ khiến người và phương tiện gặp khó khăn khi lưu thông.
Theo anh Lê Dũng (trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ), thời gian gần đây, dù trời không có mưa nhưng đoạn đường này vẫn bị ngập, có khi sâu đến 30-40cm khiến người và phương tiện đi qua rất khó khăn.
"Nguyên nhân ngập là do nước sông dâng cao, tràn vào đoạn đường này", anh Dũng nói.
Còn anh Hoàng Vinh (trú Túy Loan, Hòa Vang) thường đi làm theo tuyến đường ven sông Tuyên Sơn-Túy Loan nên chứng kiến nhiều lần đoạn đường này bị ngập sâu.
Dù trời không mưa nhưng tối 27/11, đoạn đường qua Trạm thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ vẫn bị ngập.
“Thực tế, đoạn đường này chạy dưới cầu Đỏ và mặt đường được thiết kế thấp hơn so với 2 đầu. Quan sát bằng mắt thường thì mặt đường chỉ cao hơn mực nước sông lúc bình thường khoảng hơn 1m nên khi có mưa đầu nguồn, nước sông dâng cao thì tràn lên đường gây ngập”, anh Vinh cho biết.
Cùng ý kiến, anh Văn Hiếu (trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) cho rằng đây có thể là lỗi của chủ đầu tư, đơn vị thiết kế khi không tính toán, lường trước được mực nước của sông nên mới xảy ra tình trạng ngập úng như hiện nay.
“Về chuyên môn thì mình không rõ nhưng điều dễ nhận thấy là mặt đường qua đoạn này quá thấp nên khi nước sông cao là xảy ra ngập úng. Đoạn đường bị ngập thường khoảng 60-100m và đã có nhiều trường hợp người đi xe máy bị tai nạn khi qua đoạn này, nhất là vào ban đêm”, anh Hiếu chia sẻ.
Gần nhất, tối 27/11, đoạn đường này dù trời không có mưa nhưng nước vẫn ngập khá sâu khiến nhiều phương tiện là xe máy ngập đến nửa bánh xe và nhiều phương tiện chết máy khiến người dân bức xúc.
“Vợ tôi từng bị tai nạn khi qua đoạn đường này nhưng rất may chỉ bị thương nhẹ. Còn chuyện người đi xe máy bị nước văng lên khi ô tô chạy qua, người lấm lem bùn nước là chuyện thường. Ai cũng bức xúc, không hiểu vì sao khi thi công tuyến đường thì đoạn này lại làm thấp đếp vậy khiến nước từ sông tràn vào gây gập úng, rất nguy hiểm”, anh Cao Văn Thái cho biết.
Nguyên nhân do nước sông dâng cao
Theo lãnh đạo UBND phường Hòa Thọ Tây, vị trí thường bị ngập là gần cửa Nhà máy nước Cầu Đỏ nên cơ quan chức năng địa phương bố trí lực lượng thường xuyên theo dõi mực nước sông Cẩm Lệ và tình hình ngập úng trên để có phương án cảnh báo người đi đường.
Mỗi khi nước sông Cẩm Lệ dâng cao là tuyến đường ven sông Thăng Long-Túy Loan lại bị ngập khiến người dân bức xúc.
Lãnh đạo phường cũng thừa nhận dù trời không có mưa nhưng đoạn đường vẫn bị ngập và nguyên nhân do nước sông dâng cao. Vì vậy, biện pháp trước mắt là chính quyền địa phương bố trí sẵn rào chắn, khi nước ngập sâu sẽ tổ chức giăng dây, rào chắn cấm các phương tiện qua lại khu vực ngập sâu để đảm bảo an toàn.
Cũng theo lãnh đạo UBND phường Hòa Thọ Tây, trước tình trạng liên tiếp xảy ra ngập úng tại đoạn đường này, phường đã có báo cáo các cấp và thời gian tới, UBND quận Cẩm Lệ sẽ đưa ra phương án cụ thể khắc phục vấn đề ngập nước ở khu vực này.
Được biết, tuyến đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan có chiều dài 10,5km với tổng mức đầu tư 745,5 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng làm chủ đầu tư, được khánh thành đưa vào khai thác từ cuối tháng 4/2023.
Theo định hướng, tuyến giao thông này góp phần giảm tải lưu lượng phương tiện cho QL14B, tạo trục giao thông xuyên suốt từ huyện Hòa Vang đi trung tâm TP Đà Nẵng.
Châu Thư" alt=""/>Khổ sở lội nước trên đường hơn 700 tỷ dù trời không mưaBệnh nhi có tên Emma được chẩn đoán mắc chứng suy ruột khi mới 1 tháng tuổi vì ruột của em quá ngắn. Sức khỏe của bé suy giảm nhanh chóng cho đến khi được ghép đa tạng.
Ngoài ruột, theo Reuters, Emma còn được ghép gan, dạ dày, lá lách và tụy mới.
"Tin tốt là Emma rất dũng cảm và từng ngày chứng minh rằng bé muốn tiếp tục sống", mẹ bệnh nhi chia sẻ. Cô gửi lời cảm ơn đến gia đình người hiến tặng và các bác sĩ. Cô cho biết, Emma hiện đã 17 tháng tuổi.
Việc hiến tặng được tiến hành sau khi các bác sĩ xác nhận người cho tạng không có nhịp tim và ngưng thở.
Các cơ quan của người hiến tặng sau đó được bảo quản - mặc dù thiếu máu oxy - thông qua hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO).
Điều khiến trường hợp của Emma trở nên đặc biệt là sự khó khăn trong việc bảo quản một đoạn ruột từ người hiến tặng đã qua đời không còn nhịp tim.
Trước đây, hầu hết các cơ quan được cấy ghép bắt nguồn từ những người hiến tặng đã bị chết não nhưng vẫn giữ được nhịp tim. Điều này giữ cho các cơ quan nguyên vẹn.
Tuy nhiên, hiện tại, kỹ thuật cấy ghép nội tạng từ những người đã ngừng tim ngày càng phát triển, chiếm khoảng một phần ba tổng số ca ở Tây Ban Nha. Đây là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về cấy ghép nội tạng, với hơn 102 ca trên một triệu dân được thực hiện vào năm 2021. Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, tỷ lệ này chỉ đứng sau Mỹ.
Tuy nhiên, bà đã đi xuống cầu thang và nhìn thấy cửa sổ phòng bếp mờ hơi nước, và một hố bùn khổng lồ đã xuất hiện trong vườn nhà bà.
Thành phố Rotorua là một điểm du lịch nổi tiếng. Nó là nơi có nhiều các bể bùn địa nhiệt tự nhiên, sôi sục và bắn tia nước lên cao trong không trung, khiến cho một phần của thành phố có mùi sulfur.
Bà Gedye cho biết tới rạng sáng hôm 26/6, hố bùn này thậm chí còn mở ra rộng hơn nữa.
“Cảnh tượng khá ngoạn mục đấy, nhưng cũng lạ lùng và hơi đáng sợ”, bà nói với Radio New Zealand.
![]() |
Toàn cảnh căn nhà của bà Gedye chụp từ trên cao |
Hiện tượng địa chất này đã tạo nên một chiếc hố rộng trong sân trước nhà bà Gedye, chứa đầy bùn sôi sục, bốc hơi nghi ngút. Bùn đã bắn cao lên tới 10 mét trên không trung.
Chính quyền cũng đã tìm thấy một hố sụt ngay dưới bếp nhà bà Gedye, đồng nghĩa với việc gia đình bà, bao gồm hai con nhỏ, đã bắt buộc phải chuyển ra ngoài.
Anh Thư
" alt=""/>Tỉnh dậy lúc nửa đêm, người phụ nữ thấy một hố bùn sôi sục trong vườn nhà