Do đó, Arsenal đang ở vị thế thuận lợi đối phó với bất kỳ sự quan tâm nào dành cho trung vệ số 1 của họ - người đã chơi cả 38 trận tại Ngoại hạng Anh mùa trước.
Theo The Express, lãnh đạo Pháo thủ bày tỏ lập trường cứng rắn, không quan tâm đến những tin tức Real Madrid chèo kéo Saliba.
Phía Arsenal khẳng định, William Saliba không phải cầu thủ để bán nên mọi lời đề nghị chuyển nhượng sẽ lập tức bị từ chối.
Đội bóng thành London phát hiện ra tiềm năng của Saliba từ lúc anh còn rất trẻ (18 tuổi). Họ gửi trung vệ này đi "du học" ở Nice và Marseille.
Khi đủ cứng cáp, William Saliba mới chính thức cập bến Emirates và nhanh chóng khẳng định giá trị dưới hàng phòng ngự Arsenal, tạo thành cặp đôi ăn ý với Gabriel.
Đến nay, Saliba đã chơi 92 trận cho Pháo thủ. Mùa trước, anh cùng đồng đội giữ sạch lưới 18 trận và chỉ để lọt lưới 29 bàn.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm 1974, ông Lý Thượng Phúc tham gia công tác tại một số cơ quan công quyền ở tỉnh Giang Tây. Tới tháng 6/1980, ông gia nhập vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến tháng 8/1982, ông Lý nộp đơn xin nhập ngũ và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp.
China Daily cho hay, ông Lý đã công tác tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương ở huyện Miện Ninh thuộc Tứ Xuyên, trong khoảng thời gian từ năm 1982 tới năm 2013, và từng giữ một số chức vụ quan trọng như chỉ huy trưởng hay chủ nhiệm ở nơi đây.
Vào năm 2006, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Tới tháng 10/2010, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là giám sát quá trình phóng vệ tinh không người lái Hằng Nga 2 lên vũ trụ.
Vào năm 2013, ông Lý được bổ nhiệm vào chức vụ Tham mưu trưởng Tổng cục Quân khí quân đội Trung Quốc. Tới cuối năm 2014, ông Lý được đề bạt vào vị trí Phó chủ nhiệm Tổng cục Quân trang của Quân đội Trung Quốc.
Đến tháng 1/2016, ông Lý được bổ nhiệm vào vị trí Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Lực lượng Chi viện chiến lược của quân đội Trung Quốc. Tới tháng 8 cùng năm, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Sang tháng 9/2017, ông Lý được đề bạt vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Phát triển trang bị thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Vào tháng 7/2019, ông Lý được thăng quân hàm Thượng tướng. Trong Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức vào tháng 10/2022, ông Lý được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 và Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Trên thực tế, ở những quốc gia khác, các cựu lãnh đạo cũng thường xuyên bị điều tra, truy tố, và thậm chí là đi tù. Vào tháng 3/2021, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị kết án 1 năm tù vì tội tham nhũng, và gây ảnh hưởng. Cuối năm 2021, một phiên tòa bắt đầu xét xử Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu liên quan đến vi phạm lòng tin, hối lộ, lừa đảo, và phiên tòa này vẫn đang diễn ra. Hay ông Jacob Zuma, cựu Tổng thống Nam Phi, người bị buộc tội rửa tiền và lừa đảo, có thể sẽ phải ra tòa vào năm 2025 sau nhiều năm trì hoãn.
Trên nguyên tắc, mọi người đều phải tuân theo pháp luật. Song việc truy tố các tổng thống hay thủ tướng thường bị coi là mang tính chính trị và gây chia rẽ, do họ là những người được công dân hoặc đảng phái của một nước tin tưởng để lựa chọn lãnh đạo.
Đáng nói, Israel còn là minh chứng cho nhà nước pháp quyền. Bởi nước này không đợi cho đến khi Thủ tướng Netanyahu rời nhiệm sở mới điều tra hành vi sai trái. Song một số thủ tục của tòa án đã bị chậm trễ, một phần là do ông Netanyahu sử dụng quyền lực nhà nước để chống lại cái mà ông gọi là “cuộc săn phù thủy”.
Tác động từ các vụ truy tố
Theo tờ The Conversation, nghiên cứu về những vụ truy tố các nhà lãnh đạo thế giới cho thấy hoạt động truy tố gây ra rủi ro ở các mức độ khác nhau.
Ông Sarkozy là tổng thống thứ 2 của Pháp trong thời hiện đại bị kết tội tham nhũng, sau ông Jacques Chirac vào năm 2011 vì tội nhận hối lộ và cố gắng hối lộ một thẩm phán. Pháp không bị ảnh hưởng sau cả 2 bản án trên. Thậm chí, ông Sarkozy còn đang phải đối mặt với cáo buộc tài trợ chiến dịch tranh cử bất hợp pháp từ Libya.
Việc truy tố các nhà lãnh đạo có thể củng cố nền pháp quyền. Điển hình, Hàn Quốc đã điều tra, và kết án 5 cựu tổng thống bắt đầu từ những năm 1990. Làn sóng truy tố chính trị lên đến đỉnh điểm là vụ luận tội Tổng thống Park Geun-hye vào năm 2018, sau đó là kết án và bỏ tù người tiền nhiệm Lee Myung-bak.
Các thể chế chính trị trưởng thành có đủ năng lực, và hệ thống tư pháp đủ độc lập để truy tố những chính trị gia có hành vi sai trái. Song các công tố viên, hoặc thẩm phán vẫn có thể lạm dụng việc truy tố. Nhưng việc lạm dụng truy tố có nhiều khả năng xảy ra hơn, và có khả năng gây tổn hại lớn hơn ở các thể chế non trẻ. Bởi cơ quan tư pháp càng yếu, các nhà lãnh đạo dễ dàng khai thác lỗ hổng để mở rộng quyền lực, hoặc hạ bệ đối thủ.
Cựu Tổng thống Luiz Inácio “Lula” da Silva từng bị bỏ tù vào năm 2018 vì nhận hối lộ. Nhiều người Brazil cho rằng, việc truy tố là nỗ lực chính trị hóa nhằm chấm dứt sự nghiệp của ông. Song ông Lula đã tái đắc cử vào tháng 10/2022 trước đối thủ là tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro. Hiện ông Bolsonaro bị điều tra liên quan đến cáo buộc gian lận trong việc đối phó với đại dịch Covid-19.