Xu hướng BĐS vùng venBáo cáo của Hiệp hội BĐS TP.HCM nhận định, thị trường BĐS TP.HCM hiện nay đang lâm vào tình thế khó khăn có tính nhất thời, đặc thù, dẫn đến quy mô thị trường bị sụt giảm.
Tại hội thảo "Cơ hội đầu tư BĐS vùng lân cận TP. HCM năm 2020” diễn ra mới đây, TS. Võ Trí Thành cũng nhận định, thị trường BĐS trầm lắng về nguồn cung rõ nhất ở TP.HCM. Năm 2020 sẽ khó có đột biến về nguồn cung và giao dịch, tất nhiên tùy phân khúc nhưng nguồn cung nội đô TP.HCM vẫn khan hiếm trong năm tới.
|
Giới đầu tư cho rằng, khu vực vùng ven BĐS TP.HCM đang hút dòng vốn. (Ảnh: Dự án The Sóng Vũng Tàu). |
Theo vị chuyên gia này, trước bối cảnh xu thế nguồn cung nội đô khan hiếm, quỹ đất sạch trung tâm ngày càng trở nên hạn hẹp thì BĐS vùng ven sẽ là điểm đến của doanh nghiệp và khách hàng bởi còn dư địa để tăng trưởng.
Ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT An Gia Group cũng cho rằng, BĐS vùng ven TP.HCM đang có tiềm năng đầu tư tốt. Ông nhấn mạnh, hiện tại, khu vực vùng ven đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng mua để ở. Thị trường tại khu vực vùng ven cũng trở nên sôi động với nhiều sản phẩm và đặc biệt, mức giá hợp lý là điểm hút nhu cầu ở thực về đây.
Không bỏ lỡ cơ hội đầu tư
Quá trình dịch chuyển đầu tư và nhu cầu ở thực về vùng ven là xu hướng tất yếu phát triển của thị trường. Đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp địa ốc không bỏ lỡ cơ hội, chuyển hướng rót vốn vào những khu vực vùng ven tiềm năng.
Một thương vụ điển hình của sự “bạo tay” đầu tư thời gian gần đây là thông tin An Gia Group hoàn tất nhận chuyển nhượng dự án 3,1ha ở trung tâm Bình Chánh vào tháng 9 vừa qua. Trong khi các dự án đang được triển khai “thuận buồm xuôi gió”, An Gia vẫn tiếp tục mở rộng quỹ đất, định hướng chiến lược về vùng ven nội đô nhằm chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới. Quỹ đất này có từ phiên đấu giá năm 2017, thuộc sở hữu ban đầu của Công ty THHH Western City.
|
Mặt bằng tổng thể của quỹ đất 3,1ha tại trung tâm Bình Chánh. |
Đánh giá về tiềm năng của dự án, giới đầu tư cho rằng, dự án đang sở hữu nhiều lợi thế, với vị trí đắc địa, 4 mặt tiền giáp đường Nguyễn Văn Linh, Công viên Trung tâm và UBND huyện Bình Chánh. Dự án còn nằm trong khu vực trung tâm, xung quanh là tổ hợp các công trình hành chính, thương mại - dịch vụ, giáo dục, bệnh viện huyện Bình Chánh, trung tâm văn hoá - thể dục thể thao. Theo đánh giá của An Gia Group: "nằm ở vị trí của ngõ TP.HCM, cư dân có thể dễ dàng di chuyển về Long An hoặc trung tâm thành phố trong vòng 40 phút, Phú Mỹ Hưng trong 20 phút”.
Dự án này đang được kỳ vọng sẽ trở thành tâm điểm của thị trường khi nhà thầu Conteccons sẽ tham gia xây dựng và góp vốn. Trong khi đó, quỹ đầu tư Creed Group - đối tác chiến lược cùng An Gia tạo nên nhiều dự án thành công, cũng tham gia góp vốn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành và thiết kế sản phẩm. Dự án được dự báo sẽ tạo sức hút lớn trên thị trường khi có “bệ đỡ” chắc chắn từ các nhà đầu tư uy tín.
|
Dự án có vị trí đắc địa ở trung tâm huyện Bình Chánh cùng sự tham gia của các nhà đầu tư uy tín sẽ tạo ra sức hút lớn trên thị trường BĐS TP.HCM |
Được biết, An Gia sẽ sớm triển khai dự án tại Bình Chánh để tận dụng thời điểm thị trường khan hiếm nguồn cung, đặc biệt là các dự án có pháp lý rõ ràng. Bên cạnh các dự án đang triển khai là tổ hợp 89 Hoàng Quốc Việt và The Sóng ở Vũng Tàu, đại diện An Gia cho biết, doanh nghiệp này sẵn sàng chịu chi 5.000 tỷ đồng vào dự án 3,1ha ở trung tâm Bình Chánh để tạo ra bộ ba dòng sản phẩm BĐS hạng sang trên thị trường.
Mặt khác, ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT An Gia Group cũng tiết lộ, tập đoàn này đang ráo riết gia tăng thêm quỹ đất tại các vị trí phù hợp với chiến lược phát triển thông qua các hoạt động M&A. Mục tiêu hướng đến của An Gia là: Các khu đất trong các quận 7, quận 9, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè… , các địa bàn trong phạm vi lái xe xung quanh TP HCM, các tỉnh miền Tây; Chi phí M&A phù hợp với phương án phát triển; Hiện trạng pháp lý minh bạch (ưu tiên dự án có sổ đỏ, dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư).
|
Mục tiêu lớn nhất của An Gia Group là đem sự hài lòng đến cho khách hàng |
Về dài hạn, An Gia luôn đặt mục tiêu mỗi năm sẽ chi từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng để tạo quỹ đất và đảm bảo đầu vào phát triển bền vững trong 10 năm tới. Mỗi dự án sẽ có quy mô trung bình (dưới 1.000 tỷ đồng), phù hợp với phân khúc vừa túi tiền và trung cấp. Trong tương lai, An Gia hướng tới xây dựng những dự án quy mô trung bình từ 20 - 30 ha nhằm xây dựng những khu phức hợp (compound), khu đô thị (township) có quy mô trung bình.
Đây cũng là bước đệm thêm để giúp An Gia đạt tốc độ tăng trưởng như kì vọng trong kế hoạch trở thành tập đoàn vững mạnh và niêm yết chứng khoán trên sàn vào thời gian tới.
Vĩnh Phú
" alt=""/>BĐS vùng ven TP.HCM có dư địa tăng trưởng năm 2020
Để vào nước là một trong những sự cố phổ biến khi sử dụng điện thoại. Ảnh: TechRadar. |
Những bước xử lý khi điện thoại vào nước
Đây là những bước xử lý cơ bản nếu điện thoại bị vào nước, giảm khả năng hỏng hóc của máy.
- Bước 1:Lập tức tắt điện thoại, không ấn nút.
- Bước 2:Nếu điện thoại có khả năng kháng nước, bị chất lỏng không phải nước tràn vào, Apple và Samsung khuyến cáo người dùng rửa sạch điện thoại bằng cách nhúng vào nước (không đặt dưới vòi nước chảy, có thể làm hỏng máy).
- Bước 3:Lau khô điện thoại bằng khăn giấy hoặc vải mềm.
- Bước 4:Lắc nhẹ máy để nước văng khỏi cổng sạc, tránh lắc mạnh vì có thể khiến nước lan rộng hơn.
- Bước 5:Tháo thẻ SIM.
- Bước 6:Dùng bình xịt khí nén để thổi nước ra ngoài (nếu có). Tránh sử dụng máy sấy nóng vì có thể làm hỏng gioăng cao su và màn hình.
- Bước 7:Đặt điện thoại trước quạt gió để làm khô, chú ý các cổng kết nối.
- Bước 8:Đặt điện thoại vào hộp kín chứa các gói hút ẩm (có trong hộp bánh, giày, balo...), hoặc chất làm khô tương tự.
- Bước 9:Cắm sạc khi đảm bảo điện thoại đã khô. Sạc pin khi chất lỏng còn bên trong có thể gây hỏng nặng hơn. Theo Apple, người dùng cần chờ ít nhất 5 tiếng sau khi điện thoại khô để cắm sạc.
|
Gạo trắng không phải giải pháp hút ẩm tốt nhất cho điện thoại. Ảnh: Getty Images. |
Một số người cho rằng bỏ điện thoại vào gạo trắng có thể hút ẩm nhanh chóng. Tuy nhiên, thử nghiệm của Gadget Hackscho thấy tốc độ hút ẩm của gạo trắng chậm hơn nhiều so với cát vệ sinh cho mèo, bột mì hay bột yến mạch. Do đó, đặt vào hộp gạo trắng không phải cách hiệu quả nhất để xử lý điện thoại vào nước.
Nếu làm theo các bước trên mà điện thoại vẫn không hoạt động, người dùng cần mang máy đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, không tự mở nguồn hoặc sửa chữa tại nhà.
Kiểm tra trạng thái vào nước
Smartphone của Apple, Samsung và một số hãng được trang bị quỳ tím, giúp người dùng kiểm tra nếu máy từng bị vào nước.
Trên iPhone 5 trở lên, quỳ tím được đặt tại vị trí khe gắn SIM. Với iPhone 4s trở xuống, bạn có thể kiểm tra quỳ tím trong cổng tai nghe 3,5 mm hoặc cổng sạc. Các smartphone của Samsung có quỳ tím đặt trong khe SIM.
Quỳ tím bình thường có màu trắng, nhưng sẽ chuyển sang hồng hoặc đỏ nếu điện thoại bị vào nước. Bên cạnh quỳ tím, một số smartphone mới hơn sẽ hiện cảnh báo nếu cổng sạc dính nước, chỉ biến mất khi cổng sạc được làm khô.
|
Người dùng có thể kiểm tra trạng thái vào nước trên smartphone bằng quỳ tím hoặc cảnh báo trên màn hình. Ảnh: The Guardian. |
Kiểm tra khả năng kháng nước
Khả năng kháng nước trên smartphone được đo theo tiêu chuẩn IP (Ingress Protection), bao gồm ký tự chữ hoặc số, cho biết thông tin về mức độ bảo vệ với một tác động khác nhau.
Theo đó, ký tự thứ nhất thể hiện mức độ bảo vệ đối với tác động từ các vật thể rắn, bắt đầu từ số 1 (bảo vệ khỏi những lần chạm vô tình từ tay) cho đến số 6 (chống bụi hoàn toàn). Ký tự thứ 2 thể hiện khả năng kháng nước xâm nhập, bắt đầu từ 1 (chống lại các khối chất lỏng ngưng tụ) cho tới 8 (chịu được áp lực nước ở độ sâu trên 1 m).
Ví dụ, chuẩn IP68 nghĩa là điện thoại có khả năng chống bụi và vật thể cứng, hoạt động bình thường trong môi trường nước ở độ sâu lên đến 1 m. Riêng iPhone 12, Apple cho biết máy có thể chịu nước ở độ sâu tối đa 6 m trong thời gian 30 phút.
Dù có khả năng kháng nước, các nhà sản xuất đều khuyến cáo người dùng tránh ngâm điện thoại vào chất lỏng hoặc mang ra biển, bởi hàm lượng muối trong đại dương có thể ăn mòn các bộ phận bên trong gây hỏng máy. Các sự cố do vào nước cũng không được hãng bảo hành.
Theo Zing/The Guardian
Sử dụng smartphone đang cắm sạc trong lúc tắm, cô gái bị điện giật tử vong
Một cô gái trẻ người Nga đã bị điện giật dẫn đến tử vong do sử dụng smartphone đang cắm sạc trong nhà tắm. Con trai 4 tuổi của cô gái này đã phải chứng kiến khoảnh khắc đau đớn của mẹ mình.
" alt=""/>Không nên bỏ điện thoại dính nước vào thùng gạo