Barcelona vs Valencia (2h 15/9): Vắng Lionel Messi, Barca vẫn dễ dàng phục hận?!

Thể thao 2025-01-26 13:37:03 78
ắngLionelMessiBarcavẫndễdàngphụchậgiá vàng thế giới hom nay   Tiểu Phong - 13/09/2019 05:30  Tây Ban Nha
本文地址:http://vip.tour-time.com/html/356e899494.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Arema FC vs Persib Bandung, 15h30 ngày 24/1: Cứ ngỡ ngon ăn

Phần 2 phim bị cấm chiếu qua ải kiểm duyệt Việt">

Jennifer Lawrence lúc kín lúc hở trên thảm đỏ

Thư viện chia sẻ iCloud

Apple hoãn tính năng Thư viện chia sẻ iCloud để vá một số lỗi, nhưng cuối cùng nó cũng đã có mặt trên iOS 16.1. Với tính năng này, tổng cộng 6 người có thể chia sẻ một thư viện ảnh, giúp bạn bè, thành viên gia đình được đóng góp và xem ảnh dễ dàng hơn.

Mỗi người là thành viên của một thư viện ảnh chia sẻ được phép thêm ảnh, chỉnh sửa, đánh dấu yêu thích, thêm chú thích và xóa ảnh. Người dùng có 1 thư viện cá nhân và 1 thư viện chia sẻ. Có công cụ để chuyển đổi giữa hai thư viện và quyền lựa chọn đăng ảnh lên thư viện chia sẻ trực tiếp từ camera…

Live Activities

Live Activities trên Dynamic Island

Lock Screen và Dynamic Island tích hợp Live Activities đã có mặt trong iOS 16.1. Live Activities là một loại thông báo mới, cho phép bạn theo dõi hoạt động nào đó trong thời gian thực, chẳng hạn bắt xe Uber, chuyến bay, trận đấu thể thao…

Apple cung cấp Live Activities API để nhà phát triển có thể bổ sung trải nghiệm này cho các ứng dụng của mình.

Wallet Key Sharing

Chìa khóa xe, phòng khách sạn hay các khóa khác trong ứng dụng Wallet đều có thể chia sẻ một cách an toàn thông qua ứng dụng Messages, WhatsApp và các app khác.

Tùy biến Lock Screen/Home Screen

Khi bấm vào giao diện Customize trên màn hình khóa Lock Screen, có một tùy chọn để chọn giữa Lock Screen hay Home Screen, thay vì chỉ Lock Screen như trước. Điều này giúp mọi người tùy chỉnh kiểu dáng của iPhone tại một chỗ duy nhất mà không cần đi qua nhiều bước.

Apple Fitness+ không cần Apple Watch

Apple Fitness+ có sẵn trên iPhone mà người dùng không cần phải kết hợp với Apple Watch. Bạn có thể tập luyện ngay nếu đã đăng ký Apple Fitness+, tuy nhiên, các số đo thường xuất hiện trên Apple Watch sẽ không hiển thị trên màn hình iPhone.

Hỗ trợ Matter

iOS 16.1 hỗ trợ chuẩn kết nối nhà thông minh Matter. Matter cho phép liên thông giữa các thiết bị thông minh của nhiều hãng khác nhau, chẳng hạn HomeKit, Alexa hay Google Assistant đều giao tiếp được với nhau.

Clean Energy Charging

Sạc năng lượng sạch là tính năng mới trong mục pin Battery thuộc ứng dụng cài đặt. Clean Energy Charging sẽ cố gắng giảm phát thải carbon của bạn bằng cách tối ưu hóa thời gian sạc iPhone tùy vào nguồn điện có sạch hay không. Tuy nhiên, tính năng này chưa có mặt tại Việt Nam.

Xóa ứng dụng Wallet

Đã có thể xóa app Wallet trên iPhone

Người dùng iPhone có thể xóa ứng dụng Wallet hoàn toàn trong iOS 16.1. Ở các phiên bản trước, ứng dụng ví chỉ xóa khỏi màn hình. Những người không muốn dùng Apple Pay hay các tính năng khác của ví sẽ thích điều này. Hiện tại, Apple đang đối mặt với vụ kiện cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền khi biến Apple Pay là ví di động duy nhất có chức năng chạm để thanh toán trên iPhone.

% pin trên thanh trạng thái

iOS 16.1 bổ sung % pin trên biểu tượng pin trên thanh trạng thái của iPhone XR, iPhone 11, iPhone 12 mini, iPhone 13 mini.

Giao diện chụp ảnh màn hình

Giao diện chụp màn hình mới

Khi đóng công cụ chỉnh sửa ảnh chụp màn hình Screenshot, bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn ở góc trên cùng bên phải với các chức năng: xóa, sao chép và xóa hoặc lưu. Trình đơn này thường xuất hiện ở dưới cùng màn hình trước đây.

Tải trước nội dung trong ứng dụng

Tải trước nội dung app trước khi dùng lần đầu

Sau khi tải một ứng dụng từ App Store xuống, đôi khi bạn sẽ phải tải thêm nội dung vào lần đầu tiên mở app, đặc biệt nếu nó có dung lượng lớn. Với iOS 16.1, có thêm tùy chọn chạy ứng dụng vừa tải về trong nền để tải về nội dung trước khi bạn thực sự sử dụng.

Du Lam(Theo Macrumors)

">

Những tính năng mới của iPhone trên iOS 16.1

Nhận định, soi kèo Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1: Đối thủ yêu thích

NSND Đặng Nhật Minh sinh năm 1938, là đạo diễn của các phim: Đừng đốt, Mùa Ổi, Hà Nội mùa đông 46, Thương nhớ đồng quê, Cô gái trên sông, Bao giờ cho đến tháng Mười, Thị xã trong tầm tay, Chị Nhung...

Kín tiếng hoàn toàn trong việc làm phim, tác phẩm mới nhất của NSND Đặng Nhật Minh hoàn thành khi ông đã ở tuổi 84 bất ngờ được công bố là đại diện duy nhất của Việt Nam trong 11 phim dài dự thi ở LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VI (HANIFF 2022) diễn ra tại Hà Nội chiều 20/11. Hoa nhài (Jasmine) là bộ phim làm về người Hà Nội đến từ một đạo diễn đã có hơn 60 năm sống tại đây. Hoa nhài cũng được chọn là phim chiếu khai mạc vào chiều 8/11 tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Tác phẩm được ra mắt 13 năm sau tác phẩm Đừng đốt, bộ phim gần nhất NSND Đặng Nhật Minh đạo diễn. 

HANIFF 2022 được tổ chức từ 8/11-12/11/2022 tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 800 đại biểu và khách mời trong đó có 100 khách quốc tế. Tuy nhiên cho tới tận chiều 20/11, Cục trưởng Cục Điện ảnh vẫn chưa đưa ra bất cứ cái tên nào đã xác nhận tham gia sự kiện và "khất" tới buổi họp báo ngày 7/11 tới. Thành phần Ban giám khảo, vốn được quan tâm nhất và công bố sớm nhất ở các LHP quốc tế, cũng vẫn được giữ kín. 

Năm nay, từ hàng trăm bộ phim đăng ký tham dự, LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VI tuyển chọn được 123 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. BTC LHP đã lập Hội đồng Sơ tuyển và Hội đồng Chung tuyển để tuyển chọn phim tham dự các chương trình của LHP. Kết quả đã chọn được: 11 phim dài; 20 phim ngắn dự thi; 7 phim trong Chương trình Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc; 63 phim trong Chương trình toàn cảnh điện ảnh thế giới (Panorama)và 22 phim Việt Nam đương đại.

Dàn diễn viên trong phim 'Người môi giới'. 

Năm nay Liên hoan phim quốc tế Hà Nội tổ chức riêng một hội thảo với chủ đề "Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc" - nền điện ảnh đang trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Á và thế giới. Bên cạnh đó, khán giả sẽ được thưởng thức 7 phim nổi bật của xứ sở kim chi, trong đó có hai siêu phẩm đã được trình chiếu tại Việt Nam mới đây làNgười môi giới (Broker) Quyết tâm chia tay (Decision To Leave). 

Người môi giới (Broker) là đại diện điện ảnh Hàn Quốc tranh giải chính thức tại LHP Cannes năm nay và mang về giải Nam diễn viên xuất sắc cho ngôi sao gạo cội Song Kang Ho từng gây chú ý với phim Ký sinh trùng (Parasite) -tác phẩm giành tượng vàng Oscar Phim hay nhất năm 2020. 

Quyết tâm chia tay (Decision To Leave) là tác phẩm mới nhất của đạo diễn nổi tiếng Hàn Quốc Park Chan Wook, với sự thể hiện xuất sắc của hai diễn viên chính Thang Duy và Park Hae Il. Phim đã mang về cho Park Chan Wook giải thưởng Đạo diễn xuất sắc tại LHP Cannes 2022 vừa diễn ra vào tháng 5 vừa qua.  

Phim đánh dấu lần đầu tiên hợp tác giữa Park Chan Wook và 2 diễn viên chính Park Hae Il và Thang Duy.  

Trong số các phim Việt được chọn trình chiếu trong khuôn khổ Chùm phim Việt Nam đương đại có nhiều tác phẩm gây chú ý tại các giải thưởng, đạt thành tích đáng nể ở phòng vé hoặc gây tranh cãi trong 2 năm trở lại đây như: Đêm tối rực rỡ, Bố già, Chị mười ba 2, Em và Trịnh, Tiệc trăng máu, Nghề siêu dễ...

Các phim tranh giải hoặc tham gia HANIFF 2022 sẽ được chiếu tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia, CGV Vincom Nguyễn Chí Thanh, BHD Star Cinema Phạm Ngọc Thạch. Vé mời được phát miễn phí cho khán giả tại các địa điểm chiếu phim. Tuy nhiên vì vấn đề bản quyền nên mỗi phim chỉ được chiếu 1 suất duy nhất. 

Lễ khai mạc và bế mạc - trao giải thưởng được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội vào các ngày 8 và 12/11. Bên cạnh hai sự kiện này, HANIFF 2022 còn có các chương trình triển lãm, chiếu phim ngoài trời và giao lưu với ngôi sao điện ảnh tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm vào 19h ngày 9 và 10/11.  

Phim 'Quyết tâm chia tay' (Decision To Leave)

">

NSND Đặng Nhật Minh mang phim đi thi ở tuổi 84

 - Sáng 20/10, hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

{keywords}

Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017.

Từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo NQ77 cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc các Bộ, ngành trung ương, trong đó có 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm.

Tại hội nghị, nhóm nghiên cứu toàn diện về tự chủ đại học của Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã có báo cáo về kết quả hoạt động của 12 trường đại học có thời gian thí điểm tự chủ từ 2 năm trở lên. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất về cơ chế chính sách, giải pháp, lộ trình thực hiện tự chủ phù hợp với điều kiện Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

“Sau gần 3 năm triển khai thực hiện NQ77/NQ-CP, nhìn chung, các trường tự chủ đã được giao nhiều quyền hơn trong các lĩnh vực, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính nên đã chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt động của trường, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả” – PGS. Lê Trung Thành đánh giá.

{keywords}

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của cơ chế chính sách, gây ảnh hưởng tới tự chủ đại học của các trường đại học công lập.

“Nhiều quy định, văn bản pháp lý chưa thay đổi kịp để hỗ trợ các trường ĐH tự chủ. Các trường ĐH không nhận được sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai thí điểm tự chủ” – trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.

“Về nhận thức về tự chủ đại học có sự khác biệt giữa các lãnh đạo cấp cao và cán bộ nhân viên cấp dưới. Lãnh đạo nhà trường cho rằng tự chủ về bộ máy và đào tạo, nghiên cứu khoa học… là những yếu tố sống còn với một trường ĐH. Trong khi các cấp thấp hơn thì lại đề cao vai trò của tự chủ tài chính” – PGS. Lê Trung Thành báo cáo.

Trong nội dung kiến nghị với BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, nhóm nghiên cứu đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục đại học và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật sau khi được sửa đổi.

“Trong một số lĩnh vực đặc thù, Chính phủ cần ban hành danh mục các dịch vụ giáo dục đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ” – báo cáo viết.

Trao thực quyền cho Hội đồng trường (HĐT)

{keywords}
Đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư phát biểu tại hội nghị

Báo cáo đánh giá tác động của việc thực hiện NQ77/NQ-CP, hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – một trong 12 trường thí điểm tự chủ - khẳng định, trong khoảng thời gian thực hiện thí điểm tự chủ dù không dài nhưng trường đã có những đột phá mạnh mẽ trong xây dựng chương trình đào tạo theo chương trình tiên tiến quốc tế, đẩy mạnh công bố quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục, hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, gia tăng nguồn lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại…

GS.TS Nguyễn Đông Phong cho biết, sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ, trường đã có 250 tỷ đồng từ thu học phí để giải tỏa đền bù cho 11ha đất mà TP đã cho, dù “trong suốt 3 năm qua chưa có sinh viên nào kêu học phí cao”. Ông khẳng định, tự chủ đã mang đến cho ĐH Kinh tế TP.HCM rất nhiều đổi mới, hầu như là căn bản. “Tôi công tác ở trường 42 năm, tôi thấy chưa bao giờ được như thế này” – ông nói.

Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ mà hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nêu ra: thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành liên quan; một số văn bản luật và dưới luật của các bộ, ngành liên quan chưa tương thích tinh thần của nghị quyết, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các nội dung thí điểm.

{keywords}
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - PGS. Hoàng Minh Sơn - báo cáo kết quả thực hiện thí điểm tự chủ

Theo bà Nguyễn Thị Lan – giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có 3 nguyên nhân cơ bản gây ra chậm chạp và khó khăn cho quá trình tự chủ đại học. Một là khung pháp lý chưa tạo thuận lợi cho các CSGD thực hiện quyền tự chủ; hai là cơ chế giám sát không dựa vào các KPIs (chỉ số đánh giá thực hiện công việc), mà dựa chủ yếu vào kiểm soát đầu vào; ba là thiết chế HĐT chưa rõ.

“Hiện nay còn có sự không rõ ràng về quyền và nhiệm vụ của HĐT và các bộ, ngành, Bộ chủ quản. Ba điểm nghẽn này được tháo gỡ thì chắc chắn tự chủ đại học sẽ tạo ra một xung lực cho toàn hệ thống GDĐH tương tự như “khoán 10” đã tạo ra những bước nhảy ngoạn mục của ngành nông nghiệp trong những năm đầu đổi mới” – bà Lan nói.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra một vài khuyến nghị đáng lưu ý. Bà cho rằng tất cả các trường đại học, cao đẳng đều được giao quyền tự chủ nhưng không ở mức độ tự chủ đồng loạt như nhau; mức độ tự chủ dựa trên các KPIs của các CSGD.

“Về công tác tổ chức và nhân sự, trường đại học là một tổ chức học thuật có đặc thù riêng, không thể và không nên lấy các tiêu chuẩn và thước đo của các cơ quan hành chính Nhà nước “áp” vào công tác nhân sự ở đây”. Bà Lan cho rằng, cơ quan chủ quản chỉ xem xét và phê chuẩn kết quả bầu 2 chức danh là chủ tịch HĐT và hiệu trưởng; các công việc khác về tổ chức và nhân sự giao về các CSGD.

“Cần làm rõ và phân định thẩm quyền của Bộ chủ quản, các bộ ngành với HĐT, giao HĐT thay mặt Bộ chủ quản quyết định và chịu trách nhiệm về một số công việc quản trị đại học để giảm tải thủ tục hành chính của CSGD cũng như của các bộ ngành. HĐT quyết định và giám sát những chủ trương, định hướng lớn về chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, đầu tư của CSGD, thay mặt Nhà nước giám sát các chỉ số KPIs đầu ra của CSGD. Còn những vấn đề cụ thể của CSGD thì giao BGH quyết định nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo” – bà Lan đề xuất.

Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu cũng đưa thông tin: 48% số người được hỏi cho rằng hoạt đông của HĐT còn chưa hiệu quả, vai trò giám sát mờ nhạt. Các vấn đề cụ thể của hội đồng trường bao gồm: cơ chế chính sách chưa đầy đủ, rõ ràng; chưa phân định rõ mối quan hệ giữa Đảng ủy, HĐT và ban giám hiệu (BGH); cơ quan chủ quản chưa quyết liệt trong việc thành lập HĐT; thành viên HĐT cơ cấu chưa hợp lý; hoạt động mang tính hình thức; nguồn kinh phí cho HĐT chưa được phân bổ ổn định.

Nhóm kiến nghị Chính phủ xây dựng, công bố lộ trình, điều kiện để dần xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản”. Về lâu dài, các trường cần trở thành pháp nhân độc lập, không có cơ quan chủ quản. HĐT phải thực sự là đại diện sở hữu, có năng lực quản trị qua việc xây dựng chiến lược, bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. “Từ nay đến năm 2020 thí điểm xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản” đối với một số trường đang thí điểm tự chủ thành công”.

Xóa bỏ sự can thiệp của Bộ chủ quản

{keywords}

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: "Các cơ sở giáo dục ĐH được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ ĐH, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ".

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, bước đầu thí điểm tự chủ có khả quan, tuy nhiên vẫn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ bộ chủ quản không còn phù hợp.

Các cơ sở giáo dục ĐH được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ ĐH, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ. Năng lực quản trị ĐH của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là cơ chế bảo đảm tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình với các bên liên quan chưa hiệu quả.

Những bất cập này đã hạn chế hiệu quả của việc thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH. Tự chủ chưa thực sự trở thành động lực phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh và đa dạng hóa các loại hình đào tạo của trường ĐH.

“Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những việc đã làm được, chưa làm được. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh và bài học kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai thời gian qua, để từ đó thống nhất nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đề ra kế hoạch, lộ trình triển khai bảo đảm hiệu quả cao nhất” – Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng khẳng định Bộ sẽ cùng liên kết với các cấp có thẩm quyền, trung ương, quốc hội tiếp tục cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu thật kỹ vấn đề HĐT. Ông Nhạ đề nghị các hiệu trưởng, các nhà khoa học phải có trách nhiệm trong việc cho ý kiến, kiến nghị để hoàn thiện Luật giáo dục đại học sửa đổi bổ sung.

“Tôi kêu gọi các đồng chí cùng với Bộ xây dựng một bộ luật sửa đổi bổ sung thực sự có chất lượng. Đây cũng là dịp nâng cao uy tín của ngành. Đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục với Bộ rà soát, báo cáo ngắn gọn, khả thi, cụ thể báo cáo Chính phủ để không chỉ các trường đang thí điểm tiếp tục thực hiện, mà còn mở rộng ra các trường khác”.

{keywords}

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi".

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chính các trường đại học, cụ thể là các hiệu trưởng phải truyền được trách nhiệm xuống tất cả giảng viên, bộ môn, khoa, phòng. “Tinh thần tự chủ nói từ đầu đến giờ mới chỉ nhằm vào tháo sự can thiệp hành chính không cần thiết của Bộ chủ quản và một phần của Bộ GD-ĐT với trường. Nhưng tự chủ thực sự phải xuống đến tận giáo viên”.

Phó Thủ tướng khẳng định, “chừng nào ‘giáo vụ còn là cụ giáo viên’ thì có nghĩa là chưa có tinh thần tự chủ đại học một cách xuyên suốt”.

Ông cho rằng cần phải đổi mới ngay tư duy của các lãnh đạo trường, cụ thể là hiệu trưởng, để HĐT là cơ quan quyền lực nhất của trường. HĐT phải là cơ quan quyết định 2 vấn đề: một là quyết định tổ chức bộ máy nhân sự của trường, kể cả việc ai là hiệu trưởng, hiệu phó; hai là quyết định về tài chính.

“Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi. Không có tự chủ đại học sẽ không có những trường đại học mạnh, không có đại học mạnh thì không có lực lượng nhân lực tốt, đất nước sẽ không phát triển được” – Phó Thủ tướng nói.

  • Nguyễn Thảo
">

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học là đường một chiều”

友情链接