您现在的位置是:Thể thao >>正文
Soi kèo góc MU vs Man City, 22h30 ngày 6/4
Thể thao8人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 06/04/2025 06:48 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Nottingham, 23h30 ngày 5/4
Thể thaoChiểu Sương - 05/04/2025 01:35 Máy tính dự đo ...
【Thể thao】
阅读更多Cánh tay robot có thể viết, nhặt bóng của học sinh Bắc Ninh giành giải quốc tế
Thể thaoCụ thể, dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần" đã xuất sắc giành giải Ba ở lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí cùng 1.000 USD tiền thưởng. Đây cũng là lần đầu tiên học sinh Bắc Ninh đoạt giải ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF).
"Em thật sự hạnh phúc những cũng rất bất ngờ. Lúc ngồi xem công bố giải, em không tin nổi vào mắt mình và phải tua đi tua lại đoạn 2 đứa được xướng tên đến mấy lần mới dám tin. Sau đó, 2 đứa đã nắm tay nhau, nhảy cẫng lên vì sung sướng", Linh nhớ lại.
Theo Linh, dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” được ban giám khảo đánh giá cao về ý tưởng, phương pháp điều khiển mới bằng chân cũng như tính nhân văn hướng đến.
Sử dụng biên độ co duỗi của ngón chân để điều khiển cánh tay
Nói về lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu này, đôi bạn cho hay ý tưởng nảy sinh khi các em chứng kiến các bác thương binh, những người không may bị tai nạn khiến cụt hoặc liệt tay, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Đặc biệt là nhiều người còn trẻ và đang trong độ tuổi lao động. Để giúp họ có cuộc sống bình thường mà không phải phụ thuộc vào người khác, đôi bạn thân Đức Linh và Đức An đã quyết tâm tạo ra một sản phẩm hỗ trợ hữu ích.
Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An (học sinh Trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh) giành giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế với dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần”. Theo Linh, trước đây, có nhiều ý tưởng, mô hình và sản phẩm về cánh tay robot, như sử dụng sóng não, cơ bắp, giọng nói,... để điều khiển.
Tuy nhiên, với những người liệt cơ tay toàn phần hay có phần mỏm tay còn lại ngắn, hầu như không thể sử dụng được các cánh tay robot trên thị trường. Thực tế đó đã thôi thúc đôi bạn có ý tưởng chế tạo cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay hoàn toàn.
"Khi bắt tay vào nghiên cứu, chúng em thấy đã từng có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều khiển cánh tay robot. Các cánh tay chủ yếu dùng sóng não, múi cơ còn sót lại trên phần dư cánh tay hoặc dùng giọng nói để điều khiển, nhưng chúng em thấy các phương pháp này đòi hỏi sản phẩm phải được thiết kế riêng biệt, cá nhân hóa cho từng người dùng. Tìm hiểu kĩ hơn, chúng em thấy một dự án Cánh tay robot năm 2017 của anh Phạm Huy (cựu học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) có sử dụng chân để điều khiển. Chúng em thấy ý tưởng dùng chân để điều khiển rất hay và quyết định phát triển theo hướng này, nhưng nhất định phải tìm ra điểm mới".
Em Phạm Đức Linh. Trăn trở từ năm lớp 10, đôi bạn lao vào thử nghiệm và nghĩ ra một phương pháp mới: Sử dụng biên độ co duỗi của ngón chân để điều khiển cánh tay.
"Nếu mới nghe qua tên đề tài thì nhiều người nghĩ là trùng lặp ý tưởng nhưng thực chất dự án năm 2017 với dự án của chúng em khác biệt rất rõ. Cánh tay robot năm 2017 dùng hệ thống nút bấm đặt phía dưới ngón chân để nhấn điều khiển. Tuy nhiên, nhược điểm là gặp khó khăn khi di chuyển, lái xe ô tô. Do vậy, chúng em nghĩ ra giải pháp mới là sử dụng biên độ co duỗi của ngón chân để điều khiển", Linh nói.
Em Nguyễn Đức An. An giải thích nguyên lý của sản phẩm của nhóm là có 2 hộp điều khiển, mỗi hộp được đeo vào phần cẳng chân và kết nối với một bộ phận cảm biển đặt bên trên ngón chân cái để thu tín hiệu độ bẻ cong. Khi người dùng co duỗi ngón chân, các tín hiệu độ cong sẽ được xử lí để truyền tín hiệu không dây điều khiển cánh tay robot. Các làm này giúp cho người dùng thuận tiện hơn khi đi lại mà vẫn đảm bảo cánh tay thực hiện được tốt các thao tác cần nắm cơ bản cho người khuyết chi. Ngoài ra cánh tay còn giúp cho người sử dụng cảm nhận được tín hiệu lực trên đầu ngón tay bằng động cơ rung và còn tích hợp được tính năng xoay cổ tay, gập duỗi khuỷu tay vốn dĩ rất hiếm trên thị trường.
Gần 2 năm để hoàn thành
Để đến được ngày hôm nay, đôi bạn đã bắt tay thực hiện ý tưởng từ giữa năm 2020 và có kế hoạch cụ thể trong việc phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp, tham khảo về lập trình và đồ họa, tìm tài liệu liên quan đến cảm biến, lựa chọn vật liệu, linh kiện điện tử, thiết kế bản in 3D cánh tay robot, rồi lắp đặt và thử nghiệm thiết bị.
An cho biết, dự án đã mất gần 2 năm để hoàn tất mọi quá trình, từ lên ý tưởng, thử nghiệm, sửa đổi, hoàn thiện sản phẩm. "Dự án luôn được dự tính làm trong thời gian rất ngắn, nhưng rồi đầy rẫy những vấn đề phát sinh cần giải quyết. Cánh tay robot của chúng em được in 3D toàn bộ nên mỗi lần thử nghiệm bị lỗi là phải in lại bản mới. Từ lúc bắt đầu dự án tới giờ đã có tới 4 nguyên mẫu với 23 lần in 3D", An nói.
Đôi bạn vẫn nhớ cảnh mỗi lần bị cháy mạch hay hỏng hóc, thường phải đi sang Hà Nội để mua linh kiện.
"Thời gian gần thi cấp quốc gia, có tuần, ngày nào chúng em cũng phải đi để tìm linh kiện. Ngoài ra, để làm báo cáo đề tài cho dự án, chúng em cần phải tìm ra những tài liệu thật chính xác, một số tài liệu còn mất phí nên rất khó để tìm đọc". Mặc dù vậy, Linh cho rằng đây cũng là cơ hội để tìm hiểu về những điều mới, xa lạ cũng như biết cách chắt lọc thông tin trên internet.
Cũng nhờ vậy mà các em đã quen dần và hiểu rõ hơn về từng thao tác trình bày văn bản trên máy tính, làm đồ thị, vẽ hình minh họa,… Ngoài ra, để chế tạo cánh tay, đôi bạn đã tự học cách sử dụng phần mềm chuyên thiết kế bản vẽ 3D như Blender, vẽ mạch trên Fritzing cũng như lập trình trên Arduino,…
Đôi bạn cho hay, tổng chi phí để tạo nên cánh tay robot khoảng 9,5 triệu đồng, song những thứ phát sinh khi chế tạo là tốn kém hơn cả, gồm kinh phí để thử nghiệm, sửa đổi, tái sửa đổi, rồi in lại nguyên mẫu 3D, mua mạch do quá dòng cháy mạch, chi phí đi lại để mua linh kiện,…
Sắp tới, An dự tính vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, còn Linh muốn vào Học viện Kỹ thuật quân sự. Tuy vậy, cả hai cho hay sẽ tiếp tục cùng nhau nhau phát triển các ý tưởng và theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học.
Thanh Hùng
Sáng chế 100 nghìn đồng của học trò Hà Tĩnh giúp thầy cô đỡ vất vả
Thấy thầy cô vất vả với khâu chụp ảnh bài thi để chấm trắc nghiệm, nhóm học sinh lớp 11A Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã lên ý tưởng chế tạo Giá chấm trắc nghiệm bán tự động. Sản phẩm được các giáo viên đánh giá cao về hiệu quả.
">...
【Thể thao】
阅读更多Nhận định futsal Việt Nam vs Nga, 21h30 ngày 22
Thể thao“Chúng tôi biết tuyển Nga rất mạnh, họ có nhiều cầu thủ nhập tịch Brazil nhưng không vì thế mà tuyển futsal Việt Nam ngán ngại. Tôi và các đồng đội sẽ vào sân chơi hết sức mình, với tâm lý tốt nhất để hướng đến kết quả khả quan”,Minh Trí tự tin tuyên bố. Tuyển futsal Nga hiện đứng thứ 4 thế giới và là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch futsal World Cup 2021. 5 năm trước, tuyển futsal Nga từng dễ dàng đè bẹp Việt Nam 7-0 tại vòng 1/8 và sau đó đi một mạch đến trận chung kết.
Tuyển futsal nỗ lực tập luyện trước trận gặp Nga Nhà đương kim Á quân thế giới vẫn còn rất nhiều cầu thủ từng dự futsal World Cup 2016 trong đội hình gồm Robinho, Ivan Chiskala, Daniil Davydov, Romulo, Sergey Abramov, đội trưởng Sergei Abramovich, Ivan Milovanov và Eder Lima. Tại vòng bảng, tuyển futsal Nga toàn thắng 3 trận, ghi được 17 bàn, thủng lưới 3 lần.
Theo Trưởng đoàn Trần Anh Tú, sau khi hoàn thành mục tiêu vượt qua vòng bảng, các cầu thủ Việt Nam có tâm lý rất thoải mái. Bên cạnh đó, sau trận thua đối thủ mạnh là Brazil, đội bóng của HLV Phạm Minh Giang cũng rút ra nhiều bài học, đặc biệt là khả năng tổ chức hàng phòng ngự.
HLV Phạm Minh Giang có những điều chỉnh về lối chơi, nhân sự “Kỹ thuật cá nhân của tuyển Nga cũng tốt như Brazil, còn mặt chiến thuật với các đội bóng châu Âu rất chặt chẽ. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn tin rằng, lần này tuyển futsal Việt Nam có kết quả tốt hơn cuộc đụng độ cách nay 5 năm”,ông Trần Anh Tú nói.
Thiệt thòi cho tuyển futsal Việt Nam không có đội hình mạnh nhất khi đối đầu với Nga. Pivo Đắc Huy chấn thương bàn chân, còn pivo Đức Tùng bị tổn thương đứt dây chằng chéo trước, bong gân dây chằng chéo sau, giãn dây chằng bên trong chắc chắn không thể ra sân.
Trận tuyển futsal Việt Nam vs Nga diễn ra lúc 21h30 ngày 22/9 (giờ Việt Nam).
Video tuyển futsal Việt Nam 1-1 CH Séc:
S.N
Giải mã sức mạnh ĐT Nga, đối thủ của ĐT futsal Việt Nam ở vòng 1/8
Xuất sắc góp mặt ở vòng 1/8, tuyển futsal Việt Nam tái ngộ tuyển Nga - ứng cử viên nặng ký cho ngôi vô địch FIFA Futsal World Cup 2021.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Polissya vs Karpaty, 22h00 ngày 7/4: Đứt mạch bất bại
- Tin bóng đá sáng 22
- Kết quả bóng đá SEA Games 32 hôm nay 13/5
- Xem bàn thắng lịch sử của Futsal Việt Nam ở World Cup Futsal
- Nhận định, soi kèo Nice vs Nantes, 1h45 ngày 5/4: Đến lúc bừng tỉnh
- Dừng phân lô tách thửa đất nông nghiệp, cơn sốt đất nền khựng lại
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Augsburg vs Bayern Munich, 1h30 ngày 5/4
-
1. Trước khi bước vào vòng sơ loại thứ 3 World Cup 2022, thuyền trưởng tuyển Việt Nam dù xác định khó khăn nhưng hẳn không ngờ mọi thứ vất vả hơn so với những gì mình tính toán. Bỏ qua kết quả, việc tuyển Việt Nam liên tục không đủ quân số tốt nhất để chuẩn bị cho các trận đấu khi hàng loạt trụ cột chấn thương thực sự đẩy HLV Park Hang Seo vào tình thế khó khăn chưa từng thấy suốt 4 năm nắm quyền.
Từ trụ cột như Văn Hậu, Đình Trọng hay mới nhất là Văn Lâm đến những quân bài chiến lược như Minh Vương, Thành Chung... liên tục báo tin buồn làm thuyền trưởng người Hàn Quốc thêm nhức đầu.
Trong tình thế đó, buộc HLV Park Hang Seo phải chữa cháy bằng rất nhiều sự bổ sung mới cho tuyển Việt Nam suốt thời gian vừa qua.
Hàng loạt trụ cột tuyển Việt Nam chấn thương 2. Việc HLV Park Hang Seo gọi lên tuyển Việt Nam khá nhiều cầu thủ sau 2 trận thua đầu tiên về cơ bản là do tình thế. Nhưng nhìn rộng hơn thì dường như thuyền trưởng người Hàn Quốc đã bắt đầu thay đổi.
Điển hình như trường hợp gọi Nguyên Mạnh là ví dụ, bởi HLV Park Hang Seo nhìn thấy khả năng Văn Lâm khó có thể trở lại tuyển Việt Nam sớm vì chấn thương chẳng hạn.
Thuyền trưởng người Hàn Quốc rõ ràng đã lo rất xa cho khung thành tuyển Việt Nam, bởi Văn Lâm mất ít nhất 3 tháng dưỡng thương và buộc ông Park phải triệu tập một thủ thành giàu kinh nghiệm như Nguyên Mạnh nhằm cạnh tranh cùng Tấn Trường.
Không chỉ với trường hợp Nguyên Mạnh, việc gọi lên tuyển Việt Nam một số cầu thủ từ U23 Việt Nam cũng có thể là ý đồ như thế, trong trường hợp có biến hay các trụ cột như Đình Trọng, Thành Chung chưa kịp trở lại.
3. Đây không phải lần đầu tiên HLV Park Hang Seo nuôi hy vọng cho người hâm mộ Việt Nam bằng cách gọi lên số lượng tân binh hay các cầu thủ trẻ đột biến, nhưng so với trước đây đã nhiều hơn một cách khá rõ.
buộc HLV Park Hang Seo phải thay đổi Càng đáng hy vọng, khi mà những sai lầm hay khó khăn mà tuyển Việt Nam vừa trải qua đã được HLV Park Hang Seo rút ra kinh nghiệm thay đổi, hoặc ít nhất mạnh dạn hơn trong việc triệu tập những cầu thủ mới.
Tất nhiên để những hy vọng vào một sự thay đổi nào đó từ tuyển Việt Nam về bộ khung nhân sự, tới lối chơi xem ra cũng cần chờ đến cả màn thể hiện từ các cầu thủ mới, hay dự bị hạng sang trong những tuần tập trung tới.
Nhưng dù sao, với việc gần chục cầu thủ được triệu tập đợt sau hay đôn từ U23 Việt Nam lên thử sức xem ra đáng hy vọng một lần nữa trong bối cảnh mà người hâm mộ “nhắm mắt” cũng biết HLV Park Hang Seo dùng ai cho các trận đấu của tuyển Việt Nam suốt 4 năm qua...
Xuân Mơ
Tuyển Việt Nam: Những bài toán cần thầy Park giải
HLV Park Hang Seo phải xử lý rất nhiều công việc cho tuyển Việt Nam, sau khi toàn đội tập trung trở lại mới mong giành kết quả tốt trước Trung Quốc.
" alt="Tuyển Việt Nam mơ gì, khi thầy Park thay đổi để dụng quân...">Tuyển Việt Nam mơ gì, khi thầy Park thay đổi để dụng quân...
-
Ảnh minh họa
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đất đai được quản lý và sử dụng theo Luật Đất Đai và văn bản hướng dẫn thi hành. Về quyền sử dụng đất, căn cứ Điều 5 Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Căn cứ theo quy định của Luật Đất Đai 2013 người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong số 7 nhóm chủ thể sử dụng đất ở Việt Nam. Trong quan hệ sử dụng đất tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuy không nhiều so với các chủ thể khác nhưng có đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu theo Căn cứ Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Ảnh minh họa
Như vậy trường hợp chị bạn đổi quốc tịch sang nước ngoài thì vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên vẫn có quyền sử dụng mảnh đất mà bố mẹ bạn đã để lại.
Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư tại nước ngoài về sử dụng đất được thực hiện theo điều 168 Luật Đất Đai 2013 theo đó được chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chưa ký hợp đồng lao động nhưng xin nghỉ việc không được chấp nhận
Tôi vào một công ty thử việc 2 tháng, sau đó không thấy hợp nên quyết định xin nghỉ. Tuy nhiên, công ty vẫn bắt đợi 30 ngày sau mới được nghỉ dù chưa ký hợp đồng chính thức. Xin luật sư tư vấn tôi nên làm thế nào?
" alt="Quyền sử dụng đất khi đổi quốc tịch">Quyền sử dụng đất khi đổi quốc tịch
-
Chú Phạm Văn Hóa năm nay đã 67 tuổi, khá trầm lặng, lời nói có phần cộc mịch. Thuở nhỏ, chú nào có được học hành, lớn lên chỉ biết đi làm mướn, làm bảo vệ. Mãi đến năm ngoái, khi chân bị đau, đi lại khó khăn, chú mới nghỉ việc. Những năm trước, với đồng lương còm cõi chưa nổi 5 triệu đồng, chú chẳng để dành được đồng nào, đến lúc bị đau chân thì cứ nghĩ rằng do xương khớp tuổi già nên cũng cố chịu đựng. Trong phòng bệnh, ai cũng có người thân chăm sóc, chỉ chú Hóa lẻ loi một mình. Đầu tháng 3, khi cơn đau hành hạ cả ngày lẫn đêm khiến chú ăn ngủ không yên. Lúc này, 2 người con mới hay chuyện, vay mượn tiền cho cha đi khám. Ai cũng nghĩ rằng chỉ tốn vài triệu đồng tiền khám và mua thuốc là qua, chẳng ngờ bác sĩ yêu cầu chú phải nhập viện liền.
“Bác sĩ nói tôi bị hoại tử chỏm xương đùi trái, phải phẫu thuật thay khớp háng. Tôi cũng chẳng biết vì sao lại bị vậy, nhưng 'trời kêu ai nấy dạ' thôi. Nghe bác sĩ nói số tiền dự kiến những 60 triệu đồng, tôi phân vân lắm, chữa hay không chữa thì cũng thành gánh nặng của con cái, chúng lại nghèo...”, chú Hóa tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Lan và anh Phạm Văn Tràng sau đó đã thống nhất cùng vay mượn để có tiền phẫu thuật cho cha, nhưng hỏi khắp nơi cũng chưa được 40 triệu đồng. Họ đành cầu xin bác sĩ cứu cha trước, chi phí sẽ lo dần.
Bác sĩ dự kiến chi phí điều trị cho chú là 60 triệu đồng, nhưng 2 người con vay mượn khắp nơi cũng chưa được 40 triệu. Thế nhưng, chị Lan và anh Tràng đều khổ. Gia đình anh Tràng sống cùng cha trong căn nhà cấp 4 nho nhỏ ở ấp Cát Lái, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Vợ chồng anh thường đi làm mướn ở cảng Cát Lái, tuy nhiên công việc bấp bênh, nhất là trong mùa dịch. Cả hai phắt bóp lắm mới đủ trang trải chi phí sinh hoạt và tiền học của con.
Còn gia đình chị Lan vẫn phải chen chúc trong căn phòng trọ. Chồng chị làm bảo vệ nhưng đã thất nghiệp vài tháng nay. Trước đây chị cũng đi làm mướn, gần một năm nay thì nghỉ làm để chăm sóc cháu ngoại cho con gái đi làm.
Chị Lan giãi bày: “Con gái tôi đi bán quần áo cho người ta ở bên quận 2 này (TP. Thủ Đức). Lương bèo bọt lắm nhưng vẫn còn hơn nếu nó nghỉ và tôi đi làm. Mà nuôi đứa nhỏ tốn kém nhiều thứ quá, thành ra chỉ thiếu chứ chẳng bao giờ có dư”.
Chị Lan cũng cho biết thêm, vợ chồng chú Hóa đã ly dị từ lâu. Người thân vẫn còn nhưng ở xa, ai cũng khó khăn nên mạnh ai nấy sống. Giờ nằm viện chỉ có 2 đứa con lo mượn tiền bạc. Nhiều ngày nay, chị cứ chạy đi chạy về giữa bệnh viện và nhà, vừa chăm sóc cha, vừa phải trông cháu ngoại.
“Tôi đang nấu cháo để lát mang vào viện cho cha, mua ngoài tốn tiền quá, đi lại cũng cực lắm cô ạ. Nhưng giờ chúng tôi lo nhất là đang còn thiếu tiền điều trị, đúng là cùng đường rồi”, chị Lan lo lắng.
Hoàn cảnh của gia đình chú Hóa được các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương (Bệnh viện Lê Văn Thịnh) biết đến và sẻ chia. Phòng Công tác xã hội của bệnh viện cũng đã liên hệ đến Báo VietNamNet, mong làm cầu nối giúp gia đình gặp được nhiều vòng tay nhân ái, có đủ chi phí điều trị và tái khám trong thời gian tới.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc chú Phạm Văn Hóa; Địa chỉ: Khu 2, ấp Cát Lái, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; Số điện thoại: 0908193070.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.076 (Chú Phạm Văn Hóa)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081." alt="Chú bảo vệ nghèo bơ vơ trên giường bệnh, con không lo nổi 20 triệu đồng viện phí">Chú bảo vệ nghèo bơ vơ trên giường bệnh, con không lo nổi 20 triệu đồng viện phí
-
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Nottingham, 23h30 ngày 5/4
-
Nguyệt Anh chưa tốt nghiệp đại học, không có bằng thạc sĩ và cũng chưa có bài đăng trên tạp chí quốc tế ở thời điểm ứng tuyển. Phạm Lê Nguyệt Anh(22 tuổi), sinh viên năm cuối tại University of Sheffield (Anh quốc). Ảnh: NVCC Lựa chọn bất ngờ
“Trong hành trình đi du học của em có nhiều lựa chọn khá bất ngờ như sang Mỹ học tiến sĩ. Nhưng tình yêu dành cho nghiên cứu luôn được em nuôi dưỡng ngày bé. Ngay từ đầu em đã xác định sẽ học lên cao hơn nên em luôn tập trung vào trường vừa mạnh về nghiên cứu học thuật và thực hành”, Nguyệt Anh chia sẻ.
Nói về quyết định đi du học, Nguyệt Anh cho biết em lên kế hoạch từ rất sớm như luôn duy trì điểm tổng kết luôn trên 9 phẩy, thi chứng chỉ IELTS ngay từ lớp 11. Nguyệt Anh rất thích môi trường học tập ở Anh Quốc khi được trực tiếp trải nghiệm trong trại hè năm lớp 10 diễn ra tại đây.
“Lớn lên trong gia đình có truyền thống học tập, mẹ là giảng viên đại học nên từ nhỏ em thường nghe mẹ chia sẻ về những ứng dụng hoá sinh trong ngành công nghệ thực phẩm. Em cảm thấy rất hứng thú với ngành này. Trong bài luận để ‘apply’ đại học em đã đề cập đến những ứng dụng hoá sinh trong sản xuất và bảo quản thực phẩm, là một vấn đề quan trọng đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam”.
Ngoài học bổng toàn phần tiến sĩ tại Pennsylvania State University, Nguyệt Anh còn được nhận thêm khoản hỗ trợ 31.000 USD/năm. Ảnh: NVCC Nhưng năm học đầu tiên theo học chuyên ngành Hoá sinh, Nguyệt Anh nhận thấy có nhiều môn học không thực sự phù hợp với thế mạnh của bản thân. Nguyệt Anh sau đó chuyển hướng sang học ngành Vi sinh vật vì thấy hứng thú hơn sau khi được học các môn nghiên cứu về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn,... Với chương trình học khá nặng, nhiều kiến thức chuyên ngành nhưng Nguyệt Anh luôn có mục tiêu rõ ràng là cố gắng tốt nghiệp xuất sắc.
“Khi lên giảng đường, em thường lắng nghe để hiểu thầy cô giảng và ghi lại những điều trọng tâm. Tối về em sẽ vẽ thành sơ đồ hoặc nghe lại ghi âm các buổi học để nhớ rõ hơn. Học phần nào “gói gọn” trong phần đấy nên thi cuối kỳ em rất nhẹ nhàng, không bị tâm lý nhồi nhét quá nhiều kiến thức”.
Ngoài ra, Nguyệt Anh còn tình nguyện dạy STEM cho các em nhỏ ở Mỹ. Hoạt động nằm trong dự án “Woman In STEM” hướng tới truyền cảm hứng cho các em nhỏ yêu thích STEM, đặc biệt là các em nữ. Bên cạnh đó, Nguyệt Anh dành thời gian lên lab để làm thí nghiệm, chăm chỉ hoàn thành những dự án đề ra trong môn học.
"Không phải người giỏi nhất hãy là người phù hợp nhất"
Ban đầu Nguyệt Anh dự định học tiến sĩ ở Anh hoặc một nước châu Âu nào đó, nhưng sau đó em muốn “thử sức” ở Mỹ. Chưa tốt nghiệp đại học, không có bằng thạc sĩ hay có bài đăng trên tạp chí quốc tế, nhưng Nguyệt Anh khẳng định mình bằng kết quả học tập và sự quan tâm đối với các vấn đề nghiên cứu. Điểm tổng kết của Nguyệt Anh luôn đạt mức tuyệt đối GPA 4.0/4.0.
“Không có nhiều thành tích quá nổi bật nhưng em luôn phấn đấu duy trì điểm học tập trong top đầu, thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng đam mê thật sự. Nếu mình không thể là người giỏi nhất thì hãy là người phù hợp nhất.
“Trong bài luận em đề cập đến chủ đề thiết thực về kháng kháng sinh, liên quan đến bài em từng học về vi sinh vật gây bệnh. Ở nhiều nước từ lĩnh vực y tế đến chăn nuôi,… nhiều người đang dùng kháng sinh không có sự quản lý chặt chẽ với liều lượng nhất định gây ra phản ứng kháng kháng sinh. Khi bị bệnh, nếu loại thuốc kháng sinh thuốc mình dùng có thể không còn hiệu quả nữa nếu vi khuẩn gây bệnh đã kháng lại. Kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhiều người” Nguyệt Anh cho biết.
"Nếu mình không thể là người giỏi nhất thì hãy là người phù hợp nhất". Ảnh: NVCC Nguyệt Anh đã tìm hiểu và được biết tại trường Pennsylvania State có một giáo sư đang phát triển một loại kháng sinh mới. Trong bài luận, Nguyệt Anh đã thể hiện rõ nguyện vọng được tham gia nghiên cứu, chung tay giải quyết vấn đề kháng kháng sinh không chỉ ở nước Mỹ mà còn cả Việt Nam.
“Tháng 2/2020, em nhận được thông báo tham gia phỏng vấn và trước đó thầy giám đốc chương trình đã gửi mail thông báo hồ sơ của em đã được chấp thuận. Buổi phỏng vấn diễn ra khá nhẹ nhàng, trong phần trao đổi với thầy giám đốc chương trình, em tự tin trao đổi về mục tiêu, hướng nghiên cứu khi học PhD là gì và lý do lựa chọn trường”
Ngoài ra Nguyệt Anh cũng đặt thêm câu hỏi cho thầy vì được biết thầy cũng nghiên cứu về kháng kháng sinh. “Điều đó cũng thể hiện một phần về sự quan tâm và hiểu biết thực sự của em, giúp em ghi điểm với hội đồng tuyển sinh”.
Nguyệt Anh nhận được học bổng toàn phần tiến sĩ và khoản hỗ trợ 31.000USD/1 năm.
“Trước đây mẹ phải từ bỏ việc học tiến sĩ để dành thời gian cho chúng em, thì nay em sẽ bước tiếp chặng đường đó bằng chính đam mê của mình”, Nguyệt Anh nói.
Trong tương lai cô gái Hà Nội sẽ nghiên cứu sâu hơn về chủ đề vi sinh vật và thực hiện mong muốn trở thành một giảng viên giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu vi sinh.
Ngọc Linh
Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi nhận học bổng TS tại Mỹ
Chưa tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999) đã được Trường ĐH California, Berkeley cấp học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ.
" alt="Cô gái 22 tuổi giành học bổng toàn phần tiến sĩ ở Pennsylvania State University">Cô gái 22 tuổi giành học bổng toàn phần tiến sĩ ở Pennsylvania State University