Dựa trên các phép tính trước đó của giới chuyên môn, “Mrs Ples” và các hóa thạch khác được tìm thấy ở độ sâu tương tự của hang động được ước tính là khoảng từ 2,1 đến 2,6 triệu năm tuổi.
Tuy nhiên, “theo thứ tự thời gian thì điều đó không phù hợp”, nhà khoa học Pháp Laurent Bruxelles, một trong những tác giả của nghiên cứu được công bố hôm 27/6 trên tạp chí khoa học PNAS, cho biết.
Khu vực khai quật tại cụm hang động Sterkfontein, Nam Phi. Ảnh: AFP. |
Khoảng 2,2 triệu năm trước, Homo habilis - loài sớm nhất của chi Homo - đã xuất hiện trong khu vực. Nhưng không có dấu hiệu của Homo habilis ở cùng độ sâu của hang động nơi “Mrs Ples” được tìm thấy.
“Thật kỳ lạ khi thấy một số Australopithecus tồn tại trong một thời gian như vậy”, vị chuyên gia nói với AFP.
Bên cạnh đó, nghiên cứu gần đây cho thấy bộ xương gần như hoàn chỉnh của loài Australopithecus có tên “Little Foot” đã 3,67 triệu năm tuổi.
Khoảng cách lớn như vậy về số tuổi của “Mrs Ples” và “Little Foot” dường như khó có thể xảy ra, nhất là khi hai hoá thạch chỉ cách nhau một ít lớp trầm tích.
Nghiên cứu cho biết các nhà khoa học trước đây đã đánh giá thấp tuổi của các hóa thạch vì họ tính toán dựa trên đá canxit, loại đá có thời gian hình thành muộn hơn so với phần đá còn lại của hang động này.
Sử dụng kỹ thuật mới, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “Mrs Ples” và các hóa thạch khác được phát hiện gần đó có độ tuổi từ 3,4 đến 3,7 triệu năm.
Phát hiện mới này có thể làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về lịch sử tổ tiên của loài người.
Dominic Stratford, Giám đốc nghiên cứu tại các hang động và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết loài Australopithecus ở Nam Phi trước đây được coi là "quá trẻ" để trở thành tổ tiên của giống Homo. Nhưng nghiên cứu mới này cho thấy loài Australopithecus ở Nam Phi đã có gần một triệu năm để tiến hóa thành tổ tiên Homo của loài người.
Theo Zing/Guardian
Các nhà khoa học đã phát hiện loài vi khuẩn lớn nhất được biết đến từ trước đến nay tại vùng đầm cạn ngập mặn ở Caribe.
" alt=""/>Phát hiện mới về tổ tiên loài ngườiAnh Hào
Trên Facebook Messenger, người dùng có thể tạo một phòng trò chuyện mã hóa riêng với người nhận. Có ít nhất 2 cách để làm việc này.
" alt=""/>Cài đặt tin nhắn tự xóa trên Messenger như thế nàoNhững người nông dân livestream đã trở thành một đề tài rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Ảnh: Liang Taiping.
Có thể nói, các nền tảng phát sóng trực tuyến đã mang lại bước ngoặt cho thị trường nông sản thương mại điện tử của quốc gia tỷ dân. Trước đây, người thống trị thị trường này là ông lớn công nghệ Alibaba với chợ Taobao và Tmall.
Trong mùa mua sắm 18/6, mỗi ngày Taobao tổ chức lên đến 10.000 sự kiện livestream từ các vùng nông thôn hẻo lánh. Nền tảng này sở hữu hơn 100.000 streamer nông dân trên khắp cả nước.
Song, những tên tuổi mới như Pinduoduo và Douyin lại có những chiến lược mới để bán hàng qua video, cạnh tranh với đế chế thương mại điện tử Alibaba. “Các nhãn hàng đang tìm cách phát triển bên ngoài Alibaba vì lượng tiếp cận của nền tảng này đã bị bão hòa”, Miro Li, nhà sáng lập công ty tư vấn Double V.
Theo chuyên gia, thói quen tiêu dùng của người dùng cũng đang dần thay đổi. “Douyin chính là ví dụ điển hình của xu hướng ‘thương mại điện tử tích hợp’, kích cầu tiêu dùng bằng nội dung số. Nhờ đó, người dùng sẽ không còn quá chú trọng vào những sản phẩm giá rẻ, thay vào đó sẽ sẵn sàng chi cho các mặt hàng có giá cao hơn”, Li bổ sung.
Miếng bánh béo bở được các ông lớn giành giật
Bắt đầu mô hình kinh doanh trực tuyến từ năm 2017, Jiang chính là người chứng kiến sự thay đổi rõ rệt hơn ai hết. Lúc đầu khi mới bắt đầu, anh chủ yếu bán hàng qua các nhóm chat trên WeChat. Sau đó, để theo kịp xu hướng, Jiang đã mở thêm một cửa hàng trên Taobao và liên kết với đối tác để bán hàng qua Pinduoduo trước đại dịch Covid-19 vào năm 2020.
Tuy nhiên, anh dần nhận ra sản phẩm của mình rất khó tiếp cận đến nhiều khách hàng nếu không mua quảng cáo. “Chỉ có những cửa hàng mới mở mới có tương tác cao nhưng vấn đề là trên sàn lại có quá nhiều sản phẩm giống nhau”, anh nói.
Vì thế, Jiang đã quyết định sử dụng Douyin và tính năng Channels của WeChat để đưa sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khách hàng nội địa hơn. Sau khi thay đổi chiến lược, người đàn ông nhận ra ngày càng nhiều người từ khắp mọi nơi, thậm chí là từ nước ngoài đã xem video của mình và hỏi mua nông sản.
Nhờ thay đổi cách thức bán hàng, Jiang Jiaqi đã vượt qua khó khăn không bán được nông sản do vướng phải dịch Covid-19. Ảnh: Yaling Jiang. |
Theo SCMP, các nền tảng phát trực tuyến và chia sẻ video ngắn đã trở thành chiến lược marketing phổ biến gần đây của thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.
Pinduoduo, ứng dụng thương mại điện tử hàng đầu, gần đây đã đưa tính năng quay video ngắn được ra mắt năm 2020 lên đầu trang chủ của mình. Alibaba cũng mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này và thu về 60 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa trong năm 2020.
“Các nền tảng thương mại điện tử truyền thống đua nhau ra mắt tính năng video ngắn và livestream để kích cầu hành vi mua hàng và đầu tư”, nhà sáng lập công ty tư vấn Double V nhận định. Ông cho rằng sự kết hợp giữa 2 hình thức này sẽ giúp người dùng chọn mua sản phẩm chỉ trong tích tắc.
Trong đó, Douyin sẽ trở thành người dẫn đầu với chiến lược này, đặc biệt là sau những ồn ào xoay quanh “ông hoàng son môi” Li Jiaqi hay “bà hoàng livestream” Viya của Taobao.
Song, bên cạnh lượng người mua tăng nhờ các nền tảng trực tuyến, những nông dân như Jiang Jiaqi cũng gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh. Giá thành nguyên vật liệu bao bì, phí vận chuyển tăng cao, kèm theo đó là mùa nông sản ngày càng ngắn đã khiến Jiang khó có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Nhưng người đàn ông vẫn tỏ ra rất lạc quan, đặt mục tiêu phát triển tài khoản Douyin của mình và mong muốn giúp người nông dân “chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể bán được nông sản”.
(Theo Zing)
Hình thức livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng được áp dụng rộng rãi khi hút một lượng khách hàng lớn mua sắm.
" alt=""/>Nông dân Trung Quốc đổi đời nhờ livestream