Nhiều độc giả cho rằng việc chạy theo công nghệ, bỏ ra một khoản tiền lớn để “rước” iPhone 7 ngay từ khi mới ra, mục đích cũng chỉ để khoe với mọi người, thể hiện bản thân, đáp ứng sở thích với trào lưu mới.
“Mua trước chục ngày để làm gì nhỉ? Không biết đã kịp khoe với bao nhiêu người rồi? Nếu muốn thể hiện đẳng cấp thì chọn BlackBerry Porsche Design hoặc Vertu đi, iPhone là gì?” độc giả Hoàng Anhthắc mắc.
Có cùng ý kiến trên, độc giả Phạm Huyviết: “Điện thoại chỉ là điện thoại mà thôi, mục đích chính của nó là nghe và gọi, tiền thì phải làm nhiều việc khác quan trọng hơn, tội gì mất tiền cho những thứ không đáng. Giờ rớt giá vậy người mua sớm chắc ‘xót’ lắm”.
“Tôi không bất ngờ khi giá trị một chiếc iPhone mới ra mắt luôn ở ngưỡng cao so với các dòng điện thoại thông dụng. Do đó, tôi không bất ngờ sau hai tuần giảm gần 10 triệu đồng. Nếu là mình, tôi sẽ đợi giá ổn định rồi mới quyết định mua chứ gần 30 triệu đồng cho một chiếc điện thoại, giờ rớt gần nửa thì cũng đáng phải suy nghĩ", độc giả Đàm Mạnh Hùng viết.
‘iPhone không còn hot đến mức phải ép giá’
" alt=""/>'iPhone đâu còn hot mà cứ hét giá'Ngày 12/10/2016, Bộ TT&TT đã trao giấy phép thiết lập hạ tầng viễn thông và băng tần cho mạng di động Vietnamobile sau khi Thủ tướng đồng ý chuyển đổi hình thức đầu tư từ BCC thành Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile.
Phát biểu tại buổi lễ trao giấy phép, Thứ trưởng Bộ T&TT Phan Tâm cho rằng đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một giai đoạn phát triển mới và mở ra cơ hội mới cho Vietnamobile. Sự kiện này cũng khẳng định chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng của Việt Nam.
“Trong hơn 10 năm qua, Vietnamobile đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức phổ biến đối với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, đến những thách thức triển khai công nghệ CDMA trên một thị trường đã quen với công nghệ GSM. Thế nhưng, Vietnamobile có thể tự hào là tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường di động Việt Nam trong khi đã có doanh nghiệp viễn thông khác buộc phải sáp nhập trước nguy cơ phá sản, đã có doanh nghiệp di động dừng hoạt động. Điều này cho thấy rằng, cho dù thị trường di động Việt Nam rất cạnh tranh nhưng vẫn có cơ hội cho các doanh nghiệp mới năng động, sang tạo phát triển”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.
Phát biểu nhân sự kiện này, ông Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hanoi Telecom cho biết, từ tháng 1/2007, mạng di động thương hiệu HTmobile được khai trương trên toàn quốc với độ phủ rộng xấp xỉ 95% mật độ dân cư. Tuy nhiên, Công nghệ CDMA thất bại trên thực tế ở cả thế giới cũng như Việt Nam nên năm 2008 công ty Hanoi Telecom đã đề nghị chuyển đổi và được Bộ Bưu chính Viễn thông cấp giấy phép mạng viễn thông đi động mặt đất EGSM với số vốn đầu tư là 880 triệu USD. Năm 2009, sau 1 năm triển khai đã hoàn thành được trên 4000 trạm BTS, phủ sóng được hầu hết 63 tỉnh thành trong cả nước và mạng HTmobile chính thức phát sóng trở lại với thương hiệu mới Vietnamobile.
" alt=""/>Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm: “Vietnamobile đang có cơ hội phát triển mới”Theo “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” vừa được UBND TP.HCM ban hành, mỗi dự án khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ mức kinh phí tối đa 2 tỷ đồng.
Đối tượng thụ hưởng là các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, có dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhóm 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm cơ khí, điện tử - CNTT, hóa chất - nhựa - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm; các dự án khởi nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ gồm tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; du lịch; vận tải, cảng - kho bãi; bưu chính, viễn thông, thông tin và truyền thông; kinh doanh tài sản bất động sản; tư vấn; khoa học công nghệ, y tế; giáo dục và đào tạo.
" alt=""/>TP.HCM hỗ trợ mỗi dự án khởi nghiệp tới 2 tỷ đồng