Những câu chuyện về người trẻ nghèo nhưng "chảnh", ảo tưởngvề bản thân như vậy công ty của chúng tôi đã từng gặp phải cách đây 7 - 8 năm. Rútkinh nghiệm từ việc tuyển dụng chỉ thông qua phỏng vấn, chúng tôi có cách làm đểtuyển dụng một cách có chọn lọc và chuyên sâu để tìm được ứng viên phù hợp nhất.
Ông Trần Tuấn Phong - thành viên sáng lập công ty luật VILAF Hồng Đức. |
Một sinh viên dù tốt nghiệp trường tốp ở VN hay nước ngoàinhưng sự hiểu biết của họ về môi trường, công việc ở mỗi nơi là khác nhau. Phỏngvấn dựa trên nền tảng hồ sơ xin việc là chưa đủ.
Bây giờ, chúng tôi tiếp cận lại, tuyển dụng từ ngay trong trườngđào tạo. Trước khi ra trường, công ty sẽ tìm đến các bạn, mở các khóa đào tạomiễn phí. Sau đó nếu vượt qua bạn sẽ có 3-4 tháng thử việc rồi mới nhận vào làm.
Công ty không quan tâm nhiều đến việc bạn học ở đâu, bằngloại gì. Chúng tôi muốn thấy trải nghiệm thực tế, xử lí tình huống của bạn ởtừng vị trí việc làm để đưa ra đánh giá bạn có phù hợp hay không.
Với việc có những khóa đào tạo nghề nghiệp ngay trong trườngđại học, công ty chú trọng đưa lý thuyết vào các tình huống xử lí cụ thể để ứngviên khám phá, bộc lộ phản thân hoặc điều chỉnh hành vi như thế nào cho phù hợp.
Ứng viên - thường là các sinh viên tham gia các khóa đào tạomột cách vô tư. Đó cũng là cách chúng tôi hướng nghiệp cho sinh viên, rằng bạncó thể theo lĩnh vực thiên về lý thuyết hay thực tiễn.
Sự kỳ vọng về bản thân của mỗi người cũng được định vị lạikhiến nhà tuyển dụng và ứng viên đều không gặp thất vọng.
Người trẻ luôn có khát khao, mỗi bậc phát triển lại có kỳvọng mới.
Trong quá trình người trẻ vào làm, chúng tôi luôn có luật sư nhiềukinh nghiệm đi cùng để định hướng cho họ biết mình đang ở đâu, nên làm gì. Cónhiều bạn sẽ phát triển tốt với những kỳ vọng mới. Nếu nhà tuyển dụng không đápứng, đẩy họ lên nấc thang mới hoặc cho họ thấy kỳ vọng đó là quá xa so với điềuhọ có thể đạt được thì có thể họ sẽ chạy đi nơi này nơi kia nộp hồ sơ.
Đó là câu chuyện bình thường mà mỗi công ty đều gặp phảitrong tuyển dụng, sử dụng nào động.
Riêng ý kiến cho rằng để phát triển cần phải có từng bước đidần dần trên nguyên tắc, điều này đúng.
Mỗi công việc đều có những tiêu chuẩn nghề nghiệp đơn giản mànếu muốn lên chuyên nghiệp anh khó lòng bỏ qua được.
Ví dụ như muốn làm tư vấnchuyên nghiệp anh phải có 10.000 giờ tư vấn hoặc để được bay chuyên nghiệp anhphải có 10.000 giờ thực hành,...Đó là những tiểu tiết. Nhưng nếu không làm việcnhỏ thì khó làm đến việc to. Nhà quản lí cần khuyến khíchcác bạn trẻ làm việc đó.
Sinh viên Việt Nam có gì để "bán mình"?" alt=""/>Người trẻ nghèo nhưng 'chảnh'Năm vừa qua, nhiều hoạt động về quản lý nhà nước lĩnh vực bưu chính cũng đã được Vụ Bưu chính tập trung thực hiện đạt kết quả nhất định như: Thực hiện báo cáo tổng kết Luật Bưu chính 2010, triển khai Chiến lược phát triển bưu chính; nhận diện các vấn đề của thị trường bưu chính như nhượng quyền, chia sẻ sử dụng chung hạ tầng...; chỉ đạo doanh nghiệp bưu chính hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; sửa đổi, điều chỉnh kế hoạch phát triển nền tảng địa chỉ số; đề xuất các giải pháp cạnh tranh lành mạnh thị trường bưu chính...
Trong kế hoạch công tác năm nay, Vụ Bưu chính đã xác định việc xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi) là 1 trong 8 nhiệm vụ trọng tâm. Mục tiêu đặt ra với nhiệm vụ này là nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của lĩnh vực bưu chính và các lĩnh vực khác liên quan như thương mại điện tử, logistics… giúp cho các doanh nghiệp bưu chính và thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững; đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cùng với đó, ngày càng cải thiện chất lượng dịch vụ bưu chính, công tác quản lý nhà nước về bưu chính cũng hoàn thiện, chặt chẽ hơn.
Đóng góp ý kiến vào kế hoạch công tác năm 2024 của Vụ Bưu chính, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Trần Như Hiền đề xuất Vụ rà soát, bố trí nguồn lực để tập trung cho các việc lớn như sửa đổi Luật Bưu chính, thực thi Chiến lược phát triển bưu chính, xây dựng Cổng thông tin và dữ liệu bưu chính.
Ở góc độ Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Trần Thị Nhị Thủy nhấn mạnh, thực tế cho thấy đến thời điểm hiện tại, Luật Bưu chính năm 2010 không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực. Phân tích cụ thể về quy trình, thủ tục xây dựng, sửa đổi luật hiện nay, bà Trần Thị Nhị Thủy đề nghị Vụ Bưu chính đẩy nhanh tiến độ, với mục tiêu là hoàn thành các nội dung công việc liên quan đến lập đề nghị, trình xem xét ban hành Luật Bưu chính (sửa đổi) trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Điểm ra các nhóm công việc cần triển khai ngay để thực hiện việc xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi), đại diện Vụ Pháp chế nhấn mạnh: “Trong điều kiện lực lượng không nhiều, Vụ Bưu chính cần tổ chức công việc chặt chẽ, chia người giao việc. Bản thân lãnh đạo Vụ cũng phải chia việc ra mới đảm bảo được việc thực hiện dự án Luật này”.
Còn theo Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Trần Thanh Hà, năm 2024, Vụ Bưu chính cần quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương và đa phương về quản lý nhà nước lĩnh vực bưu chính, lưu ý việc rà soát, đối chiếu để quy định pháp luật về bưu chính của Việt Nam phù hợp với quốc tế, nhất là quá trình sửa đổi Luật Bưu chính 2010.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương chỉ đạo Vụ Bưu chính phải xác định việc xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi) là ưu tiên số 1 trong năm nay và phải làm sớm, với thời hạn tháng 2/2024, Vụ phải báo cáo Bộ trưởng, Ban cán sự Đảng về nhiệm vụ này.
Về cách làm, Thứ trưởng yêu cầu lãnh đạo Vụ Bưu chính chia nhóm để phân công các nội dung công việc phục vụ cho xây dựng Luật. Để phục vụ việc sửa đổi Luật Bưu chính, Vụ cần có kế hoạch đề xuất đoàn ra để học tập kinh nghiệm quốc tế trong quản lý bưu chính. “Trọng tâm nhất là câu chuyện xây dựng Luật, Bưu chính (sửa đổi), Vụ phải phải tập trung và đảm bảo đúng tiến độ”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương còn lưu ý Vụ Bưu chính một số việc như: Sớm công bố kết quả đánh giá, xếp hạng chất lượng doanh nghiệp bưu chính năm 2023; phối hợp chặt chẽ cùng Thanh tra Bộ giải quyết dứt điểm câu chuyện giấy phép bưu chính bị sử dụng sai mục đích. Ngoài ra, Trung tâm thông tin, Vụ Kế hoạch tài chính phối hợp với Vụ Bưu chính để triển khai sớm Cổng thông tin và dữ liệu bưu chính.
Luật Bưu chính được ban hành tháng 6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Quá trình thực thi cho thấy, đến nay, Luật không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực. Trong kế hoạch của Bộ TT&TT, trong giai đoạn 2024 – 2025, Luật Bưu chính (sửa đổi) là 1 trong 4 dự án luật Bộ sẽ đề xuất, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua. Trong Nghị quyết 01 ban hành ngày 5/1/2024, lập đề nghị xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi) là 1 trong những nhiệm vụ cụ thể Chính phủ giao Bộ TT&TT trong năm nay. |
Theo văn bản số 163 ngày 23/10 của Công ty Cổ phần May Thăng Long, đơn vị này cam kết sẽ tự dỡ bỏ 2 công trình vi phạm là nhà 3 tầng được dùng làm văn phòng làm việc Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án và điều hành, Phần cơi nới trên trạm điện trong dự án Thăng Long Garden theo đúng yêu cầu của các cấp chính quyền. Thời gian thực hiện là 15 ngày, bắt đầu từ ngày 25/12/2015.
Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn thực hiện trên, việc tự dỡ bỏ 2 công trình vi phạm tại dự án này vẫn chưa hoàn thành.
Dự án Thăng Long Garden đến chiều 12/11 vẫn chưa hoàn thành việc tự phá dỡ. Ảnh: Châu Anh |
Chiều ngày 12/11, UBND phường Minh Khai đã mời đại diện chủ đầu tư, đại diện cư dân và các cấp chính quyền ngồi họp về việc kiểm điểm tiến độ công tác tự phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại 250 Minh Khai do Công ty CP May Thăng Long thực hiện.
Tại cuộc họp, bà Vũ Thị Liên – Tổng Giám đốc Công ty CP May Thăng Long giải thích, do công trình cơi nới tại trạm điện nằm trên trạm điện đang vận hành cung cấp điện cho 2 toà nhà chung cư A2, A3 và tiếp giáp với khu nhà dân nên công ty phải chuyển phương án phá dỡ thủ công thay vì bằng máy móc.
Bà Liên đề nghị xin thêm 7 – 10 ngày để tự phá dỡ nốt các công trình vi phạm.
“Chúng tôi đang nghiêm túc thực hiện các quyết định của cơ quan chức năng”, bà Liên nói.
Bà Liên cũng cho biết, đối với công trình sai phạm tại trạm điện, bà đã yêu cầu ban quản lý dự án thực hiện phá dỡ, đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế đã thẩm định từ năm 2014 và lấy ý kiến của điện lực Hai Bà Trưng nếu không ảnh hưởng thì chúng tôi sẽ tự phá dỡ phần tầng 2 của trạm điện.
Nhận thấy việc chủ đầu tư vẫn cố tình chưa nhận thức đúng về những sai phạm của mình, ông Đặng Thành Long – đại diện thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: “Công trình trạm điện là không phù hợp với quy hoạch. Còn bản vẽ, hồ sơ thiết kế mà chủ đầu tư lấy làm căn cứ giữ lại tầng 2 là do đơn vị thiết kế, điện lực Hai Bà Trưng thiết kế dành riêng cho trạm điện đó, không phải căn cứ để thay thế cho Tổng mặt bằng đã được duyệt.
Không đồng tình với việc giải thích này của chủ đầu tư May Thăng Long, ông Đỗ Quang Bình – đại diện cư dân cho rằng, chủ đầu tư đã không nghiêm túc thực hiện cam kết với lãnh đạo phường, Quận và thành phố Hà Nội.
“Việc chủ đầu tư thực hiện chậm tiến độ vẫn nói là làm nghiêm túc, tôi không hiểu nghiêm túc ở chỗ nào?”, ông Bình đặt câu hỏi.
Bày tỏ ý kiến tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Thanh – Phó Bí thư Đảng uỷ Phường Minh Khai cũng thẳng thắn nêu quan điểm: “Tôi cho rằng phải kiên quyết thực hiện triệt để phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng tại 250 Minh Khai”.
Đồng ý với quan điểm này, ông Tạ Văn Mỹ - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Minh Khai đề nghị chủ đầu tư có tiến độ phá dỡ cụ thể và phá dỡ triệt để các công trình sai phạm tại dự án này.
Kết luận cuộc họp, ông Trịnh Lê Đức – Chủ tịch phường Minh Khai cũng khẳng định, theo biên bản ngày 26/10, chủ đầu tư cam kết tự tháo dỡ và hoàn thành 15 ngày, có kê chi tiết nội dung tự phá dỡ. Nếu chậm tiến độ sẽ đề nghị UBND Phường hỗ trợ, đề nghị để lại một số lực lượng chức năng.
Tuy nhiên đến nay đã ngoài thời gian thực hiện, ngày 11/11, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã có văn bản đôn đốc Công ty thực hiện.
Sở Xây dựng cũng đề nghị Quận Hai Bà Trưng tự phá dỡ, nếu không tự phá dỡ, Phường sẽ thực hiện theo đúng kết luận cưỡng chế.
“Chủ đầu tư cam kết với các cấp chính quyền về việc tự phá dỡ và đã chậm tiến độ. Vì thế, việc chủ đầu tư xin gia hạn thêm 7 – 10 ngày tự phá dỡ, chúng tôi không đồng ý”, ông Đức khẳng định.
Ông Đức cũng cho biết, bắt đầu từ ngày mai, phường sẽ mời đơn vị vào đo đạc khối lượng chủ đầu tư đã tự phá dỡ. Phần còn lại, UBND Phường sẽ thuê đơn vị tư vấn tính toán khối lượng còn lại và UBND phường sẽ tổ chức triển khai xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo đúng quy định.
Cụ thể, để đảm bảo không ảnh hướng đến trạm điện đang cung cấp điện cho các hộ dân, UBND phường sẽ thực hiện phá dỡ triệt để tầng 2 trên trạm điện, toàn bộ tầng 1, trừ khu vực trạm điện và bể ngầm chứa dây cáp điện.
Về tiến độ thực hiện, Chủ tịch UBND phường Minh Khai cũng khẳng định: “Lực lượng chúng tôi vào phá dỡ không quá 3 ngày”.
Trao đổi với phóng viên VTC News sau buổi họp, ông Đỗ Quang Bình – đại diện cư dân cho biết: “Việc chủ đầu tư cố tình chậm phá dỡ công trình sai phạm khiến cư dân chúng tôi một lần nữa mất niềm tin vào May Thăng Long.
Vì vậy, quyết định cưỡng chế phá dỡ của lãnh đạo phường khiến cư dân chúng tôi rất mừng và mong lãnh đạo thực hiện đúng lời hứa của mình với cư dân”.
Theo VTC
Phá dỡ công trình sai phạm tại dự án Thăng Long Garden" alt=""/>Chậm tháo dỡ vi phạm tại dự án Thăng Long Garden: Phường sẽ thực hiện cưỡng chế