Trình độ tiếng Anh của nhiều sinh viên Việt Nam chỉ đủ... viết Facebook

作者:Thế giới 来源:Kinh doanh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 17:43:54 评论数:

Đụng đâu cũng thấy hạn chế

Với quan điểm cần nhìn nhận thẳng thắn vào những yếu kém,ìnhđộtiếngAnhcủanhiềusinhviênViệtNamchỉđủviếkết quả cúp c1 hạn chế để cùng các đơn vị đào tạo, cơ quan quản lý nghiên cứu đưa ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử trong nước, tại hội thảo “Phát triển nhân lực điện tử Việt Nam - Nhật Bản” do Bộ TT&TT vừa tổ chức tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Kiều Vân, Trưởng phòng Nhân sự công ty Panasonic Vietnam đã gây chú ý khi đề cập đến hàng loạt yếu kém của nguồn nhân lực trong nước qua thực tế tuyển dụng và làm việc tại doanh nghiệp này.

Theo bà Kiều Vân, về trình độ tiếng Anh, tuy hiện nay trình độ của sinh viên ra trường đã cải thiện hơn nhiều so với trước đây nhưng chỉ trong vấn đề đọc và hiểu tài liệu, còn ở khả năng giao tiếp và khả năng viết phần lớn còn rất yếu.

“Ví dụ như viết email nhiều người cũng không biết mở đầu, kết thúc thế nào cho dễ hiểu. Chủ yếu thấy thành thạo trong việc viết… status Facebook”, bà Vân nói, đồng thời cho rằng có thể do vấn đề đào tạo thiên về ngữ pháp khiến sinh viên ngại nói, khi đi làm thực tế giao tiếp khó khăn.

Về kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, bà Vân cho rằng nhiều sinh viên khi lên mạng xã hội thì “chém gió phần phật”, nhưng trong hoạt động kinh doanh lại thiếu tự tin, luống cuống, kỹ năng thuyết trình, phân tích của sinh viên mới ra trường còn yếu, khi gặp rắc rối không biết cách chia sẻ để nhận được sự hỗ trợ giải quyết.

Cùng đó là thiếu kỹ năng làm việc nhóm. “Tại Panasonic, nhiều sinh viên tốt nghiệp trường đại học lớn tỏ rõ cái tôi của mình lớn mà không chịu lắng nghe ý kiến của người khác, sẵn sàng ngay lập tức “ném đá” ý kiến của người khác”, bà Vân chia sẻ.

Đáng chú ý, theo bà Vân, những hạn chế lớn của sinh viên mới ra trường còn phải kể đến là sự thiếu quyết tâm, nhiệt huyết, khi gặp khó khăn là dễ nản chí buông bỏ. Thậm chí ngay ở tác phong công sở cũng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp so với nhân lực nước ngoài.

Với một công ty Nhật Bản như Panasonic luôn đề cao tác phong nhanh nhẹn, đi nhanh, thế nhưng có người đi lại uể oải… như muốn được ngủ tiếp khiến cho đối tác nhìn vào thấy rất thiếu chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều người do thiếu định hướng nghề nghiệp dễ dẫn đến sớm nản chí. Ngay như trong cuộc phỏng vấn tại Panasonic, nhiều người không hiểu rõ về công ty mình làm việc với lý do “chưa có thời gian tìm hiểu”. Có sinh viên mới đi làm được 1-2 tháng đã xin nghỉ để… đi nước ngoài học hoặc có người khi được phân công vào dự án thấy không phù hợp đã xin đi khiến cho doanh nghiệp thất vọng.

最近更新