Nhận định, soi kèo Oman Club vs Al Khaburah, 20h50 ngày 22/4: Khách thắng thế


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Công an Hà Nội, 19h15 ngày 22/4: Căng như dây đàn -
Hai ngày qua, Nguyễn Thanh Huyền, 18 tuổi, ở TPHCM "tạm lánh" sang nhà người bạn thân. Cô gái chưa thể đối diện mẹ sau những truy vấn của bà về mối quan hệ tình cảm của mình. Tuổi teen sốc khi bố mẹ tra khảo: 'Hai đứa đã ngủ với nhau chưa?'Nhiều bạn trẻ bị sốc khi bố mẹ truy vấn chuyện tình cảm nam nữ một cách thô thiển (Ảnh minh họa)
Huyền quen Tuấn, hơn cô 4 tuổi, vừa ra trường từ nhiều năm trước. Gần đây, hai người tiến triển mối quan hệ tình cảm. Tuy chưa chính thức công khai nhưng cũng vài lần Huyền mời Tuấn đến nhà làm quen với bố mẹ mình.
Từ lâu, Huyền đã thể hiện rõ quan điểm, con yêu cũng sẽ không để ảnh hưởng học tập nên bố mẹ cô cũng không quá gay gắt.
Nhưng mới đây, Huyền không khỏi sốc khi mẹ cô hỏi: "Hai đứa ngủ với nhau chưa vậy?" đầy mỉa mai.
Cô gái uất ức, cảm thấy bị mẹ xúc phạm. Cô gái muốn hét lên: "Mẹ không nghĩ được điều gì tốt đẹp hơn à?" rồi nói thẳng với mẹ, "con sang nhà bạn ở vài hôm".
Không ngờ, mẹ cô nói thêm: "Có tật giật mình, chạm trúng nọc rồi chứ gì?".
Huyền cho biết, sau sự việc cô không biết phải đối diện với mẹ như thế nào. Cô gái vừa tức giận, vừa tủi thân.
Lê Thị Ngọc, sinh viên năm nhất một trường cao đẳng ở TPHCM kể, cô cũng đã có lần muốn tự vẫn khi cô có bạn trai, bố mẹ vừa truy, vừa khẳng định với thái độ kiểu: hai đứa không ngủ với nhau mới lạ, bao nhiêu lần rồi, cẩn thận mang cái bụng bầu.
"Em rất tổn thương, đau khổ, thậm chí chỉ muốn chết đi thôi. Sao trong mắt bố mẹ, lại nhìn về con cái như vậy?", Ngọc cho biết trong quá trình tuổi dậy thì con cái rất khó tránh xung đột với bố mẹ.
Cô vừa qua được giai đoạn đó chưa lâu, bước vào tuổi yêu đương thì gặp cú sốc bị soi mói, quy kết như thế này làm mối quan hệ cha mẹ, con cái thêm căng thẳng, rất khó hàn gắn.
Đừng biến mình xấu xí trong mắt con
Chuyên gia tình dục học Nguyễn Lan Hải (cố vấn chuyên môn Hội quán Các Bà Mẹ), câu hỏi "Các con đã ngủ với nhau chưa?" hay đại loại mang hàm lý như vậy là câu mà tuổi teen ghét nhất từ bố mẹ.
Đó có thể nói là sự thô thiển và tục tĩu. Mối quan hệ nam nữ với bao rung động giới tính, những giây phút hướng về nhau, nỗi nhớ đủ các cung bậc cảm xúc... của con trẻ nhưng bố mẹ chỉ chốt lại một mối quan tâm duy nhất: quan hệ tình dục.
Kinh khủng hơn, cùng với câu hỏi trực diện ấy là thái độ hằn học, tức giận, khinh bỉ, mỉa mai, đe dọa, là giọng nói gằn xuống hoặc gào thét đến lạc giọng, là gương mặt xấu xí trước mắt con.
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải kể, nhiều bạn trẻ tâm sự đã bị sốc khi tận mắt chứng kiến ông bố vốn là người rất có học thức và hiểu biết lại mất kiên nhẫn như vậy, bà mẹ thường ngày nổi tiếng đoan trang đạo đức bỗng thốt ra những lời như vậy.
Câu hỏi này mang đầy hàm ý buộc tội và quy trách nhiệm, chạm đến lòng tự trọng và phủ nhận mọi cố gắng “gìn vàng giữ ngọc” của con.
Ngoài ra, câu chuyện tình cảm đã biến thành cuộc thẩm vấn/ tra tấn bằng những ngôn từ đầy tính sát thương, đặt con trẻ vào tình huống khó xử, mệt mỏi. Chưa kể, gieo vào con tư tưởng cứ yêu là... ngủ.
“Hai đứa đã ngủ với nhau chưa?”, bà Hải phân tích, đây một câu hỏi không giải tỏa được thắc mắc của phụ huynh. Khả năng cao là câu trả lời mà cha mẹ nhận được sẽ không hoàn toàn là sự thật.
Nếu con trả lời “có”, cha mẹ sẽ cảm thấy bị tổn thương, bắt đầu trách móc, chửi bới, than vãn; nếu câu trả lời là “không” thì liệu cha mẹ có thở phào nhẹ nhõm hay vẫn nghi ngờ về mức độ chính xác của nó?
Bà Nguyễn Lan Hải lưu ý với các bậc bố mẹ, không phải câu hỏi nào cũng có thể tùy tiện đặt ra cho con. Nếu không lựa chọn kỹ càng, có những câu hỏi sẽ làm hỏng tình cảm gia đình, là nguyên nhân giết chết mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái.
Con cái chúng ta có thể sai lầm khi chọn người yêu nhưng cách phụ huynh tra hỏi chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Bố mẹ cần chia sẻ với con về giá trị của tình yêu, hôn nhân một cách tế nhị.
Cô giáo ‘một lần đò’ yêu cầu bạn trai có nhà riêng vì không thích làm dâu
Cô giáo Thúy Hằng muốn chàng trai được mai mối cho mình phải có nhà riêng vì cô vụng về chuyện nội trợ, không thể làm dâu.
"> -
Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được tổ chức ngày 5/5 tại Bình Định. Chuẩn bị vinh danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộLễ đón bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được tổ chức ngày 5/5, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Gần 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, ca sĩ của 9 tỉnh có di sản Bài Chòi sẽ tham gia trình diễn. Bên cạnh phần lễ, phần hội cũng được trú trọng với các nội dung: Nói về cội nguồn nghệ thuật Bài Chòi; thể hiện đậm nét truyền thống văn hóa, đời sống cộng đồng của người dân miền Trung; bảo tồn, phát huy giá trị của Bài Chòi trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên ghi nhận: Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng, các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Kết quả này cũng đồng thời ghi nhận sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương cùng các nghệ nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa nói chung, Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ nói riêng.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho, từ năm 2012, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và sự thống nhất của 9 tỉnh, thành phố, tỉnh Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Hồ sơ trình UNESCO. Ngày 7/12/2017, tại Jeju, Hàn Quốc, Hội nghị lần thứ 12 của Ủy ban Liên Chính phủ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, Ủy ban đã chính thức ra Nghị quyết đưa Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việc Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh là niềm vui to lớn đối với các tỉnh/thành phố có di sản: Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa cũng như nhân dân cả nước. Để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ công bố Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam tại Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngành chức năng cũng phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp giới thiệu, quảng bá về giá trị di sản tới công chúng trong và ngoài nước, gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng cùng 9 tỉnh khu vực Trung bộ tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, văn học và nghệ thuật truyền thống của di sản; tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy di sản trong cộng đồng; hỗ trợ cộng đồng phục hồi, lưu truyền các bài bản cổ, các tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội liên quan đến di sản; mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới, phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị di sản Bài Chòi trong cuộc sống đương đại.
Tỉnh Bình Định đang xây dựng, hoàn thiện dự án nhằm bảo tồn nghệ thuật đặc biệt này, trong đó đề cao việc tôn vinh các cá nhân, câu lạc bộ, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; có chính sách, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo vệ, trao truyền những giá trị văn hóa của di sản; tăng cường các hình thức giáo dục phù hợp trong và ngoài trường học để truyền dạy di sản Bài Chòi cho thế hệ trẻ.
Tình Lê
"> -
Bác tài từng nhận án chung thân và hành động khiến khách nữ bất ngờKhi biết chị Như định đi lên bản cùng anh tài xế dáng cao gầy, khuôn mặt đen sạm nhuốm màu phong trần này, người dân địa phương vô cùng lo lắng. Thậm chí nhiều người còn khuyên chị đừng đi chuyến xe ấy nữa.
Chị Như kể: “Thấy tôi đón xe của người tài xế này, mấy bà hàng nước thì thào, khuyên: “Cháu ơi đừng đi xe thằng đấy. Nó vừa đi tù 23 năm vì tội Giết người về đấy”.
“Khi tôi nói phải tạo điều kiện cho anh ấy hoàn lương, người này nói tiếp: “Ôi dào! Hoàn lương gì cái ngữ giết người. Tuy vậy, tôi vẫn quyết định lên xe của anh dù trong lòng có chút lo lắng”, chị nói thêm.
Chị Giang Như trong lần đến bản Púa để hỗ trợ bé gái 4 tuổi chỉ nặng 4 kg. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Trái ngược với ngoại hình toát lên vẻ anh chị xã hội, người tài xế tỏ ra khá e dè. Phải chạy một đoạn đường khá xa, anh mới bắt chuyện với khách và trải lòng về đoạn quá khứ đen tối, đáng quên của mình.
Anh bắt chuyện bằng việc nói lời cám ơn chị Như vì đã cho anh cơ hội được phụ vụ. Bởi, nhiều hành khách khi nghe, biết quá khứ tù tội của anh liền hủy chuyến.
“Anh ấy nói với tôi rằng bản thân về tái hoà nhập xã hội từ năm 2013. Dẫu vậy, đến nay, cuộc sống của anh vẫn rất chật vật. Anh đi xin việc không ai thuê nên cố vay mượn mua chiếc xe ô tô nhỏ làm cần câu cơm nuôi vợ, con nhỏ ở nhà”, chị Như chia sẻ.
Như tìm được người biết lắng nghe, chia sẻ, người đàn ông ngoài 40 tuổi tên Dương bắt đầu kể về những vết trượt dài trong đoạn đầu cuộc đời của mình. Không mấy ai biết, lúc còn trẻ, anh từng là một chiến sĩ công an nhân dân.
Anh tài xế từng mang án chung thân nhưng đã vượt qua mọi thử thách để hoàn lương, làm lại cuộc đời. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Tuy nhiên, từ chỗ là niềm tự hào của gia đình, người thân, anh sa đà vào ăn chơi dẫn đến nợ nần rồi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Năm 1990, anh trả giá cho những sai lầm đáng sợ của mình bằng bản án Chung thân về các tội Giết người, cướp tài sản, lưu hành tiền giả.
Khát vọng hoàn lương
Chị Như cho biết: “Anh ấy kể thêm rằng, khi bị bắt, trong lúc thụ án, anh đã trốn trại và được liệt vào danh sách tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Trong tù, có lúc anh từng muốn buông xuôi, thậm chí xác định chết sau song sắt. Nhưng vì người mẹ ở nhà, anh đã cố gắng cải tạo tốt để mong có ngày được về với gia đình”.
Người đàn ông kể về quá khứ của mình bằng nỗi đau của sự hối hận tột cùng. Chị Như thấy điều ấy qua đôi mắt đỏ hoe của anh mỗi khi nhắc lại những lầm lỡ đáng quên trong quá khứ.
Dẫu đã phải trả giá cho những sai lầm ấy bằng 23 năm mất tự do, đến bây giờ, anh vẫn day dứt về đoạn đời đen tối ấy. Những đêm dài, anh vẫn bị những cơn ác mộng bủa vây.
Đáng buồn hơn, khi về xã hội, ít nhiều anh vẫn bị người đời sợ hãi, ghẻ lạnh khiến con đường hoàn lương thêm chật vật. Nhưng anh đã quyết đối mặt với những khó khăn ấy bằng năng lượng tích cực và cách sống lạc quan.
Anh Dương quay lại cùng bịch bún ngan vì sợ chị Như đói khi phải ngồi đợi xe một mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Và, người đàn ông đáng sợ trong mắt mọi người ấy liên tục khiến chị Như bất ngờ, xúc động. Khi đưa chị Như về lại bến xe Sơn La, anh phát hiện người khách của mình đã trễ chuyến xe về Hà Nội. Chị Như phải ngồi tại bến xe đợi 2 giờ đồng hồ mới có chuyến xe tiếp theo.
Thấy một mình chị thất thểu ở bến xe, anh chủ động chạy xe vào TP. Sơn La mua cho người khách đặc biệt của mình bịch bún ngan nóng hổi dù trước đó, chị đã thanh toán tiền xe đầy đủ. Anh thân tình mời chị “ăn tạm cho nóng kẻo đói” để có sức chờ xe về Thủ đô.
Sự chu đáo, tình cảm của người đàn ông từng mang án chung thân khiến chị không khỏi bất ngờ, xúc động. Chị tâm sự: “Tôi không biết trong quá khứ, anh ấy là người nguy hiểm như thế nào. Nhưng hiện tại, tôi thấy anh ấy là người tình cảm, thật thà và lái xe rất cẩn thận”.
“Cuộc đời này ai cũng có quá khứ, ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Tôi chỉ mong xã hội nên có cái nhìn bao dung, bớt định kiến để những người từng lầm đường lỡ bước có cơ hội hoàn lương, sống tiếp”, chị nói thêm.
">