Sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD-ĐT cũng đã tiến hành đối sánh kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và học bạ lớp 12 của các thí sinh dự thi trên cả nước.Đối sánh được thực hiện theo hướng so sánh điểm trung bình của tổng 9 môn thi với điểm trung bình học bạ lớp 12 của tổng 9 môn học tương ứng, theo các môn thi thực tế mà mỗi học sinh lựa chọn.
Nghệ An làm nghiêm, thậm chí "quá khắt khe"
Nói về việc này, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An lý giải, tỉnh đã tổ chức một kỳ thi nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế. Kết quả thi phản ánh đúng năng lực học sinh cũng như chất lượng dạy học trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là mục đích và quyết tâm của ngành giáo dục Nghệ An khi muốn đưa ra thước đo phản ánh kết quả dạy học thực chất.
Theo kết quả này, điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của Nghệ An là 6,03. Trong khi, trung bình điểm trung bình học bạ tương ứng với các môn thi là 7,74. Như vậy chênh lệch điểm trung bình (học bạ - điểm thi) là 1,7 – số lệch cao nhất cả nước.
“Việc thi cử được đánh giá tổ chức nghiêm túc, bài bản và Nghệ An luôn làm nghiêm, thậm chí quá nghiêm túc, quá khắt khe”, ông Thành nói.
|
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An lý giải về việc 'vênh' giữa điểm thi và học bạ cao nhất nước. |
Tiếp tục thúc đẩy giáo dục ở vùng khó khăn
Mặc dù điểm trung bình của Nghệ An xếp thứ hạng chưa cao (đứng thứ 32 của cả nước) nhưng theo ông Thành, kết quả cũng đã có sự chuyển biến tích cực so với các năm học trước.
Cụ thể, tăng 4 bậc so với kỳ thi năm 2019, tăng 10 bậc so với kỳ thi năm 2018. Điểm trung bình tăng đều ở các môn, trong đó có nhiều môn tăng hơn 1 điểm.
“Đây có thể nói là một nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục Nghệ An. Kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng là sự ghi nhận nỗ lực dạy học, ôn thi của các trường THPT và thầy cô giáo”, ông Thành nói.
Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, Nghệ An cần phấn đấu hơn nữa. Nghệ An dù được xem là "đất học" nhưng xếp hạng điểm thi tốt nghiệp THPT ở vị trí thứ 32 là còn khiêm tốn, chỉ ở mức trung bình.
Do đó, ông Thành cũng yêu cầu toàn ngành giáo dục địa phương nhìn nhận lại vấn đề để đánh giá khách quan và tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học thực chất trong các nhà trường.
“Cũng không phải vì thành tích, quan trọng nhất của giáo dục Nghệ An là làm thực chất, làm sao làm đúng, làm thực và kiến thức các học sinh có được phải chắc để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh”, ông Thành nói.
Khẳng định tổ chức coi và chấm thi bài bản, nghiêm túc, nhưng theo ông Thành, tỷ lệ bài thi đạt điểm 10 của Nghệ An vẫn khá cao so với các tỉnh thành khác.
Cụ thể, cả nước có khoảng hơn 5.900 bài thi đạt điểm 10, trung bình mỗi tỉnh có khoảng 95 điểm 10. Trong khi đó, Nghệ An có 177 điểm 10. Toàn tỉnh có 172 học sinh có điểm tổ hợp từ 28 điểm trở lên.
“Như vậy, góp phần khẳng định chất lượng mũi nhọn của giáo dục Nghệ An giữ vững tốp đầu cả nước. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng giáo dục đại trà và khó khăn nhất vẫn là địa bàn miền núi khó khăn. Mục tiêu của kinh tế xã hội vẫn phải là giáo dục toàn diện, đại trà để có được nguồn nhân lực chất lượng theo số đông, do đó tỉnh cần phải tiếp tục thúc đẩy giáo dục miền núi, vùng khó”, ông Thành nhìn nhận.
Theo Bộ GD-ĐT, việc đối sánh chỉ dừng lại ở lớp 12 bởi phạm vi kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ tập trung ở lớp học này. Theo đối sánh kết quả của Bộ GD-ĐT thì Nghệ An, Long An, Quảng Ninh, Phú Yên, Hà Giang là những địa phương có mức chênh lệch trung bình điểm thi và học bạ cao nhất cả nước. |
Đông Hà
Sở Giáo dục An Giang nói gì về điểm Ngữ văn cao nhất cả nước?
Lãnh đạo Sở GD-ĐT An Giang cho hay kết quả điểm môn Ngữ văn của tỉnh năm nay cao không phải là đột biến hay có gì đó bất thường và cũng không có chuyện giáo viên chấm 'lỏng' tay.
" alt="Giám đốc Sở Giáo dục Nghệ An lý giải về việc 'vênh' giữa điểm thi và học bạ cao nhất nước"/>
Giám đốc Sở Giáo dục Nghệ An lý giải về việc 'vênh' giữa điểm thi và học bạ cao nhất nước
Chàng Ngốc ấy chính là một trong 4 gương mặt tham dự chung kết năm thứ ba của"Đường lên đỉnh Olympia". Và cô gái đã chinh phục trái tim anh là người đã lọt vàovòng thi quý - Nguyễn Thanh Xuân.Cùng dự thi năm thứ ba Đường lên đỉnh Olympia (2001-2002), Mai Thanh Tiếp (THPTBỉm Sơn, Thanh Hóa) và Nguyễn Thanh Xuân (THPT Châu Văn Liêm, Cần Thơ, cùng sinh năm1984) là cặp đôi đầu tiên nên duyên vợ chồng của cộng đồng các thí sinh dự thi chươngtrình.
Đến nay dù đã có một cô con gái gần 3 tuổi, nhưng mỗi khi nhớ lại niềm vui đượctham dự chương trình và quen được nhau, hai người vẫn luôn cảm thấy đó là một điềumay mắn.
|
Cặp đôi đầu tiên nên duyên vợ chồng của mái nhà chung Olympia |
Cùng lắng nghe cô gái từng lọt vào vòng thi quý kể lại chuyện tình với chàng Ngốccủa mình.
Yêu nhau từ mái nhà Olympia
Mình đến với Olympia rất tình cờ, vì thầy hiệu trưởng cũng là thầy dạy môn sinhhọc cho tớ, "cưng chiều" thì cho đi thi thử cho biết.
Từ mái nhà Olympia ấy, bọn mình đã gặp nhau, đã yêu nhau, dù cũng phải mất mộtthời gian lâu, đã có những bạn bè chung nhiều không kể xiết, đã có những người luônluôn đứng bên cạnh, "vun vén" và "ủng hộ" cho chúng mình, và bọn mình muốn cám ơn cáinôi ấy thật nhiều.
Với mình, Ngốc là một tên người lớn ham chơi. Bọn mình gặp nhau lần đầu tiên trongđợt giao lưu Olympia ở khách sạn Thắng Lợi. Ngày ấy, Ngốc đã "rình rang" trong hộivới những câu chuyện "nhân văn", được cả "Giáo sư" nhận làm "đệ tử ruột". Mình vớiNgốc cùng đội với nhau trong các trò chơi và trượt nước với nhau cả ngày... Nhưng màmột năm sau, khi ra Hà Nội, mình vẫn... nhầm cả tên trường Ngốc đang học.
|
Từ khi còn là những người bạn thân, cho đến lúc thành vợ chồng, anh mãi là chàng Ngốc đáng yêu của chị |
Ba tháng ở ĐH Ngoại ngữ ôn IELTS trước khi đi Úc du học, mình nào có nghĩ ra ngàyngày đang đi học... trên cùng một con đường với Ngốc! Một hôm tự nhiên mà "va vàonhau", mừng mừng tủi tủi, còn được Ngốc mời đến nhà nấu lẩu cá cho ăn thơm phưngphức, được Ngốc chở đi chơi bằng xe đạp, mà mình thì... ú, Ngốc lại gầy nhom.
Những ngày ở trường ấy, với mình, cũng thật là vui. Mình đã từng đá bóng trong sântrường Ngốc, làm hậu vệ mà cứ "phá đội hình" vì rất thích lên... tấn công. Mình đãtừng thả diều trong cái khoảng không gian xinh xinh ấy, đã lên giảng đường "học lỏm"một ngày cùng lớp Ngốc.
Mãi là người bạn thân
Sau khicuộc thi kết thúc, Mai Thanh Tiếp trở thành chàng sinh viên ĐH Ngoạithương, còn Nguyễn Thanh Xuân chuẩn bị đi du học tại Úc.
"Rồi là đến những ngày bọn mình sống cách nhau hàng mấy múi giờ. Ngốc thì trởthành một anh nhà báo dễ thương của hội, sự vụ gì cũng thấy có mặt, người đẹp nàocũng thấy "có kề bên". Vậy mà, bọn mình vẫn là bạn thân của nhau.
Ngày ấy có chuyện gì mình cũng ríu ran với Ngốc. Ngốc thì lại "nhớ lâu", đến nỗithi thoảng mình phải ngỡ ngàng kêu lên vì Ngốc như một quyển nhật ký biết nói vậy.
|
Để ghi lại những kỷ niệm về "bà mai" Olympia, cả hai đã quyết định thực hiện bộ ảnh cưới thú vị này |
Có những lần mình nhớ nhà, sợ gọi điện về mọi người lại lo. Thế là mình gọi choNgốc được nghe cái giọng ấm ấm vỗ về. Mà hồi ấy sao Ngốc "đại gia" thế, thi thoảngnhận được điện thoại, tin nhắn từ Việt Nam, làm tớ... tim đập chân run!
Mình vẫn nhớ một lần nghe Ngốc hát. Bài "Con đường màu xanh" ấy mà thấy bângkhuâng. Cũng có những lúc hai đứa ngồi kể chuyện tình cho nhau nghe. Những ngày ấysao mà hồn nhiên quá! Và với mình, Ngốc đầu tiên và mãi mãi sẽ là một người bạnthân!".
Thêm hai chữ bạn đời
Ba năm trôi qua, trong chớp mắt mình tốt nghiệp đại học, trở về nhà. Ngốc bảo đãtừng muốn đáp máy bay vào đón lúc mình đặt chân lên Sài Gòn ngập nắng.
Đã có lúc mình sợ tình bạn "online" của mình có chút gì mong manh quá. Đã có lúcmình tự hỏi không biết lúc gặp lại nhau hai đứa có gượng gạo lắm không? Và thế làmình quyết định ra Hà Nội để gặp Ngốc sau bao nhiêu năm. Ngốc cười cái nụ cười rạngrỡ ấy và khiến mình yêu cho đến bây giờ.
Mình ra thăm Hà Nội đúng vào những ngày đầu đông. Trời rét. Thương Ngốc gầy gò"như một con mèo hen" vẫn cởi áo khoác khoác lên cho mình khỏi lạnh. Thương Ngốc buồnhiu khi biết mình ra một tuần mà còn phải về quê, chỉ ở lại phố có mỗi một đôi ngày.Thương Ngốc những đêm đưa mình về đầu ngõ cứ ngẩn ngơ nhìn vì gặp nhau chưa được baolâu lại sắp phải chia xa.
Để thực hiện bộ ảnh cưới đồng phục Đường lên đỉnh Olympia này, Tiếp đã phải liênhệ với ban tổ chức và mượn bằng được hai chiếc vòng nguyệt quế của chương trình.
Mình về lại Sài Gòn, không dám nghĩ tình cảm này có điều gì lớn hơn tình cảm dànhcho một người bạn thân. Lại bắt đầu một công việc mới, bắt đầu làm quen những ngườibạn mới, với những chuyến công tác mải miết từ thành phố này sang thành phố khác.
Rồi Ngốc vào thăm, tặng cho mình một em rùa màu xanh rất to. Còn chun mũi: "Đểđằng ấy ôm mỗi khi nào nhớ tớ".
|
Mô tả |
Đối với chị, anh là một người chồng rất ngoan, và luôn tự nhận mình chiều vợ nhấtkhu tập thể. Anh còn rất hài hước và luôn khiến ngôi nhỏ vui vẻ, tràn ngập tiếngcười.
Nhờ có Ngốc, mình có thêm nhiều bạn. Mình đi với Ngốc mà đôi khi cũng đến là...ghen tị. Vì ai ai cũng dặn dò mình, Ngốc hiền thế, tớ đừng có "bắt nạt" người yêu.Ngốc vẫn hay trêu mình: "Bọn chúng em vẫn... chưa liên quan gì đâu".
Cũng có đôi khi bắt đầu yêu Ngốc , mình mới giật mình thảng thốt, sợ sau này Ngốcsẽ "quên mất" thế nào là... bạn thân! Nhưng Ngốc chỉ cười xòa: "Bọn mình sẽ là đôibạn thân suốt đời". Và trong quyển từ điển của chúng mình có thêm định nghĩa bạn đời,rất tròn trĩnh!".
Sau 7 năm là bạn thân và 2 năm chính thức ngỏ lời yêu, một đám cưới hạnh phúc củacặp đôi Olympia đầu tiên đã diễn ra vào đầu năm 2010. Đặc biệt, đám cưới này hoàntoàn do cộng đồng Olympia thiết kế, dẫn chương trình và biểu diễn những tiết mục vănnghệ "cây nhà lá vườn".
Chàng ngốc Mai Thanh Tiếp ngày nào nay đã trở thành nhân viên của Tổng công typhát điện I (Quảng Ninh), còn Thanh Xuân hiện là nhân viên tài chính của ngân hàngVPBank. Hiện tại gia đình nhỏ của cặp đôi này đã có thành viên thứ ba. Đó là bé MaiAnh Thư gần ba tuổi rất đáng yêu và tinh nghịch.
(Theo Tri thức)
" alt="Cặp đôi đầu tiên nên duyên từ Đường lên đỉnh Olympia"/>
Cặp đôi đầu tiên nên duyên từ Đường lên đỉnh Olympia