Soi hạng Nhất Anh hôm nay 19/2: Blackburn vs Millwall
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Swansea, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ khó chịu
Ca trực vận hành nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Thủy điện Sông Tranh Ông Lê Đình Phúc - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh cho biết, mặc dù tình hình thủy văn hồ chứa trong năm không thuận lợi, lưu lượng về hồ trung bình 96,3m3/s (đạt 95% so với trung bình nhiều năm, bằng 92% so cùng kỳ năm trước), tuy nhiên tập thể cán bộ, người lao động công ty đã nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt 543 triệu kWh trong 11 tháng qua, đạt 100% kế hoạch năm 2024 trước 31 ngày.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác như: Tỷ lệ điện tự dùng; hệ số khả dụng; tỷ lệ dừng máy sự cố; tỷ lệ dừng máy bảo dưỡng, sửa chữa của công ty đến thời điểm hiện tại đều đạt và vượt kế hoạch, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và cung cấp điện cho hệ thống lưới điện quốc gia.
Theo ông Phúc, từ nay đến hết năm, công ty tiếp tục thực hiện tốt công tác điều tiết hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, tuân thủ nghiêm các quy trình do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và quyết định của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam ban hành, sẵn sàng vận hành phát điện.
Dự kiến, đến hết ngày 31/12/2024 công ty sẽ sản xuất được hơn 650 triệu kWh, vượt 20% kế hoạch EVNGENCO1 giao.
Quốc Tuấn
" alt="Thủy điện Sông Tranh hoàn thành 543 triệu kWh điện năm 2024" />- Đây là khảo sát do ExpatFinder.com thực hiện trên 688 trường quốc tế tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Cuộc khảo sát cho thấy mức học phí trung bình của các trường quốc tế trên toàn cầu tăng đáng kinh ngạc, lên tới 19% so với năm 2017.
Ông Sebastien Deschamps, CEO và đồng sáng lập ExpatFinder.com, nhận định, do nhu cầu, các phụ huynh ở nhiều quốc gia đã coi trường quốc tế là bước đệm để con cái thi vào các trường đại học phương Tây và sau đó làm việc tại công ty đa quốc gia.
Vì vậy, xu hướng gia tăng học phí sẽ còn tiếp diễn trong các năm tới bởi sự di chuyển lực lượng lao động và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Khảo sát mức học phí trường quốc tế khu vực APAC
Theo khảo sát, ở khu vực APAC, Việt Nam có mức học phí trung bình chỉ đứng sau Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và Australia.
Cụ thể, lệ phí tại Trung Quốc đã tăng từ 25.820 USD năm 2017 lên 33.591 USD năm 2018; tại Singapore tăng từ 23.198 USD lên 25.758 USD; tại Hồng Kông, giá đã tăng từ 18.465 USD lên 22.046 USD…
5 quốc gia APAC có mức học phí trường quốc tế đắt đỏ nhất là:
1. Trung Quốc: 33.591 USD
2. Singapore: 25.758 USD
3. Hồng Kông: 22.046 USD
4. Australia: 19.357 USD
5. Việt Nam: 17.941 USD
Rất may, ở phương Đông có nhiều trường đáp ứng nguồn ngân sách không quá lớn của phụ huynh. Trên thực tế, một số trường có mức chi phí hợp lý nhất được tìm thấy trong cuộc khảo sát đặt tại Thái Lan (chi phí trung bình là 16.619 USD) và Ấn Độ (chi phí trung bình là 4.893 USD).
Khảo sát mức học phí trường quốc tế khu vực phương Tây
Ở phía bên kia của thế giới, chi phí dành cho giáo dục quốc tế đắt đỏ hơn. Theo khảo sát này, học phí ở phương Tây cao hơn đáng kể so với phương Đông (22.730 USD so với 16.403 USD). Tuy nhiên, sự chệnh lệch này là điều dễ hiểu bởi mức thu nhập của người dân tại phương Tây cũng cao hơn so với phương Đông.
5 quốc gia phương Tây có mức học phí trường quốc tế đắt đỏ nhất là:
1. Thụy Sĩ: 32.453 USD
2. Bỉ: 29.613 USD
3. Anh: 26.627 USD
4. Canada: 24.340 USD
5. Ý: 22.547 USD
Tương tự như các nước phương Đông, tại các nước phương Tây cũng có sự khác biệt lớn về chi phí học tập giữa các nước trong khu vực. Một số trường có mức chi phí hợp lý nhất có thể tìm thấy ở Hà Lan (chi phí trung bình là 8.859 USD).
Khảo sát mức học phí trường quốc tế trên thế giới
Theo khảo sát 688 trường quốc tế trên 27 quốc gia, 5 quốc gia có mức học phí trường quốc tế đắt đỏ nhất là:
1. Trung Quốc: 33.591 USD
2. Thụy Sĩ: 32.453 USD
3. Bỉ: 29.613 USD
4. Anh: 26.627 USD
5. Singapore: 25.758 USD
Hai năm liên tiếp, Trung Quốc là quốc gia có mức học phí trường quốc tế đắt đỏ nhất thế giới. Nhu cầu gia tăng của các bậc phụ huynh đẩy học phí những trường này tăng thêm 16% so với năm 2017, lên mức 33.591 USD.
Singapore, nơi sở hữu một trong những nền giáo dục phát triển nhất thế giới theo xếp hạng của PISA, cũng có nhiều trường quốc tế với học phí đắt đỏ. Năm 2018, Singapore xếp thứ 5 thế giới về học phí trường quốc tế.
Làm thế nào để tiết kiệm cho giáo dục quốc tế
Giáo dục quốc tế có thể rất tốn kém, nhưng điều đó không có nghĩa không có cách nào để tiết kiệm chi phí.
Một điều các bậc phụ huynh có thể làm là tìm kiếm các hệ thống trường học khác nhau trong khu vực. Việc chọn trường theo hệ thống của Pháp (9.489 USD) hoặc Hà Lan (7.329 USD) có thể giúp tiết kiệm đáng kể (khoảng 50%) khi so sánh với chi phí của các trường quốc tế nói chung (19.907 USD).
Trong khi đó, các trường học ở Mỹ có chi phí trung bình hàng năm là 26.866 USD. Điều này khiến chúng đắt hơn gần 10.000 USD mỗi năm so với các trường quốc tế thông thường.
Thúy Nga
Trường học nhận rác thải nhựa thay cho học phí
Một trường học ở Đông Bắc Ấn Độ đã thực hiện một cách tiếp cận mới để giải quyết rác thải nhựa, đó là yêu cầu học sinh nộp rác thải thay vì học phí.
" alt="Học phí trường quốc tế tại Việt Nam đắt thứ 5 châu Á" /> - Ngày 16/10/2013 Công ty PhươngNguyên phối hợp với 8 trường đại học uy tín ở Hà Lan tổ chức Hội thảo tuyển sinhdu học niên khóa 2014-2015.
Thời gian:từ 16h - 20h, Thứ Tư 16/10/2013
Địa điểm:Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM.
ĐH Ứng dụng Hanze (www.hanzegroningen.eu)
Hanze là trường ứng dụng lớn nhất phía Bắc Hà Lan, nằm tại thành phố năng độngGroningen. Trường có cùng cơ sở vật chất với trường đại học nghiên cứuGroningen.
Trường Hanze cung cấp các khóa học Cử nhân, Cao học, Trao đổi, Các khóa ngắn hạnvà khóa Dự bị trong khuôn viên môi trường học tập hiện đại dành cho sinh viên.Hanze có các chương trình Cử nhân và Cao học, trong đó sinh viên sẽ có thời giantrao đổi một học kỳ tại các nước khác.
Chương trình Cử nhân:Kỹ thuật Cảm biến ứng dụng, Nhạc cổ điển, Truyềnthông quốc tế, Quản lý Công trình, Mỹ thuật và Thiết kế, Quản lý cơ sở vật chấtquốc tế, Kinh tế và Quản lý Quốc tế...
Chương trình Thạc sỹ: Kỹ thuật Tái tạo Năng lượng, Truyền thông Quốc tế,Kinh tế Quốc tế, Vẽ Mỹ thuật, Mỹ thuật truyền thông và môi trường, Nghệ thuậtphong cảnh, Âm nhạc…ĐH Ứng dụng HAN (www.han.nl/english)
Là một trong những trường lớn tại Hà Lan, HAN có hơn 29,000 sinh viên, 2,500nhân viên tại hai trụ sở.
Với hơn 3,000 sinh viên quốc tế, trường cung cấp các khóa học Cử nhân 4 năm tạihai trụ sở tại Arnhem và Nijmegen hiện đại và nghệ thuật, với thư viện theochuẩn quốc tế và internet không dây lắp đặt tại thư viện. Mỗi lớp học cao nhấtchỉ có 30 học sinh, tạo cho sinh viên cơ hội tương tác và được hỗ trợ từ giáoviên đứng lớp.
Chương trình Cử nhân:Kỹ thuật Cơ khí, Truyền thông, Tài chính và Quảnlý, Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Quản lý Hậu cần, Khoa học Đời sống.
Chương trình Cao học:Hệ thống Cơ khí, Kỹ thuật Điều khiển Hệ thống, Kinhtế Quốc tế, Khoa học Phân tử.ĐH Ứng dụng Stenden (www.stenden.com)
Trường có cơ sở tại 4 chi nhánh khác của trường trên thế giới như Nam Phi,Qatar, Bali, Bangkok. Sinh viên sẽ được thực tập 10 tháng có trả lương vào nămcuối chương trình học hoặc có thể chọn học trao đổi với hơn 100 đối tác củaStenden tại 20 quốc gia.
Chính bản thân trường Stenden cũng là một khách sạn 4 sao với 28 phòng tại HàLan. Hiện trường có hơn 10.000 cựu du học sinh trong ngành Quản lý Khách sạnhiện đang làm việc trên toàn thế giới sẽ tạo cho sinh viên mới cơ hội kết nốiquốc tế.
Chương trình Cử nhân: Quản lý Khách sạn Quốc tế, Du lịch Quốc tế, Kinhdoanh Quốc tế, Giao nhận Quốc tế, Truyền Thông và Giải trí, Ứng dụng Quản trịKinh Doanh, Giải trí, Công nghệ Thông tin, Kinh tế Quốc tế và Ngôn ngữ
Chương trình Cao học:Quản lý Dịch vụ Quốc tế, Du lịch và Giải trí Quốctế, Tổ chức Sự kiện Quốc tế.ĐH Ứng dụng The Hague (www.thehagueuniversity.com)
The Hague là một trong những trường đại học ứng dụng hàng đầu tại Hà Lan tọa lạcthành phố thủ phủ The Hague, nơi hội tụ các cơ quan hành chính và tòa án quốctế.
Trường có số lượng sinh viên đến từ 150 quốc gia trên thế giới và đặc biệt nổibật với các chương trình Kinh doanh, Luật và Kỹ thuật. Chương trình cử nhân tạiđại học The Hague được giảng dạy trong vòng 4 năm, trong đó sinh viên sẽ có thờigian trao đổi một học kỳ tại các nước khác, trong năm thứ tư sinh viên sẽ bắtđầu đi thực tập và viết bài luận tốt nghiệp.
Chương trình Cử nhân:Kinh tế Quốc tế, Truyền thông Quốc tế, Quản lý vàkiểm soát tài chính quốc tế, Luật Quốc tế và Châu Âu, Thiết kế công nghiệp, Côngnghệ thực phẩm, Quản lý Công cộng Quốc tế, Châu Âu học, An toàn trong quản lý.
Chương trình Cao học: Kế toán và Kiểm toán, Truyền thông Quốc tế, Cao họcQuản trị Kinh doanh.ĐH Khoa học Ứng dụng Van HallLarenstein (www.vanhall-larenstein.nl)
Hiện đây là trường đại học ứng dụng duy nhất ở Hà Lan giảng dạy chương trìnhNông Nghiệp . Các khóa học của trường tập trung vào Quản lý Nông thôn, Môitrường, Chăn nuôi và Quản lý động vật, Kinh doanh và Quản lý Nông Nghiệp.
Trường có 3 trụ sở tại Hà Lan tại Wageningen, Velp và Leeuwarden. Van HallLarenstein có các khóa học bậc đại học và sau đại học. Ngoài chương trình chínhtrường còn cung cấp các khóa học ngắn hạn hoặc khóa học chuyên môn cho sinh viênquốc tế.
Chương trình Cử nhân:Công nghệ thực phẩm, Kinh tế Nông nghiệp và Thươngmại, Tiếp thị và Kinh doanh Hoa, Quản lý Hội chợ Nông nghiệp, Đổi mới Nông thôn,Quản lý Tái tạo sau Thiên tai, Khoa học về Động vật ứng dụng, Quản lý Chăn nuôiQuốc tế, Kinh doanh và Kinh tế về Ngựa,
Chương trình hai năm cuối:Chính sách Biển/ Sinh học Biển, Công nghệ Quảnlý Nước, Quản lý Nước Quốc tế, Rừng nhiệt đới, Kinh doanh Gỗ Quốc tế, Quản lýđời sống hoang dã, Kiến trúc Cảnh quan và Vườn tược.
Chương trình Cao học:Quản lý và Phát triển Nông nghiệp, Quản lý và Cungứng Sản phẩm Nông nghiệp.Cũng tại hội thảo, sinh viên sẽcó cơ hội gặp gỡ đại diện đến từ các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giớinhư ĐH Nghiên cứu Groningen, ĐH Nghiên cứu Twente, ĐH Nghiên cứu Wageningen.
Tham dự hội thảo miễn phí. Đăng ký tại:http://pnp-consulting.com/en/contact-pnp.htmlThông tin chung cho các trường ĐH Ứng dụng:
Yêu cầu đầu vào:IETLS 6.0 cho bậc Cử nhân, IELTS 6.0-6.5 cho bậc Cao học và IELTS 5.0-5.5 cho chương trình dư bị đại học.
Học phí:Cử nhân 190-210 triệu đồng/năm , Cao học 280 - 480 triệu đồng/ khóa học.
Chi phí sinh hoạt:200 triệu/năm.
Chương trình học bắt đầu tháng 2 hoặc tháng 9 hằng năm, tùy trường.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Công ty Tư vấn Du học Phương Nguyên,
Tòa nhà văn phòng VTP, Lầu 7, số 8 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. HCM
Điên thoại: 3829 2391- HP : 0903 699 714 - 0918 503 641
Email: [email protected]
Website: www.pnp-consulting.comThùy Phương
" alt="Gặp gỡ 8 trường đại học danh tiếng Hà Lan" /> - -Vừa qua, Sở Tài nguyên - Môi trường TP.Hồ Chí Minh đã công bố danh sách 77 dự án trên địa bàn thế chấp tại ngân hàng, Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội cũng chính thức công bố danh sách 34 dự án đang đăng ký thế chấp.
Có nhiều hình thức thế chấp
Thông tin về danh sách các dự án đang thế chấp tại ngân hàng được Hà Nội và TP Hồ Chí Minh công bố công khai ngay lập tức đã làm nóng thị trường. Không chỉ băn khoăn, lo lắng, có nhiều người cho rằng dự án đã bị thế chấp đồng nhất với chủ đầu tư kém năng lực.
Về 34 dự án đang thế chấp vừa được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội công bố, đại diện Sở này cho biết đây là những doanh nghiệp vay tín dụng ngân hàng có thông qua hệ thống văn phòng đăng ký đất đai tính đến ngày 29/7/2016.
Dự án tại phường Ô Chợ Dừa của Tân Hoàng Minh có tên trong danh sách 34 dự án thế chấp tại Hà Nội.
Liên quan đến vấn đề thế chấp, luật sư Nguyễn Thế Truyền –Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh cho biết, hiện nay, có 3 hình thức thế chấp. Một là, thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (điều kiện bắt buộc dự án phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Hai là, thế chấp bằng dự án thì không nhất thiết phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ba là, thế chấp quyền tài sản trên đất (quyền khai thác, quyền sở hữu, quyền bán tài sản trên đất và nhiều quyền liên quan đến đất) – trường hợp này không cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không cần đăng ký tại sở Tài nguyên Môi trường.
Theo luật sư Truyền, ở trường hợp thứ ba thì chủ đầu tư có thế chấp ngân hàng nhưng lại không công khai thông tin tại Văn phòng quản lý đất đai của thành phố. “Dữ liệu mà Sở Tài nguyên Môi trường công bố đều không có dữ liệu thông tin liên quan đến quyền thế chấp tài sản trên đất và đây là hình thức thế chấp được các chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn nhiều nhất” – luật sư Truyền nói.
Vì vậy theo vị luật sư này, so với con số mà Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vừa công bố con số trên chưa phản ánh được sự thật khách quan. “Thực tiễn thông qua việc tư vấn cho một số chủ đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, hầu hết các dự án bất động sản để có được nguồn vốn để triển khai dự án đều phải vay vốn ngân hàng và tất nhiên họ phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai” – luật sư cho biết.
Nhận định về số các dự án thế chấp được công bố, ông Phạm Sỹ Liêm cũng cho rằng, ở Hà Nội đâu phải chỉ có bằng ấy các dự án mà còn nhiều hơn thế.
Thậm chí, trên thực tế đã có trường hợp chủ đầu tư và ngân hàng không tuân thủ quy định của pháp luật, khi dự án đã được thế chấp ở một ngân hàng lại tiếp tục sử dụng dự án đó để thế chấp khoản vay tại một ngân hàng khác giống như cùng một tài sản lại bảo đảm cho hai khoản vay khác nhau. Và vấn đề đặt ra đó là những rủi ro về mặt pháp lý đối với người mua nhà.
Ý kiến từ luật sư cho biết, “Khi người dân đã nộp tiền mua nhà và không biết dự án đã được thế chấp thì việc gặp rủi ro là rất lớn. Đối với các dự án thế chấp được được sở Tài nguyên Môi trường quản lý thì các rủi ro xảy ra sẽ thấp, đảm bảo quyền cấp giấy chứng nhận, sổ đỏ cho người mua nhà, còn đối với các dự án bị thế chấp nhưng không đăng kí với Sở Tài nguyên và môi trường thì các rủi ro dễ xảy ra như: khách hàng bị ngân hàng siết nợ, bắt nhà nếu doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ trả nợ,…. Lúc này, tình huống tranh chấp pháp lý nảy sinh rất phức tạp, khó xử lý.…”.
Hà Nội sẽ tiếp tục công khai dự án thế chấp ngân hàng
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia BĐS, việc công bố các dự án đang thế chấp vay vốn ngân hàng vừa qua là việc cần thiết để minh bạch thị trường, giúp khách hàng có một đánh giá tổng thể dự án trước khi chọn mua một sản phẩm. Tuy nhiên, Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, việc phát hiện ra các dự án có thế chấp ngân hàng với tỷ lệ khoảng 10% không nói lên tính nguy hiểm cho thị trường. Ở đây, phải phát hiện được, trong cả dự án thế chấp đó, có từng căn hộ trong tương lai hay hiện tại cũng mang đi thế chấp ở một ngân hàng khác hoặc thậm chí cùng ngân hàng thì lúc đó mới thành chuyện.
“Tôi cho rằng, cần có 2 thông tin, dự án này đem đi thế chấp thì trong đó, có bao nhiêu căn hộ cũng đem đi thế chấp? Nếu dự án này đem đi thế chấp tổng thể nhưng không có căn hộ nào đi thế chấp thì câu chuyện đó là bình thường.
Nhưng chỉ có điều thế này, đã đem đi thế chấp dự án ngân hàng thì khi bán các căn hộ trong dự án đó thì phải giải chấp các căn hộ đó. Về nguyên tắc, pháp luật yêu cầu như vậy. Đó là điều tiếp theo chúng ta phải làm, phải minh bạch về các thông tin này” – Giáo sư Võ nhấn mạnh.
Trao đổi với PV VietNamNetvề danh sách 34 dự án đang thế chấp tại ngân hàng vừa được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội công bố, đại diện sở này cho biết, đây là những doanh nghiệp vay tín dụng ngân hàng thông qua hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tính đến ngày 29/7/2016. Trong thời gian tới, sở sẽ tiếp tục cập nhật, công khai các chủ đầu tư, các dự án thế chấp ngân hàng qua văn phòng đăng ký đất đai.
Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cũng khẳng định: “Việc chủ đầu tư thế chấp vay vốn là chuyện bình thường. Việc này được kiểm soát chặt để người dân mua nhà đối với các dự án đủ điều kiện là phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Không có chuyện người dân mua nhà ở các dự án thế chấp bị ảnh hưởng quyền cấp giấy. Chủ đầu tư đã bán nhà cho khách hàng thì phải đảm bảo quyền lợi cho họ. Dứt khoát là như vậy”.
Hồng Khanh
" alt="Công bố dự án ‘cắm’ ngân hàng: Thực tế còn nhiều hơn thế!" /> Đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT 2024
Đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật trên báo VietNamNet." alt="Đáp án môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT 2022" />- Theo đó, việc thành lập Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp Tiếng Anh của các ứng viên GS, PGS phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh của ứng viên phải có quyết định thành lập của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học. Tiêu chí đánh giá năng lực ngoại ngữ phải rõ ràng và được công khai để ứng viên biết.
Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn gồm các thành viên có trình độ ngoại ngữ đáp ứng quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 2 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg và có chuyên môn phù hợp với chuyên môn của ứng viên cần thẩm định năng lực ngoại ngữ.
Tổ thẩm định khả năng giao tiếp tiếng Anh gồm các thành viên có trình độ tiếng Anh phù hợp, trong đó có thành viên là giảng viên tiếng Anh.
Kết quả xét của Hội đồng Giáo sư các cấp phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đào tạo và trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
Hội đồng Giáo sư nhà nước cũng đã quyết định tiếp tục điều chỉnh lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
Cụ thể, lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 được điều chỉnh như sau:
30/7/2021: Thời điểm tính hạn cuối cùng của hồ sơ ứng viên.
29/10/2021: Thời điểm cuối cùng ứng viên gửi bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư lên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
15/11-6/12/2021: Các Hội đồng Giáo sư cơ sở xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
20/12/2021: Hạn cuối cùng các Hội đồng Giáo sư cơ sở nộp cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
27/12/2021: Hạn cuối cùng Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước bàn giao hồ sơ ứng viên cho các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
30/12/2021-21/1/2022: Các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
10/2/2022: Hạn cuối cùng các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành nộp cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
21/2-28/2/2022: Hội đồng Giáo sư nhà nước họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
Phương Chi
Lần thứ 2 lùi thời gian xét công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư
Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa quyết định điều chỉnh lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021.
" alt="Công khai kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ của ứng viên GS, PGS" />
- ·Nhận định, soi kèo Nottingham vs Luton Town, 22h00 ngày 11/1: Tiếp mạch thăng hoa
- ·Điểm mặt những dự án tỷ đô mang họ “hứa”
- ·Giọng Huế ở Stanford
- ·Rộn ràng lễ khai giảng ở trường mầm non Họa My
- ·Siêu máy tính dự đoán Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1
- ·Thảm họa chung cư: Thi công ngổn ngang đã “lùa” dân vào ở
- ·Giáo dục: Vài bài học từ Singapore và những chú sư tử
- ·Ngừng đề cử đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Hoàn vũ từ năm 2023
- ·Nhận định, soi kèo Brentford vs Plymouth Argyle, 22h00 ngày 11/1: Dưỡng sức
- ·Bị lừa 25 triệu USD sau cuộc gọi deepfake của giám đốc tài chính giả
Thanh Hoa được biết đến là một trong những trường đại học nổi tiếng với nhiều kỷ luật khắt khe và chất lượng sinh viên khá giỏi cao nhất Trung Quốc. Mới đây, trong sự kiện chào đón tân sinh viên, một nhóm sinh viên năm nhất đã thể hiện tiết mục văn nghệ táo bạo múa cột sexy.
Những tư thế sexy của màn trình diễn hâm nóng cả hội trường trong ngày chào đón tân sinh viên Thanh Hoa. Tiết mục này đã thu hút được sự chú ý và cổ vũ cuồng nhiệt của hơn 400 sinh viên đến từ các khoa có mặt trong buổi lễ và nhanh chóng trở thành đề tài nóng cho nhiều người và cả những trường đại học lân cận.
Nhiều người tỏ ra thích thú nhưng cũng có không ít người phản đối màn trình diễn táo bạo lần đầu tiên có trong lịch sử đại học danh giá này.
Buổi lễ được diễn ra tại công viên khoa học Thanh Hoa.
TheoZing" alt="Sinh viên ĐH tinh hoa múa cột tại ngày tựu trường" />Những tân sinh viên đầy máu lửa
Ăn tối muộn khiến cơ thể đốt ít chất béo hơn trong khi hấp thụ nhiều đường hơn là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường, tim mạch
Kết quả cho thấy, bữa ăn tối muộn thực sự có tác động đến quá trình trao đổi chất, làm tăng cân và tăng hấp thụ đường trong máu ngay cả khi bạn không tăng lượng calo tiêu thụ
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tình nguyện viên ăn tối vào 22h, đi ngủ lúc 23h. Lượng calo từ thức ăn nạp vào được kiểm soát rất chặt. Tất cả đều được đeo máy theo dõi hoạt động, quét mỡ cơ thể, đo tốc độ chuyển hoá chất béo, lấy máu xét nghiệm, trải qua các nghiên cứu về giấc ngủ trong suốt 2 tuần trước khi họ chuyển vào ở trong phòng thí nghiệm để xét nghiệm máu 1 lần/giờ.
“Kết quả cho thấy, những người ăn tối muộn có lượng đường trong máu cao gần 20% và lượng chất béo bị đốt cháy giảm 10% so với những người ăn tối lúc 18h”, TS Jun nói.
Đồng nghĩa, nếu bạn ăn tối sớm hơn, cùng lượng thức ăn như vậy, cơ thể sẽ đốt được được chất béo nhiều hơn hơn và hấp thụ đường ít hơn, giúp giảm cân.
Chuyên gia dinh dưỡng Lisa K. Diewald, ĐH Villanova M. Louise Fitzpatrick nhìn nhận, nghiên cứu này thực sự rất hữu ích để xây dựng hướng dẫn thói quen ăn uống cho người dân và đặc biệt có ý nghĩa trong việc phòng chống bệnh tật.
“Nghiên cứu cho thấy, không chỉ khối lượng bữa ăn, thời gian ăn cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, béo phì”, bà Diewald chia sẻ.
Theo bà Diewald, với hầu hết người trẻ, bữa tối thường là bữa lớn nhất trong ngày và họ thường ăn muộn vì quá bận rộn. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể khó chuyển hoá glucose và chất béo.
Do vậy, bà khuyên tất cả mọi người không thể ăn tối trước 18h, có thể ăn nhẹ vào cuối chiều bằng sữa chua và các loại hạt để hạn chế sự thèm ăn cho bữa tối muộn. Thói quen này sẽ rất tốt cho những người muốn giảm cân.
Thay vào đó, khi trở về nhà, bạn chỉ cần ăn tối nhẹ nhàng với món salad gà nướng, 1/2 bánh sanwich cùng trái cây hoặc một chén soup rau củ và một ly sữa ít béo.
Bà cũng khuyên mọi người không nên dồn bữa chính về bữa tối, nên san sẻ thêm cho bữa sáng và bữa trưa.
Minh Anh (theo Heathline)
4 hiểu lầm tai hại khiến bạn mãi không thể giảm cân
Uống nước chanh, kiêng ăn đường, tinh bột và chất béo có thể giúp bạn giảm cân? Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ sự thật.
" alt="Không cần làm gì, chỉ thay đổi giờ ăn cũng giúp bạn giảm cân" />- Trong 2 năm qua, khi đại dịch Covid-19 ập đến, việc chưa có sự chuẩn bị và phải chuyển sang học trực tuyến một cách bị động là điều khiến nhiều giáo viên và nhà trường băn khoăn.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục và TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), đối với các giáo viên lớp 1, điều này sẽ càng vất vả hơn khi lứa học sinh năm nay chưa một lần được đến trường, chưa làm quen với thầy cô và bè bạn.
Do đó, thầy cô và nhà trường phải có những chuẩn bị kỹ càng để triển khai dạy học trực tuyến đồng bộ và hiệu quả.
Bê kịch bản học trực tiếp để dạy trực tuyến là "nắm chắc thất bại"
Cụ thể, theo TS. Nguyễn Quang Tiệp, trước khi bắt đầu năm học mới, nhà trường và giáo viên cần có ý tưởng để cấu trúc lại chương trình, có kịch bản dài hơi cho năm học và tính đến nhiều phương án, trong đó có học trực tuyến, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra, cần có kế hoạch chi tiết tới từng môn và bài học.
Bởi lẽ, với dạy học trực tiếp, giáo viên rất thuận lợi trong việc hỗ trợ học sinh, có sự tương tác qua từng ánh mặt, cử chỉ để nâng đỡ học trò. Nhưng với hình thức trực tuyến, việc thực hiện những điều đó đều rất khó khăn.
Do đó, những bài học theo hình thức trực tuyến cần phải được cấu trúc hợp lý, giáo viên có thể lựa chọn được những nội dung kiến thức trong tâm, phù hợp cho hình thức dạy học trực tuyến; đồng thời, cần phải trực quan, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục (phải)·và TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (trái) - Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Cũng theo TS Tiệp, với học sinh lớp 1, việc học trực tuyến có thể tập trung vào nội dung kiến thức liên quan đến môn Tiếng Việt để hình thành 4 kỹ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết và kỹ năng tính toán cơ bản, phù hợp với yêu cầu cốt lõi thể hiện trong môn Toán.
Đối với các kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, đạo đức, mỹ thuật, giáo viên có thể thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ thực hiện ngoài giờ học trực tuyến.
Ngoài ra, kế hoạch học tập trực tuyến cũng cần được sắp xếp phù hợp hơn, chỉ nên dạy 1 buổi trong ngày, 1 ngày không quá 2 giờ học trực tuyến để hạn chế việc trẻ tiếp xúc quá lâu với máy tính.
“Việc bê nguyên ý tưởng, kịch bản dạy học trực tiếp sang trực tuyến là một điều tối kỵ. Nếu làm như thế, thầy cô đã nắm chắc phần thất bại trong tay”, TS Tiệp nói.
Theo TS Tiệp, khi thiết kế bài học trực tuyến, giáo viên cần lượng hóa nội dung trọng tâm của bài học. Nội dung trọng tâm này có thể chỉ chuyển tải tới học sinh trong vòng 10 – 15 phút ở thời điểm sự tập trung chú ý của trẻ ở mức cao nhất trong tiết học.
PGS.TS Trần Thành Nam cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng, vì khoảng chú ý của học sinh lớp 1 không dài quá 15 phút. Để bài giảng không quá tải với học sinh, chỉ nên giới hạn lại thời gian cho mỗi phiên học kéo dài 15 phút làm việc với màn hình, nghỉ 5 phút và tiếp tục một phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy sẽ nghỉ.
“Việc học online như vậy sẽ năng suất và hiệu quả hơn theo phương pháp Pomodoro. Chúng ta cũng cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng”. Việc thiết kế thời khóa biểu, thiết kế các phiên học phải được cân nhắc dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
“Trò chơi hóa” hoạt động học tập
Cũng theo các chuyên gia, với học sinh lớp 1, trong thời gian đầu tiên, thầy cô cần tổ chức những buổi trò chuyện, chia sẻ về thói quen, sở thích của trẻ để tạo sự gần gũi và giúp trẻ có thể tương tác với nhau,… nhờ đó, giờ học với trẻ sẽ bớt nặng nề.
Ngoài ra, giáo viên có thể tận dụng công nghệ để “trò chơi hóa” mọi hoạt động học tập, nhằm kích hoạt sự chú ý, hứng thú và tập trung của trẻ.
Chẳng hạn, sử dụng các phần mềm đơn giản để thiết kế hoạt động trò chơi, tăng cường hoạt động tương tác cho trẻ như quizz. Và dù sử dụng ứng dụng gì, giáo viên cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc: Đơn giản, dễ sử dụng, không chỉ đối với các con mà cả cha mẹ học sinh.
Giáo viên cũng không nên bỏ sót học sinh mà cần tăng cường tuyên dương, gọi tên học sinh trong quá trình học tập.
Để thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viên cần làm chủ một số kỹ thuật thu hút và tương tác như trao đổi với trẻ, chia nhóm để thảo luận, tổ chức dạy học theo hình thức tương tác giữa học sinh với học sinh,…
Theo các chuyên gia, việc thiết kế thời khóa biểu cũng cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Một điểm quan trọng không kém, học sinh lớp 1 cần được tạo điều kiện để vận động thường xuyên, qua đó phát triển các kỹ năng vận động tinh và phối hợp tay mắt. Vì vậy, giáo viên phải rất chú ý đến các hoạt động thể chất xen giữa các tiết dạy của mình, tạo điều kiện cho trẻ được đứng lên khỏi chỗ ngồi và làm một số động tác theo hướng dẫn.
Giáo viên cũng cần dành tuần đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với cha mẹ, thống nhất về nội quy lớp học, hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị tại gia đình như cách để giúp trẻ trở thành một học sinh độc lập, khuyến khích trẻ thực hiện các nhiệm vụ ở nhà, hình thành thói quen học tập cho trẻ.
Giáo viên cũng cần thường xuyên kết nối với cha mẹ để cung cấp thông tin, kịp thời điều chỉnh nội dung và hoạt động phù hợp với tiến độ, năng lực hoạt động của trẻ.
Theo các chuyên gia, giáo viên phải ý thức được việc học online khó khăn hơn nên việc hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường. Do đó, thầy cô cần tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì điều đó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập của trẻ.
Thúy Nga
10 cách để phụ huynh giúp con học trực tuyến hiệu quả hơn
Cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh không thể xem học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng cần có hình thức hỗ trợ để trẻ có thể hào hứng với phương pháp học này.
" alt="Trưởng bộ môn Tiểu học hướng dẫn cách dạy học online cho học sinh lớp 1" /> - Chúng tôi liên hệ tới cô giáo trẻ Trần Thị Hà khi cô đang chuẩn bị đồ đạc để lên điểm trường thôn Ia Dơr trước một ngày tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Hà kể để kịp chuẩn bị cho ngày khai giảng và có được sức khỏe tốt nhất, cô phải lên đường từ ngày 3/9.
Cô giáo trẻ Trần Thị Hà, giáo viên của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum). Ảnh: NVCC "Em muốn dạy lũ trẻ biết viết, biết đọc"
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Huế, cô gái trẻ sinh năm 1997 quyết định về quê và nhận nhiệm vụ công tác tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum).
Ia H’Drai là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 150 km. Huyện này mới được thành lập 6 năm.
Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành có 7 điểm trường lẻ. Điểm trường thôn Ia Đơr mà Hà đang dạy là điểm xa nhất của trường và cũng là xa nhất trong các điểm trường của tỉnh Kon Tum.
Điểm trường này cũng mới được lập 2 năm và cô Hà là một trong những giáo viên đầu tiên, cũng là giáo viên trẻ nhất ở đây.
Hà kể, trước đây, để đi được đến điểm trường thôn Ia Dơr, các giáo viên phải vượt quãng đường hơn 90 cây số từ điểm trường chính, đi vòng qua địa phận tỉnh Gia Lai. Đi qua những đoạn đường đất trồng cao su, có đoạn phải lên phà qua sông,... không ít lần cô giáo trẻ ngã lên ngã xuống vì đường trơn trượt vào những ngày mưa.
Nhưng “ngã chỗ nào thì dựng xe lên ở chỗ đó và đi tiếp thôi” - cô giáo Hà nói.
Hai năm gần đây, do được mở đường mới đến điểm trường nên quãng đường rút ngắn xuống chỉ còn 60 cây số. Tuy vậy, con đường này đến nay vẫn chưa hoàn thành, một nửa đã được đổ nhựa, nửa kia vẫn là đất đỏ. Để đến điểm trường, dù đi theo đường nào, cô giáo vẫn mất hơn 2 tiếng đồng hồ.
“Do con đường mới vẫn đang trong quá trình thi công, nên vào mùa mưa đường hơi khó đi. Sợ trơn trượt, em vẫn thường đi cung đường cũ để đến điểm trường”, cô Hà kể.
Cũng vì đường quá xa, nên cô Hà thường ở lại điểm trường những ngày trong tuần, mỗi tuần về một lần. Cứ đầu tuần đi lên, cuối tuần về.
Điểm trường thôn Ia Dơr của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) vừa được xây mới. “Em nghĩ đơn giản, mình có đam mê với nghề, thích được dạy học, chỗ nào có học sinh cần thì mình tới thôi. Em muốn dạy lũ trẻ biết viết, biết đọc, bởi nơi đây cuộc sống còn nhiều khó khăn”, Hà tâm sự.
Điều may mắn, bố mẹ cũng không ngăn cản mà ủng hộ quyết định của Hà. Cô giáo trẻ xác định phải học cách làm quen với cuộc sống không bạn bè, không tụ tập cà phê, trà sữa như ở thành thị, thậm chí không xác định lập gia đình sớm.
Nhiều khó khăn, thiếu thốn
Tình nguyện đến điểm trường xa nhất của tỉnh, song Hà thừa nhận ban đầu chưa lường hết được những khó khăn. Theo miêu tả của cô giáo trẻ, xung quanh trường bao bọc bởi đồi núi, sóng điện thoại cũng chập chờn khi có khi không, chứ chưa nói đến mạng internet.
Người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số (Gia Rai, Thái, Mường...), đời sống còn nhiều thiếu thốn, nên việc vận động trẻ đến trường không hề dễ dàng.
Năm học trước, cơ sở vật chất của điểm trường thiếu thốn, phải mượn tạm 3 căn nhà gỗ của dân để làm chỗ dạy học.
Ông Nguyễn Quang Thọ, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia H’Drai cho hay, đây là điểm trường khó khăn nhất của huyện.
“Cô Hà là một trong những lứa giáo viên đầu tiên xung phong đến dạy ở điểm trường Ia Đơr từ ngày thành lập. Các giáo viên dạy điểm trường này là là những người rất cố gắng và nỗ lực. Bởi đây là điểm trường mà cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, thời tiết rất khắc nghiệt, việc vận động học sinh nhiều vất vả” - ông Thọ nói.
Năm nay, để phòng dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho học sinh, toàn tỉnh Kon Tum khai giảng trực tuyến. Thế nhưng, cô Hà cùng các giáo viên vẫn chuẩn bị cho ngày khai giảng như trang trí cổng trường, lau chùi bàn ghế và dọn các lớp học sạch sẽ để chào đón học sinh.
“Ngày khai giảng, không được đón học sinh đến trường như mọi năm, em cảm thấy có chút buồn. Bởi cô trò đã xa nhau từ đầu hè đến giờ”, cô Hà tâm sự.
Phụ trách dạy lớp 1, Hà cho hay, cô sẽ quyết tâm hướng dẫn để các em sớm bắt nhịp học tập, thậm chí có thể sẽ đến nhà học sinh để hướng dẫn các em.
Thanh Hùng
Thầy giáo vùng cao khiến học trò mê giáo dục STEM
Từng nhận cả những lời chê “hâm”, thầy Vũ Đức Tuyên, giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Lào Cai) vẫn theo đuổi việc đưa STEM vào dạy học, góp phần đưa trường cũng như Lào Cai trở thành điểm sáng về dạy học STEM.
" alt="Cô giáo trẻ vượt gần 100 cây số đến lễ khai giảng nơi biên giới" />
- ·Nhận định, soi kèo Asteras Tripolis vs Panetolikos, 22h59 ngày 13/1: Vượt mặt đối thủ
- ·Ứng dụng AI trong kiến trúc, quy hoạch đô thị: Thay đổi toàn diện, tích cực
- ·Đề thi chuyên môn Toán chuyên Tin vào lớp 10 của Hà Nội năm 2022
- ·Cô gái cảm thấy bế tắc vì 40 tuổi vẫn 'còn nguyên'
- ·Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1
- ·TP.HCM: Một đại gia xây dựng của Pháp muốn 'cứu' dự án gần 1 tỷ USD của Berjaya
- ·Một loạt trường đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2025
- ·4 hình thức lừa đảo trực tuyến tiêu biểu dịp giáp Tết Nguyên đán 2024
- ·Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Getafe, 20h00 ngày 12/1: Nguy hiểm cận kề
- ·Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục