Lúc mới sang, anh làm việc tại công xưởng cơ khí. Khi đó, công việc chủ yếu là làm việc chân tay khá vất vả, nhưng Cường vẫn biết ơn quãng thời gian đó để bản thân có thời gian thích nghi với cuộc sống mới và cải thiện trình độ ngoại ngữ.
Hơn một năm trở lại đây, anh chuyển sang làm việc trên phần mềm thiết kế cơ khí và bản vẽ, chỉnh sửa thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
"Đây là công việc mình mơ ước ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Khi sang đây, mình được học hỏi thêm nhiều về tác phong và tinh thần làm việc của người Nhật. Có lần, mình xử lý sai công việc và được đồng nghiệp góp ý luôn để tìm ra biện pháp tránh tái phạm lần sau.
Công việc ở đâu cũng vất vả, nhưng ở môi trường mới nhận mức lương tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy công sức bỏ ra xứng đáng", Cường tâm sự.
Cũng như nhiều lao động Việt xa xứ, ngoài mức lương cơ bản, Cường rất mong công ty cho làm tăng ca để thêm nguồn thu nhập.
"Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Nếu thời điểm đơn hàng ít, nhân viên đúng 17h sẽ rời công sở. Còn nếu kinh doanh thuận lợi được tăng ca, với mình đó là điều may mắn", anh nói.
So với thời điểm vừa "chân ướt chân ráo" sang xứ người, chàng trai Bình Định tiết lộ thu nhập có tăng lên đáng kể. 4 năm trước, mức lương cơ bản của anh là 18 man (tính theo tỷ giá đồng yên và tiền Việt thời điểm đó tương đương với 36 triệu đồng).
Còn ở thời điểm hiện tại, anh nhận lương cơ bản 24,5 man (tỷ giá hiện tại khoảng 42 triệu đồng). Mỗi tháng, trung bình anh tăng ca 30 tiếng (tăng ca ngày thường và tăng ca ngày nghỉ có hệ số khác nhau). Với tổng thu nhập một tháng khoảng 33,5 man, sau khi trừ hết chi phí, Cường tiết kiệm được 35 triệu đồng/tháng.
Trước thông tin "kỹ sư sang Nhật làm việc mỗi tháng để dư được 100 triệu đồng", Cường cho biết, với kỹ sư như mình, điều đó "rất khó thực hiện".
"Mức lương trung bình của các kỹ sư mới sang thường từ 18 đến 22 man tương đương 30-37 triệu đồng. Còn mức lương 100 triệu đồng ngay cả đồng nghiệp Nhật cũng khó đạt được, trừ khi họ đảm nhận vị trí quan trọng trong công ty hoặc sếp của các phòng ban.
Còn thu nhập của kỹ sư ngành IT mình thấy cao hơn. Bạn nào có kinh nghiệm và ngoại ngữ tốt, có thể nhận được từ 35 man - khoảng 65 triệu đồng/tháng trở lên", Cường phân tích.
Theo chàng kỹ sư Việt, riêng thuế thuê nhà chiếm khoảng 20% thu nhập của anh. Sử dụng xe máy đi lại hàng ngày cũng cần mua phí bảo hiểm tự nguyện khoảng 6-7 triệu đồng/năm.
"Mặc dù vậy, sau khi trừ hết tiền thuế, chi phí sinh hoạt, mỗi tháng mình tiết kiệm được khoảng 35 triệu đồng. Với mình, con số này khá ổn, đôi khi bằng cả năm mình để dành khi ở Việt Nam", anh nói
Với câu hỏi liệu có nên sang Nhật lao động thời điểm này khi đồng yên đang có xu hướng giảm mạnh gây ảnh hưởng tới thu nhập, Cường cho rằng điều này tùy theo trường hợp của mỗi người.
"Những người đi theo diện được làm việc lâu dài, thì thời điểm nào sang Nhật cũng hợp lý. Mức lương còn phụ thuộc vào năng lực làm việc và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, được làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại một quốc gia phát triển sẽ là hành trang tốt để sau này trở về Việt Nam lập nghiệp".
"Còn với người đi theo diện thực tập sinh, thời điểm này thực sự khó khăn vì mức lương sẽ tính theo lương vùng với hệ số nông thôn, thành thị khác nhau. Bởi vậy, các lao động trẻ nên cân nhắc", Cường đưa ra quan điểm.
Về phần mình, chàng trai Bình Định dự định vẫn ở Nhật thêm một thời gian nữa để tích lũy thêm kinh nghiệm, tài chính, hoàn thiện năng lực bản thân, rồi sẽ về Việt Nam cống hiến trong tương lai.
Ngoài công việc kỹ sư, hiện Cường còn theo đuổi công việc sáng tạo nội dung. Qua đó, anh muốn chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích về cuộc sống ở Nhật Bản tới cộng đồng.
Mê làm diễn viên, bố lại bảo 'làm bếp không lo chết đói': 9X giành giải vàng ở NhậtĐam mê và ý chí đã giúp Nguyễn Bá Phước trở thành người Việt đầu tiên giành được Huy hiệu vàng - giải thưởng danh giá của Nhật Bản dành cho đầu bếp người nước ngoài nấu món Nhật truyền thống." alt=""/>Kỹ sư Việt chia sẻ thực hư việc đi làm ở Nhật dư được 100 triệu đồng/thángNhiều người thậm chí đã phải xếp hang trước cửa các showroom BYD để tranh được suất mua đầu tiên. Một người dùng tại đây chia sẻ rằng mình đã phải đặt vé máy bay từ Chiang Rai tới Bangkok chỉ để đặt mua BYD Atto 3. Ông đã phải xếp hàng từ 1 giờ sáng đến 4 giờ sáng với hơn 30 người khác.
Thậm chí ở một số đại lý BYD khác, có tới hơn 100 người đã đứng xếp hàng từ sáng sớm trong ngày đầu tiên BYD Atto 3 được mở bán. Truyền thông Thái Lan cho hay đây là lần đầu tiên mà người tiêu dùng Thái Lan phải xếp hàng qua đêm chỉ để mua một chiếc ô tô.
BYD Atto 3 nằm trong phân khúc SUV cỡ nhỏ và hiện đang được bán ra với mức giá 1.199.900 (tương đương 785 triệu đồng). BYD Atto 3 sở hữu diện mạo mang hơi hướng tương lai với các đường nét độc đáo. Xe sử dụng mô-tơ đơn dẫn động cầu trước, có công suất 204 mã lực và mô-men xoắn 310 Nm. Theo hãng xe, BYD Atto 3 có phạm vi hoạt động lên tới 430 – 510 km sau mỗi lần sạc đầy.
Về trang bị, BYD Atto 3 sở hữu nhiều công nghệ và trang bị hiện đại, trong đó có thể kể đến như hệ thống giải trí với màn hình 12,8 inch, cụm đồng hồ kỹ thuật số 5 inch, kết nối Apple CarPlay/Android Auto, tính năng hỗ trợ giọng nói bằng tiếng Anh hay cổng sạc USB Type-C.
Minh Nhật(Theo Wapcar)
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dân "xếp hàng" mua xe chạy phí, sale ô tô tất bật cuối nămSau suốt thời gian dài thị trường ô tô ế ẩm vì dịch bệnh, chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ xuất hiện khiến mọi thứ đảo chiều rõ rệt.
" alt=""/>Người dân Thái Lan xếp hàng qua đêm để mua ô tô điện
Trong email, nhân viên này trình bày ngắn gọn tiêu đề "nghỉ phép ngày 8/11" và nội dung là "chào Siddharth Shah. Tôi sẽ nghỉ phép hôm 8/11/2024. Tạm biệt". Bức email khiến ông Siddharth Shah bị sốc. Ông đã chụp màn hình và đăng tải lên mạng xã hội.
Nhanh chóng, bài viết thu hút hơn 2,6 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều cư dân mạng tranh cãi về cách báo phép của nhân viên Gen Z nói trên và thực trạng giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên với sếp trong thời đại hiện nay.
Không ít người bênh vực cho nhân sự Gen Z và cho rằng cần bình thường hóa việc xin nghỉ phép một cách ngắn gọn. Bởi nghỉ phép là quyền lợi của người lao động, không cần trình bày quá rườm rà.
Tuy nhiên, ở quan điểm ngược lại, nhiều người chỉ trích rằng thế hệ trẻ ngày nay đang "thổi phồng" văn hóa làm việc thiếu kỷ luật, rồi than thở bản thân không có cơ hội phát triển.
"Nếu tôi gửi email như thế này cho cấp trên, chắc chắn tôi sẽ bị gọi lên phòng nhân sự để làm việc về hành động của tôi", một tài khoản mạng xã hội bình luận.
Một người quản lý cũng tỏ vẻ đồng cảm với ông Siddharth. Quản lý này kể trải nghiệm tương tự: "Một nhân viên Gen Z của tôi cũng đột nhiên tuyên bố nghỉ phép 1 tuần. Mặc dù tôi cố gắng giải thích dự án mà nhóm phụ trách đang rất quan trọng đối với công ty, nhưng nhân viên ấy vẫn không để tâm. Nguyên nhân mà người này xin nghỉ phép là do mới chia tay người yêu, cần lên núi để quên đi nỗi buồn đó".
Không ít cư dân mạng cũng chung quan điểm, nếu nhân sự không thể viết một email xin nghỉ phép trang trọng thì có thể sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ.
Theo báo cáo của Google Trends, cụm từ "email xin nghỉ việc của nhân viên Gen Z" đã trở thành một trong những thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất tại Ấn Độ, với hơn 20.000 lượt. Sự gia tăng bất ngờ này phản ánh sự tò mò của dư luận về phong cách giao tiếp "độc, dị" tại nơi làm việc của các nhân sự Gen Z.
" alt=""/>Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững người