Trao đổi nhanh với GameSao, anh Trần Tiến Mạnh, phiên dịch viên của đoàn AoE Trung Quốc trong chuyến du đấu lần này, cho biết họ cảm thấy khá buồn khi bất ngờ phải tạm dừng thi đấu. Tuy nhiên, khi biết được phía BTC đang gặp phải “sự cố không mong muốn và không thể giải quyết ngày một ngày hai”, theo như GameTV mô tả, thì đoàn AoE Trung Quốc cũng đã vui vẻ trở về quê hương.
“Bên phía đoàn AoE Trung Quốc đã gừi lời mời tái đấu tới GameTV trong thời gian sớm nhất có thể”, anh Mạnh nói với GameSao. “Họ sẵn sàng quay trở lại Việt Nam thi đấu AoE nếu như cảm thấy còn động lực và thử thách ở những lần sau.”
Theo thông tin hành lang mà GameSao có được, bên phía GameTV đang đưa ra hai đề nghị dành cho phía đội bạn là sẽ tiếp tục các trận đấu tại AoE Việt Trung 2017theo hình thức online hoặc sẽ đưa các game thủ Việt Nam sang Trung Quốc trong tương lai gần.
Tuy nhiên, khi được hỏi về thời điểm tái đấu để chính thức khép lại giải đấu AoE Việt Trung 2017, anh Mạnh xin giữ bí mật và sẽ nhường quyền phát ngôn chính thức cho GameTV.
Trước đó ở bản thông báo tạm hoãn giải đấu, GameTV đã cam kết thứ Hai tuần sau, tức ngày 10/7, sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan tới giải đấu cho tất cả fan hâm mộ được biết.
Như GameSaođã liên tục thông tin tới độc giả trong suốt một tuần lễ vừa qua, GameTV đã đứng ra đăng cai tổ chức AoE Việt Trung 2017, giải đấu quốc tế Age of Empirevới quy mô lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay.
Với tổng giá trị giải thưởng 272 triệu đồng cùng bảy thể loại thi đấu, AoE Việt Trung 2017 vẫn chưa thể tìm ra bất cứ một nhà vô địch nào do sự cốphát sinh vào buổi sáng ngày hôm qua, ngày thi đấu cuối cùng của vòng bảng.
Chịu
" alt=""/>AoE Việt Trung 2017: Đoàn Trung Quốc hẹn ngày tái đấu ‘sớm nhất có thể’Trong tháng 5/2018, ICTnews nhận được số lượng lên tới vài chục phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các giao dịch với Lazada trong dịp kỷ niệm sinh nhật của doanh nghiệp này.
Tình trạng chung được người tiêu dùng phản ánh là các nhà bán hàng trên Lazada tung ra nhiều sản phẩm giảm giá, thậm chí “siêu giảm giá” rất hấp dẫn, nhưng sau khi khách hàng đặt mua thành công và được phía Lazada xác nhận sẽ chuyển thì họ lại bất ngờ nhận thông báo đơn hàng bị… hủy, chỉ sau vài ngày.
Số lượng nhiều nhất là vụ tự ý hủy đơn hàng bán giày Smith giá 6000 đồng. Ngoài ra là các đơn hàng mua điện thoại, bộ phát Wi-Fi, ốp lưng điện thoại, giày, sữa… khuyến mãi không đúng như quảng cáo, tự ý hủy đơn hàng.
Có người đặt mua 1-2 đơn hàng, có trường hợp đặt mua tới 6 đơn hàng cũng đều bị hủy đồng loạt.
Cụ thể như với chương trình bán giày nữ hiệu Smith giá 6.000 đồng từ nhà bán hàng iLaLa trên trang thương mại điện tử Lazada.vn.
Rất nhiều người tiêu dùng cho biết, họ đã phải vất vả dậy từ 0 giờ, “canh” trong nhiều tiếng mới mua được sản phẩm khuyến mãi này. Tuy nhiên sau đó, họ “chết đứng” vì mắc bẫy lừa, bị hủy đơn hàng với những lý do khó chấp nhận như không phân loại hàng kịp, quá thời hạn giao hàng.
" alt=""/>Ngày sinh nhật đáng quên của LazadaLuật An ninh mạng gồm 7 Chương, 43 Điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 của Luật này. Cụ thể, Luật nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật An ninh mạng: “Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm: Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này; Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép; Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.
Luật An ninh mạng cũng quy định nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Các hành vi bị nghiêm cấm còn gồm việc sử dụng không gian mạng để: Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Nhóm hành vi thứ 2 bị nghiêm cấm, theo quy định của Điều 8 Luật An ninh mạng là thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Các hành vi sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác là nhóm hành vi thứ ba bị nghiêm cấm.
Điều 8 của Luật An ninh mạng cũng quy định rõ 3 nhóm hành vi khác cũng bị nghiêm cấm, bao gồm: Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi; Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
" alt=""/>Những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật An ninh mạng mới được Quốc hội thông qua