Trong cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, bảo đảm 100% TTHC được công bố, công khai đầy đủ, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thuận lợi giao dịch; 100% các hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết tại các đơn vị, địa phương được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân, doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.
Duy trì vận hành Hệ thống thông tin ngành Nông nghiệp và PTNT; tiếp tục triển khai liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu trang thông tin điện tử của đơn vị với Hệ thống thông tin hoạt động ngành Nông nghiệp và PTNT. Xác định thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu, Sở tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành, đến nay, nhiều phần mềm, ứng dụng đã được vận hành và đưa vào sử dụng, như: Phần mềm “Quản lý chất lượng nông sản - Thái Nguyên”; phần mềm quản lý cây xanh trên bản đồ số “Thái Nguyên Smart Tree”; Hệ thống thông tin mã số vùng trồng; phần mềm “Nhận biết sinh vật gây hại trên cây trồng”; phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Thuỷ lợi Việt Nam (thuyloivietnam.vn); hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS); phần mềm “Đánh giá, phân hạng và cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP”; phần mềm “Quản lý, đánh giá và cơ sở dữ liệu các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”; Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, giải đáp thắc mắc trực tuyến; Ứng dụng số Nông nghiệp Thái Nguyên.
Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, cần phải ứng dụng khoa học – công nghệ vào nông nghiệp, do đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu. Tỉnh triển khai xây dựng các mô hình, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT; thúc đẩy thử nghiệm các dự án, mô hình sản xuất kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số, tiến bộ khoa học - công nghệ mới đồng bộ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra bước ngoặt, phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học - công nghệ, khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các dự án, mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các mô hình thuộc các chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Hằng năm, Sở NN&PTNT tổ chức các lớp tập huấn, tập trung đào tạo các kỹ năng số, kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng, thương mại điện tử cho cán bộ, người dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó, giúp nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, thương mại sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần chuyển dịch và cơ cấu lại kinh tế theo định hướng chung của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Nhận thấy, chuyển đổi số là công cụ hữu hiệu tạo ra giá trị gia tăng mới cho nông sản, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, kết nối giữa người sản xuất với tiêu dùng, giữa doanh nghiệp với nông dân, ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, qua đó, mở rộng được thị trường, giúp nông sản tiêu thụ dễ dàng; cùng với đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã tận dụng các nền tảng số và các trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm, tìm thị trường cho sản phẩm, hình thành nên chuỗi liên kết giá trị bền vững. Có thể thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp ngày càng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp sản phẩm nông nghiệp Thái Nguyên khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bằng nhiều hình thức, cách thức với nội dung đa dạng khác nhau, qua các phương tiện truyền thông đại chúng và ưu thế của mạng xã hội, các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, góp phần quảng bá kịp thời, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa, lợi ích và những giá trị to lớn, thiết thực mà chuyển đổi số mang lại trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, từng bước thay đổi nhận thức, hành động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích cực tham gia xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại địa phương.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số nông nghiệp được ví là chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu giúp tạo ra giá trị thặng dư của nền nông nghiệp số hướng đến phát triển kinh tế số. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực nông nghiệp, thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tập trung thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, người dân kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tích cực đổi mới, sáng tạo những mô hình kinh tế mới, từ đó giúp nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, qua đó, góp phần phát triển kinh tế nền nông nghiệp tỉnh nhà. " alt=""/>Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệpMình tự che cho mình…
- Nhiều người khi tiếp xúc thường nhận xét, Anh Thơ hơi nam tính. Chị thấy sao về nhận xét này? Tính cách mạnh mẽ ấy có khiến chị thiệt thòi trong cuộc sống?
Đúng là hơi thiệt thòi. Nhưng thôi, mình tự “che” cho mát. Thử hỏi những phụ nữ quanh mình xem có mấy ai được đàn ông che chở một cách tuyệt vời.
Tôi thấy nhiều phụ nữ Việt Nam rất vất vả khi người đàn ông chưa bao dung, dành tình yêu cho vợ mà vẫn coi đó như một thứ trách nhiệm mà người phụ nữ phải làm. Vừa phải lo công việc, cơm nước vừa phải lo chồng con… một mình như vậy làm sao chúng tôi có thể gồng gánh hết. Nếu không có người che chở, phải tự lo lấy mình thôi.
- Sau đổ vỡ của hôn nhân, chị có định “đi bước nữa”?
Không phải là tôi không cần yêu nhưng ở tuổi 50 lấy ai, ai lấy mình? Người lấy phải ra dáng chồng mình, chứ lấy về mà người ta làm vợ mình thì lấy làm sao được. Người ta phải mạnh mẽ hơn mình, nếu không thì khác gì tôi lấy thêm một người vợ nữa?
- Chị có hình mẫu nào cho nửa kia của mình không?
Những hình mẫu tuyệt vời ai cũng thích, nhưng sẽ không bao giờ có một hình mẫu nào tuyệt vời hơn chính mình.
Ai cưới tôi chắc không chịu được lâu vì mình tự lập quá. Lấy chồng phải trân trọng họ và họ cũng phải có một điều gì đó để mình trân trọng. Tôi cũng là phụ nữ, đôi khi cũng muốn nũng nịu kiểu Anh ơi, ghé vai qua đây cho em tựa. Nên người đàn ông phải rất mạnh mẽ mình mới dựa được. Yêu phải “dựa” được thì mới yêu chứ.
Tôi chỉ điệu trên sân khấu!
- Bình thường các ca sĩ vẫn chăm chút đầu tư cho bản thân nhưng thay vào đó tôi thấy chị vẫn giữ cho mình nét mộc mạc riêng và dành thời gian cho các con...
Với tôi, con vẫn là trên hết. Hôm nay lên sân khấu lộng lẫy váy áo nhưng sau khi trút bỏ bộ quần áo ấy tôi cũng chỉ là một người nông dân bình thường, mặc quần rách, nằm ổ rơm, ngồi bán hàng vẫn được, tôi không nề hà gì. Mọi người còn ngạc nhiên khi thấy Anh Thơ đi chợ. Đi chợ thì có sao, đó là việc bình thường nhất mà. Tôi chỉ điệu trên sân khấu thôi chứ ngoài đời ít khi điệu lắm.
- Chị vẫn ở trong căn nhà bình thường từng chia sẻ chứ?
Đúng nhưng tiền để dành mua nhà mới thì tôi vẫn có, 10 tỷ hay 20 tỷ cũng được. Nhưng con tôi đang học gần nhà nên chỗ ở hiện tại rất thuận tiện cho con tới trường. Tôi ưu tiên sự tiện lợi thay vì khoe ở căn nhà mấy chục tỷ mà ở xa thì rất mệt.
Ngày xưa ở quê tôi nằm ổ rơm còn được. Bây giờ có một căn nhà để ở như vậy là tốt rồi, vừa ấm cúng mà gia đình cũng vui vẻ. Dù tôi có đủ điều kiện để tậu nhà nhưng nơi ở hiện tại cũng đã đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Cũng có thể ngày nào đó các con đủ điều kiện và “bay" đi, tôi mới tính đến mua biệt thự.
- Tôi thấy mọi người nói ca sĩ nhạc đỏ khó giàu nhưng vừa rồi chị có đề cập đến chuyện 10, 20 tỷ mua biệt thự thì có vẻ quan niệm trên không đúng?
Đó là nhờ sau 30 năm ca hát và đi diễn rất nhiều show và cũng may mắn khi Anh Thơ rất giỏi đòi cát-sê. (cười). Bây giờ các ca sĩ nhạc đỏ được trả công rất xứng đáng dù so với nhạc nhẹ thì chưa cao bằng.
- Chị thường đi diễn với ca sĩ Trọng Tấn, có khi nào xảy ra “sự cố” khiến vợ anh ấy hiểu lầm?
Thực ra có đôi lần chúng tôi phải đến khách sạn để diễn thì vợ anh Tấn cũng đi cùng. Vào trong phòng nghỉ 3 chúng tôi cùng ngồi dựa vào giường tạm nghỉ rồi đi xuống chứ không lùm xùm như mọi người nói.
Anh Tấn hiền lắm. Thường khi đi diễn ở một nơi xa mà vợ anh ấy không thể đi cùng thì chúng tôi cùng ăn với nhau rồi ai về phòng người ấy.
Anh Thơ: 'Trọng Tấn tính tình mềm mại, nhiều khi tôi phát bực lây'Ca sĩ Anh Thơ hiếm hoi kể chuyện người bạn song ca ăn ý Trọng Tấn đã có lần khiến cô bực mình vì tính cách quá hiền lành." alt=""/>Anh Thơ: Yêu thì phải dựa được mới yêu chứTắt sóng 2G là xu hướng tất yếu và đang được triển khai rộng khắp trên toàn cầu. Phó Cục trưởng Cục Viễn thông thông tin thêm, đã có 77 nước có kế hoạch dừng công nghệ 2G, 3G và đa phần đều dừng vào năm 2028.
Người dùng 2G khi chuyển sang 4G có cơ hội trải nghiệm dịch vụ mới mà từ trước đến nay chưa sử dụng. Chẳng hạn, thay vì vào website để sử dụng dịch vụ hành chính công, người dân có thể dùng ngay ứng dụng trên smartphone 4G.
“Đây là cơ hội để người dân tiếp cận dịch vụ số, dần dần hình thành xã hội số, với mục tiêu tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận công nghệ mới. Việc dừng công nghệ 2G là cơ hội tốt cho người sử dụng làm quen với dịch vụ trên môi trường số”,ông Nguyễn Phong Nhã chia sẻ.
Để người dùng sẵn sàng chuyển đổi từ 2G sang 4G, các nhà mạng đã triển khai các giải pháp hỗ trợ, trợ giá, đặc biệt với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo. Bộ TT&TT cũng làm việc với UBND các tỉnh, thành phố, đề nghị các Sở TT&TT tham mưu, đề xuất sử dụng nguồn vốn, tài trợ hợp pháp trên địa bàn để phối hợp với nhà mạng.
Ngoài ra, để trang bị kỹ năng cho người sử dụng, ông Nguyễn Phong Nhã đề nghị nhà mạng, kênh bán hàng, doanh nghiệp cung cấp thiết bị đầu cuối hướng dẫn một cách đơn giản, dễ hiểu về các nguy cơ khi sử dụng ứng dụng trên smartphone, tránh cho người dân gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi.
Về phía nhà mạng, trong thời gian tới, đại diện Cục Viễn thông đề nghị đẩy mạnh truyền thông đến nhóm người yếu thế như người già, trẻ em, người sống ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo… để cung cấp thông tin đầy đủ nhất, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt nhất. Các hãng viễn thông cần tiếp tục phân tích người dùng 2G tại các khu vực chưa được tiếp cận thông tin, nơi đổi máy còn là vấn đề, dựa trên dữ liệu thuê bao.
Các nhà mạng đang quyết liệt đầu tư nâng cấp mạng lưới 4G, đảm bảo chất lượng và vùng phủ cho người sử dụng. Việc dừng công nghệ cũ như 2G góp phần chuyển đổi thành mạng lưới để khai thác hiệu quả, sử dụng công nghệ xanh trong sản xuất, giảm thiểu chi phí vận hành, sử dụng tài nguyên tần số hiệu quả.
Người dùng khi chuyển đổi từ 2G sang 4G cũng là đang chung tay với cả xã hội và nhà mạng để xây dựng mạng lưới xanh, thông minh, hiệu quả, tiết kiệm. Bởi lẽ, theo ông Nguyễn Phong Nhã, tại một thời điểm, một người chỉ có thể dùng một công nghệ để thực hiện dịch vụ nào đó. Khi một nhà mạng duy trì nhiều công nghệ, mạng lưới sẽ rất tốn kém, chưa kể chi phí sử dụng tần số, nhà trạm, nguồn điện.
Nhà mạng nâng cấp mạng lưới 4G sẽ góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến, sẵn sàng đáp ứng dịch vụ của các bộ, ngành khác.
" alt=""/>Từ 2G lên 4G: Cơ hội để người dân tiếp cận dịch vụ số