您现在的位置是:NEWS > Giải trí

Bài luận gây xôn xao giới học thuật của nam sinh 18 tuổi

NEWS2025-01-28 00:42:43【Giải trí】8人已围观

简介Nguyễn Tiến Thành – nam sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam là tác giả của bàibxh anhabxh anha、、

Nguyễn Tiến Thành – nam sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam là tác giả của bài luận đạt giải Nhất cuộc thi Writing Prize do tờ Theàiluậngâyxônxaogiớihọcthuậtcủanamsinhtuổbxh anha Atlantic tổ chức thường niên.

Bài luận của Thành được đánh giá cao về cả hình thức thể hiện lẫn quan điểm được đưa ra khi phân tích bức bích họa“The School of Athens”nổi tiếng của họa sĩ, kiến trúc sư người Ý Raphael.

Dưới đây là bản dịch bài viết về “The School of Athens” của Tiến Thành.

{ keywords}
Nguyễn Tiến Thành - tác giả bài luận về bức họa "The School of Athens" vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: NVCC

Aristotle thì trần thế, trong khi Plato lại ở một thế giới khác. Các nhà tư tưởng thì trần tục, nhưng kiến trúc lại là của nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những nghệ sĩ vĩ đại nhất thời kỳ Thịnh Phục Hưng như Michelangelo, Leonardo, Bramante đã được trộn lẫn cùng những bộ óc vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Ánh sáng tràn ngập bức bích họa, ánh sáng của thời đại hồi sinh cổ điển, của chủ nghĩa nhân văn, của sự giải hòa tinh thần và trí tuệ. Ban đầu, tôi tin rằng Trường học Athenscó thể chỉ được người châu Âu thời kỳ Phục hưng hiểu như một sự tái khám phá vẻ vang về truyền thống phương Tây cổ đại. Nó có giá trị gì cho một người Việt Nam như tôi – một người lớn lên trong một thời đại khác, một nền văn hóa khác và một hệ thống giáo dục khác? Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, tôi nhận thấy bức họa đại diện cho một tư tưởng về học tập: không ngừng nghỉ, phản biện công khai, bước qua cả những ranh giới về vật chất, văn hóa và chuyên ngành. Gây tiếng vang từ thời Athens cổ đại, qua nước Ý thời Phục hưng tới Hà Nội hôm nay – nơi tôi đang sống, tư tưởng được mô tả trong Trường học Athens của Raphael đã lấy lại một niềm hi vọng, rằng bất chấp những hạn chế về văn hóa và chính trị thì tình yêu dành cho tri thức sẽ thắng thế.

Tiêu đề "Trường học Athens" là một sự che giấu tầm nhìn rộng mở của Raphael về việc học tập. Biểu ngữ trên bức họa được vẽ từ năm 1509 đến năm 1511 theo đề nghị của Giáo hoàng Julius II này là “Causarum Cognitio”. Với quan điểm này, Raphael dường như ám chỉ rằng thứ kết nối các nhân vật không phải là ngôi trường hay danh tiếng của họ, mà là nhu cầu chung trong việc tìm kiếm tri thức và sự khôn ngoan (nhu cầu “hiểu tại sao”). Tác phẩm này không chỉ là một lời ngợi ca các nhà tư tưởng vĩ đại thời cổ đại giống như một lời tán dương bản thân quá trình học tập.

Raphael đã chuyển tải đời sống của trí óc thông qua các hoạt động thể chất. Ngày nay, chúng ta đang có xu hướng nhìn nhận quan niệm gắn kết trí tuệ là một thứ nghiễm nhiên, nhưng quay trở lại đầu thế kỷ 16, nó lại là một cuộc cách mạng. Theo Glenn W. Most trong “Reading Raphael: The School of Athens and Its Pre-Text”, theo truyền thống nhân cách hóa 7 môn “liberal art” trong hội họa, triết học thường được miêu như một người phụ nữ lý tưởng hóa được vây quanh bởi các triết gia nam. Mặc dù ám chỉ đến truyền thống này bằng cách vẽ hình ảnh một phụ nữ ở phía trên cao bức bích họa, nhưng Raphael đã tách biệt hoàn toàn nhân vật này với khung cảnh trung tâm, để cho Plato và Aristotle thống trị. Trong khi các học giả tập trung vào sự tương phản và cân bằng giữa Plato và Aristotle – mọi thứ từ cử chỉ bàn tay tới màu sắc trang phục, thì thứ gây ấn tượng nhất với tôi là quyết định của Raphael trong việc không nhấn mạnh vào sự nhân cách lý tưởng hóa kiến thức, mà nhấn mạnh vào những con người trần tục đắm mình trong quá trình tìm kiếm tri thức thông qua diễn giải và tranh luận.

Bản tiếng Anh bài luận “The School of Athens”

很赞哦!(1366)

站长推荐

{keywords}
Elliot Dallen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư năm 29 tuổi. 

Vài tháng qua, tôi đã yếu hơn và bắt đầu làm ít đi. Trông tôi khác hẳn. Tôi bị giảm cân nhiều. Những cơn ho kéo dài 20 phút giờ là một phần không thể thiếu mỗi buổi sáng.

Không có steroids, morphine hay đồ uống lạnh nào có thể làm dịu cổ họng của tôi.

Có những thời điểm, tôi thực sự gặp khó khăn. Sự cô đơn vì Covid khiến tôi buồn. Tôi cần ai đó bên cạnh. Chị gái tôi đã tới đúng lúc ấy. Chị chuyển đến ở chung căn hộ với chúng tôi hồi cuối tháng 6. Điều đó tạo ra một sự khác biệt lớn, và tôi không biết mình sẽ như thế nào nếu không có chị. Sau vài tháng giãn cách, việc có một người thân ở cạnh gần như đã thay đổi mọi thứ.

Cùng lúc đó, tôi được thông báo phù hợp để thử một loại thuốc mới. Các bác sĩ ung thư nói rằng đây không phải là một phép màu có thể làm thay đổi số phận tôi, mà nó chỉ có tác dụng kéo dài cuộc sống của tôi thêm vài tháng. Mục đích của việc điều trị là ngăn tế bào ung thư lấy hết chất dinh dưỡng và năng lượng mà cơ thể tôi cần có.

Nhưng bây giờ tôi không còn khỏe như lúc bắt đầu điều trị nữa. Tôi thấy rất khó thở, không thể tập thể dục, hay bị thiếp đi. Tôi hi vọng có thể dùng nó lâu dài, nhưng chỉ mất hơn 1 tuần, nó đã đánh gục tôi. Một ngày của tôi bắt đầu loanh quanh từ phòng ngủ ra sofa, cảm giác như mình bị cúm, tinh thần uể oải. Gần như ngay lập tức, tôi nhận ra mình không thể làm được. Cuộc sống với tôi phải là được sống, chứ không chỉ ngồi đếm thời gian. Và loại thuốc này làm cho tôi không thể được sống.

Tôi nhận ra mình phải chấp nhận một điều không thể tránh khỏi, rằng không còn phương pháp điều trị nào cả.

30 năm đầu cuộc đời tôi trôi qua khá suôn sẻ. Thực sự thì chúng rất tuyệt. Mọi thứ như công việc, sức khỏe, các mối quan hệ, bạn bè khá là hoàn hảo. Tôi có một số kế hoạch cho tương lai: học tiếng Tây Ban Nha, khám phá vùng Trung Mỹ nhiều hơn và tham gia một số hoạt động tình nguyện.

Tôi tưởng tượng mình năm 30-40 tuổi, mình sẽ có con, có một tài sản thế chấp nào đó… Cũng có thể, con cái đám bạn sẽ gọi tôi là bác Elliot khi bố mẹ chúng tụ tập quanh căn bếp, lo lắng cho một người bạn 45 tuổi mà vẫn đang mải mê du lịch vòng quanh Mông Cổ. Dù là kịch bản nào đi chăng nữa thì việc già đi cùng với đám bạn và sống một cuộc đời trọn vẹn luôn là tham vọng của tôi.

Tất nhiên, phần thứ 2 trong cốt truyện này sẽ không được viết ra ngay bây giờ. Thật tiếc là tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Nhưng ai rồi cũng phải chết, sẽ luôn có những nơi chốn và những trải nghiệm bị bỏ lỡ trong cuộc đời ai đó. Thế giới quá đẹp và có quá nhiều cuộc phiêu lưu để một con người có thể chiêm ngưỡng. Tôi sẽ bỏ lỡ hôn nhân và những đứa con, sẽ bỏ lỡ sự nghiệp bừng nở và cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn. Nhưng tôi không cô đơn khi cuộc đời bị cắt ngắn. Tôi nghĩ mình đã có một khoảng thời gian tuyệt vời.

Tại thời điểm này, tôi nên nói vài lời với bạn bè. Việc mắc căn bệnh này đã làm phức tạp hóa tất cả các mối quan hệ của tôi. 

Tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn từ các bạn, nhiều đến mức tôi không đủ sức để trả lời. Tôi chỉ muốn nói rằng sự đồng cảm và động viên của các bạn đã giúp tôi rất nhiều. Tôi muốn thấy niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng rất có thể sẽ có một kiểu chết như thế này - nỗi buồn bao trùm tất cả nghi lễ, nhưng phần lớn tôi muốn mọi người thư giãn và có thể cảm nhận được tình yêu.

Bởi vì tôi biết rằng khoảnh khắc này không còn quá xa. Tôi không hỏi bác sĩ một sự tiên lượng chính xác, bởi vì tôi không tin việc đó sẽ mang lại cho tôi điều gì. Nhưng tôi nghĩ rằng mình chỉ còn vài tuần nữa. Thật may mắn là y học đã giúp việc này diễn ra thật nhẹ nhàng. Nó thực sự đã làm bớt nỗi sợ hãi. Và tôi hi vọng cái chết sắp tới đây sẽ khiến tôi trông có vẻ khôn ngoan và sâu sắc hơn, bởi vì tôi đã có thời gian để suy nghĩ về những thứ thực sự quan trọng với mình. Và tôi muốn chia sẻ những gì đã khám phá được.

Đầu tiên, đó là tầm quan trọng của sự biết ơn. Trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất - bị ‘sốc’ khi được chẩn đoán ung thư, tinh thần đi xuống, cơ thể suy nhược vì hoá trị, thật khó để hình dung ra bất kỳ khoảnh khắc tươi vui, gần gũi hay yêu thương nào. Mặc dù vậy, trong những thời điểm ấy, tôi vẫn thấy hài lòng khi nghĩ về những gì mình có: một gia đình tuỵệt vời, những người bạn chân thành, khoảng thời gian chúng tôi ở bên nhau, những đặc ân của cuộc sống mà tôi có được.

Điều quan trọng thứ hai, nếu bạn sống vui thì sống bao lâu cũng đã là đủ. Điều này có thể có ý nghĩa khác nhau với mỗi người.

Nó có thể là việc bạn được đi đây đi đó. Tôi thật may mắn khi đã được đi nhiều nơi để có thể khẳng định rằng thế giới này là một nơi thật tuyệt vời và đầy những khoảnh khắc đáng kinh ngạc.

Nó cũng có thể là việc bạn luôn giữ cho cơ thể mình luôn được vận động nhiều nhất có thể. Cơ thể chúng ta là một thứ thật tuyệt vời. Bạn chỉ đánh giá cao nó khi nó bắt đầu không hoạt động theo đúng cách. Vì thế, khi cơ thể bạn còn đang hoạt động tốt, hãy tận hưởng những niềm vui đơn giản trong từng chuyển động. Hãy chăm sóc cơ thể bởi vì đó là thứ duy nhất mà bạn có.

Việc biết rằng cuộc sống của tôi sẽ bị rút ngắn đã làm thay đổi quan niệm của tôi về tuổi tác. Hầu hết mọi người cho rằng họ sẽ sống cho đến khi già đi. Tôi đã từng xem việc già đi là một đặc ân. Không ai nên than thở về việc mình già thêm 1 tuổi, có thêm một vài sợi tóc bạc hay một nếp nhăn. Thay vào đó, hãy hài lòng vì bạn đã đi được đến đó. Nếu bạn cảm thấy giống như bạn chưa sống tốt nhất những năm tháng qua, hãy cố gắng làm tốt hơn vào năm tới.

Điều quan trọng thứ 3 là hãy cho phép bản thân yếu đuối và cho phép mình kết nối với người khác. Chúng ta đang sống trong một xã hội coi trọng năng lực và sự độc lập – 2 thứ mà bệnh ung thư thường tước đi của bạn. Đó là viên thuốc rất khó nuốt với một thanh niên đang độ tuổi 20, nhưng tôi đã phải cho phép mình yếu đuối. Việc chấp nhận sự giúp đỡ của người khác giúp tôi có 2 năm tốt nhất trong cuộc đời – một điều khá khó tin vào thời điểm chẩn đoán.

Sự yếu đuối cho tôi thấy bố mẹ và chị gái tôi đã phi thường đến nhường nào. Sẽ không có câu từ nào nói hết được những gì họ đã làm cho tôi.

Tôi cũng muốn nói điều tương tự với các bạn của mình. Còn gì tốt hơn khi 2 năm qua họ luôn ở bên cạnh bạn.

Điều quan trọng thứ 4, hãy làm một việc gì đó cho người khác. Trong bối cảnh của đại dịch Covid, phong trào Black Lives Matter, những nỗ lực trong tuyệt vọng của người di cư vượt biên, suy nghĩ của tôi thực sự hướng đến những con người sinh ra không có đặc quyền, bất kể tôi được sinh ra trong điều kiện kinh tế xã hội gì, dân tộc hay đất nước nào. Tôi luôn cố gắng nhắc nhở bản thân về điều này.

Thứ 5, hãy bảo vệ hành tinh này. Tôi không thể bỏ qua việc này vì nó rất quan trọng. Tôi sẽ sớm ra đi, nhưng nhân loại vẫn sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về vấn đề giảm lượng khí thải carbon và cứu môi trường khỏi bị tàn phá. Trong thời gian sống trên Trái Đất này, tôi đã đủ may mắn để được ngắm nhìn các kỳ quan, để hiểu rằng chúng quý giá như thế nào. Hi vọng rằng các thế hệ tương lai cũng vẫn được tận hưởng những điều tương tự. Nhưng nó đòi hỏi sự nỗ lực của một tập thể lớn.

Ở hoàn cảnh này, mọi người thường hỏi tôi rằng liệu họ có thể giúp gì hoặc họ có thể làm gì khiến tôi vui. Ngoài một điều hiển nhiên là hãy chăm sóc nhau khi tôi đã đi xa, tôi sẽ khuyến khích mọi người cho đi, cả thời gian lẫn tiền bạc.

Quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư không chỉ mang tới cho tôi những khoảnh khắc tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi, mà nó còn mang đến những điều tuyệt vời. Tôi đã có những trải nghiệm mới mẻ mà ung thư không thể đánh bại. 

* Elliot Dallen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô vỏ thượng thận vào năm 2018, năm anh 29 tuổi. Anh qua đời vào đêm ngày 7/9/2020 - đúng ngày mà bài báo này được xuất bản trên tờ The Guardian.

Tình yêu người chồng Vĩnh Long dành cho vợ 3 lần nhận ‘án tử’ ung thư

Tình yêu người chồng Vĩnh Long dành cho vợ 3 lần nhận ‘án tử’ ung thư

Tình yêu của anh giúp chị đứng dậy chiến đấu với số phận sau 3 lần nhận “án” ung thư. Chị hiểu rằng anh đã nén nỗi đau đến thế thì chị không thể yếu mềm.

">

Chàng trai 31 tuổi mắc ung thư đúc rút 5 điều quan trọng trong cuộc sống

  • Bà Li Jingzhi đã dành hơn 30 năm để đi tìm cậu con trai Mao Yin bị bắt cóc vào năm 1988. Khi đã gần như từ bỏ mọi hi vọng thì vào tháng 5 mới đây, bà nhận được một cuộc gọi bất ngờ.

    Đứa trẻ bị mất tích

    Vì chính sách một con của Trung Quốc, vợ chồng Jingzhi chỉ sinh một cậu con trai. Cậu bé Mao Yin rất ngoan ngoãn, thông minh và đáng yêu. Với kỳ vọng con trai sẽ học hành chăm chỉ và thành tài, vợ chồng bà đặt tên ở nhà cho con trai là Jia Jia - nghĩa là “tuyệt vời”.

    “Ai nhìn thấy thằng bé cũng đều yêu quý ngay lập tức”, bà nhớ lại.

    Ngày đó, bà Jingzhi làm việc cho một công ty xuất khẩu ngũ cốc. Vào mùa thu hoạch, bà thường phải rời thị trấn vài ngày để đến thăm các nhà cung cấp ở nông thôn. Những lần ấy, Jia Jia ở nhà với bố.

    Một lần, khi bà đang đi công tác thì nhận tin nhắn của đồng nghiệp báo phải về nhà ngay.

    “Thời điểm đó, phương tiện liên lạc chưa được thuận tiện lắm. Vì thế, tất cả những gì tôi nhận được là một bức điện gồm 6 từ ‘Có chuyện gấp, về nhà ngay’. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra”.

    Bà vội vã trở về Tây An – nơi mà người quản lý đã báo cho bà một tin kinh khủng. “Anh ấy chỉ nói một câu: ‘Con trai chị mất tích rồi”.

    Đó là tháng 10 năm 1988. Năm ấy, Jia Jia 2 tuổi 8 tháng.

    {keywords}
    Jia Jia ngày còn nhỏ.

    Ông bố giải thích rằng, ông đã đón con từ trường mầm non, sau đó dừng lại trên đường về nhà để lấy nước cho con uống từ một khách sạn nhỏ do gia đình làm chủ. Ông chỉ lơ đễnh trong khoảng 1-2 phút, và khi quay ra thì Jia Jia đã biến mất.

    Bà Jingzhi nghĩ rằng có lẽ con trai mình đi lạc và không tìm được đường về nhà. Ai đó tốt bụng sẽ thấy thằng bé và đưa nó về với bà.

    Nhưng 1 tuần trôi qua mà không có ai đưa Jia Jia tới đồn cảnh sát. Lúc này, Jingzhi biết tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.

    Bà bắt đầu đi hỏi xem có ai nhìn thấy Jia Jia ở khu vực quanh khách sạn không. Bà in 100.000 tờ rơi cùng bức ảnh của con trai rồi đi phát khắp khu bến tàu, trạm xe buýt ở Tây An. Bà đặt viết những bản tin mất tích trên các tờ báo địa phương. Tất cả đều không thành công.

    “Trái tim tôi tan vỡ… Tôi muốn khóc. Tôi muốn hét lên”.

    Bà bật khóc khi nhìn lại những bộ quần áo cũ của con trai, những đôi giày nhỏ và những món đồ chơi của thằng bé.

    Quá đau lòng, bà đổ lỗi cho chồng về việc mất tích của con. Nhưng sau đó, bà nhận ra rằng họ nên để dành tâm sức cho việc đi tìm con trai.

    Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nỗi ám ảnh khiến họ hiếm khi trò chuyện với nhau. Sau 4 năm, họ ly hôn.

    Hành trình tìm con gian nan

    Bà Jingzhi vẫn không ngừng tìm kiếm con. Cứ mỗi chiều thứ Sáu, sau khi hoàn thành công việc, bà lại bắt tàu tới các tỉnh lân cận để tìm Jia Jia. Bà quay về nhà vào tối Chủ nhật để thứ Hai kịp đi làm.

    Bất cứ khi nào có chút manh mối về một bé trai nào đó trông giống con trai, bà đều lên đường.

    {keywords}
    Việc Jia Jia mất tích đã khiến bà Jingzhi suy sụp. 

    Một lần, bà bắt xe tới một thị trấn khác ở Thiểm Tây, rồi đi xe buýt về vùng nông thôn để tìm một cặp vợ chồng vừa nhận nuôi một cậu bé tới từ Tây An trông giống Jia Jia. Nhưng khi ngồi đợi dân làng đi làm ruộng về, bà được tin vợ chồng này đã đưa cậu bé đến Tây An. Bà lại vội vã quay về Tây An vào lúc sáng sớm.

    Sau đó, bà dành nhiều ngày để tìm kiếm cặp vợ chồng này. Cuối cùng, bà tìm được người phụ nữ và đứa trẻ, nhưng cậu bé không phải là Jia Jia.

    “Tôi đã nghĩ chắc chắn rằng đứa bé là Jia Jia, nên tôi vô cùng thất vọng”.

    Con trai là điều đầu tiên bà nghĩ đến vào mỗi sáng thức giấc. Đến đêm, bà lại mơ thấy con trai khóc gọi mẹ.

    Nghe lời một người bạn, bà đi khám bác sĩ. “Bác sĩ nói rằng chuyện này đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Ông ấy nói có thể chữa bệnh cho tôi về thể chất nhưng bệnh tinh thần thì chỉ tuỳ thuộc vào tôi”.

    Những câu nói của bác sĩ khiến bà suy nghĩ suốt đêm. Bà thấy mình không thể cứ tiếp tục sống như thế này được nữa. “Nếu không cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình, tôi có thể phát điên. Nếu tôi mất trí, tôi sẽ không thể tìm con trai được nữa và một ngày nào đó khi nó quay lại, nó sẽ nhìn thấy một bà mẹ điên”, Jingzhi nói.

    Kể từ đó, bà nỗ lực để tránh cảm xúc đau buồn và tập trung toàn bộ sức lực cho việc tìm kiếm.

    Khoảng thời gian này, bà cũng nhận ra rằng rất nhiều người có con bị mất tích, không chỉ ở Tây An mà còn nhiều khu vực khác. Bà bắt đầu làm việc cùng họ để xây dựng một mạng lưới trải dài hầu hết các tỉnh thành Trung Quốc. Các thành viên trong nhóm gửi cho nhau những chiếc túi lớn tờ rơi và dán ở khu vực mà mình chịu trách nhiệm.

    Khi Jia Jia đã mất tích được 19 năm, bà Jingzhi bắt đầu hợp tác với trang Baby Come Home chuyên giúp các gia đình có con mất tích được đoàn tụ.

    Sau đó, vào năm 2009, Chính phủ Trung Quốc thiết lập cơ sở dữ liệu ADN - nơi mà các cặp vợ chồng có con mất tích và những đứa trẻ nghi ngờ rằng mình có thể là con nuôi có thể đăng ký ADN. Đây là một bước tiến lớn giúp giải quyết hàng ngàn trường hợp mất tích.

    Hầu hết những đứa trẻ mất tích mà bà Jingzhi biết đều là bé trai. Những cặp vợ chồng mua đứa trẻ thường không có con hoặc chỉ có con gái. Hầu hết họ sống ở nông thôn.

    Nhờ phối hợp với Baby Come Home và các tổ chức khác trong hơn 2 thập kỷ qua, bà Jingzhi đã giúp kết nối được 29 đứa trẻ với bố mẹ đẻ. Bà nói, thật khó để miêu tả cảm xúc mà bà trải qua khi chứng kiến những cuộc tái hợp này.

    “Tôi tự hỏi ‘Tại sao lại không phải là con trai tôi?’. Nhưng khi tôi nhìn thấy họ ôm nhau, tôi cảm thấy hạnh phúc thay họ. Tôi nghĩ nếu như họ có ngày này, tôi cũng hoàn toàn có thể. Tôi vẫn còn hi vọng một ngày nào đó con mình sẽ quay trở về”.

    Cuộc đoàn tụ sau 32 năm 

    Ngày 15/1/2015, mẹ bà qua đời. Đó cũng là ngày sinh nhật của Jia Jia. “Tôi cảm thấy đó là cách mà Chúa đã nhắc tôi đừng quên người mẹ đã sinh ra mình và đứa con mà mình đã sinh ra”.

    Và vào ngày 10/5 năm nay - Ngày của Mẹ, bà Jingzhi đã nhận được một cuộc gọi từ Cục Công an Tây An. Họ thông báo một tin tuyệt vời: “Mao Yin đã được tìm thấy”.

    “Tôi không dám tin đó là sự thật”.

    {keywords}
    Ngày cả gia đình tái hợp.

    Trước đó, hồi tháng 4, có người đã báo cho bà biết về một đứa bé tới từ Tây An cách đây nhiều năm. Người này cung cấp một bức ảnh của cậu bé khi đã trưởng thành. Bà Jingzhi đưa bức ảnh cho cảnh sát, và họ đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định người đàn ông đang sống ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên cách nơi bà sống khoảng 700km.

    Cảnh sát đã thuyết phục người đàn ông đi xét nghiệm ADN. Ngày 10/5, kết quả xét nghiệm cho thấy trùng khớp. Tuần sau, cảnh sát lại lấy mẫu máu để xét nghiệm lại và kết quả chứng minh họ là mẹ con.

    “Chỉ khi nhận được kết quả, tôi mới thực sự tin rằng đã tìm thấy con trai”, bà Jingzhi nói.

    Sau 32 năm với hơn 300 manh mối giả, cuộc tìm kiếm của bà cuối cùng cũng thành công.

    Ngày 18/5, 2 mẹ con bà Jingzhi tái hợp. Bà rất lo lắng vì không biết con trai sẽ cảm thấy như thế nào về mẹ. Bây giờ, Jia Jia đã là một người đàn ông trưởng thành, đã có gia đình riêng và đang điều hành một công ty trang trí nội thất.

    “Trước cuộc gặp, tôi rất lo lắng. Có lẽ thằng bé sẽ không nhận ra tôi hoặc không chấp nhận tôi. Tôi rất sợ khi tôi ôm con trai, nó sẽ không chấp nhận cái ôm đó”.

    Vì thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để nói về các vấn đề trẻ em mất tích, nên câu chuyện của bà Jingzhi rất nổi tiếng. Giới truyền thông lập tức hào hứng với tin bà đã tìm được con trai.

    Vào ngày đoàn tụ, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc đã phát sóng trực tiếp giây phút 2 mẹ con họ gặp nhau. Jia Jia bước vào căn phòng ở Sở Công an Tây An và gọi lớn “Mẹ!”, rồi chạy tới ôm lấy bà. Hai mẹ con oà khóc.

    “Đó chính là cách mà thằng bé chạy về phía tôi khi nó còn nhỏ”, bà Jingzhi tâm sự.

    {keywords}
    "Chúng tôi như chưa hề bị chia cắt", bà Jingzhi nói. 

    Sau đó, bà được biết Jia Jia đã bị bán cho một cặp vợ chồng không có con ở Tứ Xuyên với giá 6.000 tệ (hơn 20 triệu đồng) 1 năm sau ngày bị bắt cóc. Bố mẹ nuôi đổi tên Jia Jia thành Gu Ningning.

    Sau cuộc đoàn tụ, Jia Jia đã sống 1 tháng ở Tây An cùng với bố mẹ đẻ của mình.

    Họ cùng nhau xem lại những bức ảnh cũ với hi vọng Jia Jia sẽ nhớ một chút về thời thơ ấu khi chưa mất tích. Nhưng anh không nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra trước năm 4 tuổi, khi anh đã sống cùng bố mẹ nuôi.

    Hiện Jia Jia tiếp tục sống ở Thành Đô, trong khi bà Jingzhi vẫn sống ở Tây An. Nhiều người cho rằng bà nên thuyết phục con trai trở về Tây An.

    Mặc dù rất muốn sống gần con nhưng bà nói rằng không muốn cuộc sống của con thêm phức tạp.

    “Thằng bé đã trưởng thành rồi. Nó có cách suy nghĩ của riêng mình. Nó có cuộc sống riêng, đã kết hôn và có gia đình riêng. Vì thế, tôi chỉ có thể chúc phúc cho nó từ xa. Tôi biết con mình ở đâu và tôi biết nó vẫn còn sống. Thế là đủ”.

    Sau cuộc đoàn tụ, Jia Jia không muốn tham gia các cuộc phỏng vấn. Cảnh sát cũng không tiết lộ thông tin về bố mẹ nuôi của anh.

    Với kẻ đã bắt cóc Jia Jia 32 năm trước, bà Jingzhi hi vọng rằng cảnh sát sẽ tìm ra. Bà muốn thủ phạm phải bị trả giá vì đã khiến bà đau khổ suốt 32 năm qua. Điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà và cuộc đời Jia Jia.

    {keywords}
    Hiện tại, 2 mẹ con vẫn sống xa nhau, nhưng với bà Jingzhi, chỉ cần biết con trai mình còn sống tốt là đủ. 
    Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm

    Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm

    Một cựu binh người Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã tìm ra cô con gái thất lạc nhờ bài xét nghiệm DNA.

    ">

    Hành trình 32 năm tìm con trai bị bắt cóc

  • Tên lửa Soyuz . Ảnh: Roscosmos">

    Nga phóng số lượng vệ tinh kỷ lục