当前位置:首页 > Thế giới

Lời khuyên của chuyên gia về dùng đường trong thực phẩm hàng ngày

Tại toạ đàm chia sẻ về xu hướng sử dụng đường tại Việt Nam,ờikhuyêncủachuyêngiavềdùngđườngtrongthựcphẩmhàngngàlịch thi đấu mu hôm nay Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật dinh dưỡng - thực phẩm (Viện Dinh dưỡng quốc gia), cho hay lượng đường tiêu thụ ở Việt Nam tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua. 

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5 gam/ngày, cao gấp nhiều lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). "Lượng đường trong khẩu phần ăn của người Việt lên tới 70%, vượt xa khuyến cáo của WHO", theo Tiến sĩ Hương.

Đường "ẩn mình" trong nhiều món ăn hàng ngày

Để sử dụng đường an toàn, các chuyên gia cho rằng cần phân biệt các loại đườngtrong thực phẩm. Có hai loại đường chính, gồm:

- Đường tự nhiên: Được tìm thấy trong trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa (lactose). Đây là những loại đường tự nhiên cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

- Đường bổ sung (đường tinh luyện): Là loại đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, thường có mặt trong các món bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn. Đây là loại đường cần hạn chế vì nó không cung cấp dưỡng chất và có thể gây hại khi tiêu thụ quá mức.

W-thuc pham.png
 Các chuyên gia khuyến nghị người tiêu dùng cần giảm đường trong khẩu phần mỗi ngày. Ảnh: Hoàng Linh

Đường không chỉ nằm trong bánh kẹo, đồ uống ngọt mà còn "ẩn mình" trong nhiều món ăn hàng ngày. Đặc biệt, đường trong các loại nước chấm và sốt lại ít được lưu tâm.

Theo Tiến sĩ Hương, trước đây, nước mắm truyền thống thường chỉ có mắm, chanh và ớt. Nhưng hiện hầu hết công thức nước chấm như nước chấm ốc, chấm nem đều chứa đường. Vị chuyên gia cho rằng có những loại nước chấm nêm 4 thìa đường trong 10 thìa nguyên liệu.

Các loại sốt được sử dụng phổ biến để tăng hương vị cho món ăn cũng chứa hàm lượng đường cao. Nhiều loại sử dụng sữa đặc là một trong các thành phần chính. Trong khi đó, loại nguyên liệu này lại có đến 50-55% thành phần là đường.

Ăn nhiều đường có hại cho não

Theo WHO, lượng đường tự do cao sẽ đe dọa chất lượng dinh dưỡng của chế độ ăn uống khi cung cấp năng lượng đáng kể nhưng không có chất dinh dưỡng. Điều này dẫn tới tình trạng tăng cân, béo phì và nguy cơ gây ra nhiều bệnh không lây nhiễm khác.

"Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến lượng glucose dư thừa trong não, các nghiên cứu đã ghi nhận có sự liên kết giữa việc glucose dư thừa với trí nhớ và các khiếm khuyết về nhận thức. Một lý do khác khiến đường có hại cho nãolà vì nó ảnh hưởng đến một số chất dẫn truyền thần kinh, có thể dẫn đến nghiện đường", Tiến sĩ Hương chia sẻ về tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều đường.

ts bui mai huong.jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật dinh dưỡng - thực phẩm (Viện Dinh dưỡng quốc gia). Ảnh: M.Nhật

Thực phẩm tự nhiên tốt cho não theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đưa ra lời khuyên về những loại thực phẩm tự nhiên tốt cho trí não như ngũ cốc nguyên hạt (giúp cải thiện sự tập trung); quả việt quất (có thể tăng cường trí nhớ ngắn hạn); Cà chua (có thể ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do); Trứng (có thể giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ, giảm nhận thức và bệnh Alzheimer); Bông cải xanh (có thể cải thiện trí não); Quả hạch (giúp bảo vệ não khỏe mạnh); Hạt bí ngô (có thể tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng); Cá nhiều dầu (có thể tăng cường chức năng não khỏe mạnh).

分享到:

相关推荐