Ra mắt mùa hè năm ngoái, iPhone đã tạo được một cuộc cách mạng khi đưa ra một thiết kế mới, màn hình cảm ứng rộng, ít phím bấm. Chiếc điện thoại này không chỉ thu hút sự chú ý của người dùng và giới truyền thông mà cả các nhà sản xuất điện thoại lớn, những đối thủ lăm le muốn "hất cẳng" iPhone.
Mặc dù chưa ra mắt, những đối thủ tiềm năng của iPhone đã bắt đầu lộ diện. Dưới đây là 3 sản phẩm demo mới nhất, trình diễn tại MWC 2008, được xem là "sát thủ" mới của iPhone.
Nvidia APX 2500
Mẫu điện thoại Nvidia APX 2500 tại MWC 2008. Ảnh: Cnews. |
Nvidia đã tạo tiếng vang lớn tại MWC năm nay bằng việc giới thiệu bộ vi xử lý dành cho thiết bị di động có tên APX 2500. Mẫu điện thoại mà hãng giới thiệu tại hội nghị thu hút sự chú ý của người tham quan.
Nvidia APX 2500 có một giao diện thân thiện không kém iPhone, tuy nhiên màn hình lại lớn và rực rỡ hơn với tốc độ xử lý "ăn đứt" điện thoại của "Quả táo". Mặc dù là một mẫu thử nghiệm, nhưng Nvidia APX 2500 hứa hẹn một khi được chính thức sản xuất, sẽ cho ra những chiếc điện thoại có cấu hình "khủng" như camera 12 Megapixel, màn hình 3D, tốc độ xử lý video, duyệt web tương đương với máy tính. Bên cạnh đó, APX 2500 tích hợp nhiều kết nối hiện đại như HSDPA, GPS, điều mà người dùng iPhone đang thèm muốn.
" alt=""/>3 'sát thủ' mới của iPhoneCảnh trong game
Với Cold War, lần đầu tiên hãng phát triển Stormregion (Hungary) đưa series chiến thuật thời gian thực nổi tiếng Codename Panzers thoát ra khỏi bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II, vốn đã quá cũ kỹ và bị thế giới trò chơi khai thác... kiệt quệ.
Tuy nhiên, Codename Panzers: Cold War vẫn không tách rời quá xa so với cuộc chiến thảm khốc toàn cầu lần thứ 2 của lịch sử nhân loại. Trò chơi khai thác cuộc bao vây quân sự Berlin năm 1949 và từ đó phát triển thành một hướng đi khác so với những sự kiện thật diễn ra trong lịch sử.
(Năm 1948-1949, sau khi phát xít Đức thất bại, Berlin bị chia cắt thành nhiều khu vực đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của Mỹ, Anh, Pháp và Xô Viết. Để cung cấp nhu yếu phẩm cho công nhân và người dân ở khu vực phía Tây, mọi phương tiện chở hàng của các nước Đồng minh sẽ phải đi qua vùng do Xô Viết chiếm đóng. Ngày 22/6/1948, tất cả các ngả đường tiếp vận này đều bị Nga cấm cửa khiến phe Đồng minh phải dùng rất nhiều máy bay để chở 4.500 tấn đồ tiếp tế đến Tây Berlin).
Cốt truyện trong game bắt đầu hư cấu từ đây khi một vụ xung đột trên không nổ ra, chia Berlin làm 2 phần riêng rẽ tính từ sân bay Tempelhof. Một nửa thuộc về các nước phương Tây và một nửa là của Xô Viết. Người chơi vào vai vị tướng NATO cố cầm cự trước cuộc tấn công bành trướng của người Nga. Bạn có thể chơi solo hoặc phối hợp với một người chơi khác qua mạng online.
Chiến dịch 18 phần của game hầu hết tập trung vào diễn biến của cuộc chiến nhìn từ phía NATO, nhưng ở cuối trò chơi, Codename Panzers: Cold War cũng có thêm 3 level để người chơi tham gia vào lực lượng Xô Viết. Game được dẫn dắt rất tốt và mang đậm chất lịch sử với những thông tin về cuộc tiếp tế hàng không ở Berlin cũng như các đoạn phim giới thiệu sự cố sân bay Tempelhof. Các nhà phát triển đã biến trò chơi trở thành sản phẩm không mấy khác biệt so với một bộ phim chiến tranh ở Hollywood.
Sử dụng cơ chế đồ họa Gepard 3 được Stormregion xây dựng riêng để thiết kế Panzers: Cold War, trò chơi có hình ảnh khá ổn. Gần như tất cả mọi thứ đều có thể sử dụng được hoặc phá hủy được. Các công trình rung chuyển như thật dưới lửa đạn, sắp thép bị bẻ cong. Nhiều phần của tòa nhà được liên kết với nhau, một phần đổ sẽ khiến các phần khác đổ theo. Engine mới không khiến cảnh tượng đẹp hơn, nhưng thực sự làm cho hiệu ứng gameplay trở nên ấn tượng.
Quân đội của bạn sẽ tự biết sử dụng các cơ chế ẩn nấp linh hoạt nhờ vào những hiệu ứng game, kể cả bóng đêm và mưa bão. Mọi sự thay đổi về ánh sáng và thời tiết đều có ảnh hưởng đến tầm nhìn và tốc độ của nhân vật.
" alt=""/>Game Codename Panzers: Chiến tranh lạnh