Hôm nay,ệtNamđứngcuốibảngvềchínhsáchpháttriểnđiệntoánđámmâbảng xếp hạng ngoại hạng anh 2024 ngày 8/3/2018, Liên minh Phần mềm BSA, tổ chức hậu thuẫn cho ngành công nghiệp phần mềm thế giới trong quan hệ với các chính phủ và trên thị trường quốc tế đã công bố báo cáo “Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2018” nghiên cứu đánh giá chính sách điện toán đám mây trên toàn cầu.
BSA cho biết, Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu BSA 2018 là phiên bản mới nhất của nghiên cứu cũng là duy nhất hiện nay về xếp hạng mức độ sẵn sàng của các quốc gia trong việc chấp nhận và phát triển các dịch vụ điện toán đám mây, sử dụng một phương pháp mới để phản ánh chính xác hơn về những chính sách giúp điện toán đám mây đạt được sự tăng trưởng gấp bội trong 5 năm qua, trong đó chú trọng hơn vào luật định của các quốc gia về bảo vệ bí mật và an ninh mạng cũng như hạ tầng băng rộng.
Nghiên cứu của BSA chỉ ra rằng, năm 2018, phần lớn các nước đều tiếp tục có sự tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn một số thị trường đang bị tụt lại phía sau. Cụ thể, nhờ áp dụng các chính sách quốc gia về an ninh mạng và khuyến khích tự do thương mại, Đức là nước có điểm số cao nhất trên Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2018; tiếp đến là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đứng ở phía cuối bảng xếp hạng là một số ít những nước chưa theo kịp trào lưu quốc tế này gồm Nga, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
Đáng chú ý, theo báo cáo mới công bố của BSA, Việt Nam đứng thứ 24 trong tổng số 24 nền kinh tế hàng đầu về CNTT, tức là vẫn “dậm chân” ở vị trí chót bảng kể từ khi nghiên cứu Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2016 được công bố. BSA cho hay: “Báo cáo mới đã cho thấy các thị trường mới nổi đang tiếp tục chậm trễ áp dụng các chính sách tạo thuận lợi cho điện toán đám mây, dẫn đến cản trở tăng trưởng”.