Có điểm tôi thấy rất khó chấp nhận ở du lịch Việt Nam đó là cứ đợi tới mỗi dịp lễ, Tết là cả vé máy bay, khách sạn, ăn uống, dịch vụ... đều nhao nhao lên đua nhau tăng giá. Những người làm dịch vụ du lịch cứ tưởng rằng mình khôn ngoan, biết chớp lấy thời cơ vàng để làm ăn, kiếm lời. Nhưng họ không biết rằng khách du lịch bây giờ đâu có dại. Biết giá cả dịch vụ du lịch mùa lễ, Tết tăng giá mạnh nên người ta bây giờ chọn hoặc ở nhà, hoặc đi nước ngoài cho khỏe.Theo nhiều đơn vị lữ hành, Nhiều điểm du lịch phía Bắc như Cát Bà, Ninh Bình, Điện Biên, Sa Pa... đều thông báo đạt công suất phòng khách sạn tối đa dịp lễ 30/4. Do nhu cầu cao, hầu hết các khách sạn 3-4 sao đều áp dụng phụ thu dịp lễ và tăng giá 20-30%. Trong khi đó, nhóm nhà nghỉ và khách sạn thấp sao ghi nhận mức tăng giá gần gấp đôi.
Thực tế này cho thấy một sai lầm trong cách làm du lịch ăn xổi ở nước ta. Lẽ ra, người làm dịch vụ phải biết lấy ngắn nuôi dài. Làm du lịch cũng như làm doanh nghiệp, phải chấp nhận trả lương nhân công gấp đôi, ba lần trong những ngày lễ, Tết để duy trì hoạt động, tuy nhiên không thể tính hết khoản tăng thêm đó vào giá sản phẩm và bắt khách hàng phải chịu hết.
>> Rủ nhau đi Thái vì tour rẻ
Do đặc thù công việc nên mình phải di chuyển nhiều đến Thái Lan nên tôi có cơ hội được trải nghiệm cách làm du lịch của họ. Tôi chưa bao giờ thấy người Thái thông báo tăng giá dịch vụ dịp Tết Songkran hay Loy Krathong cả, dù đây là những dịp lễ lớn nhất của Thái Lan, lượng khách du lịch tăng đột biến, tình trạng "cháy phòng" diễn ra thường xuyên. Đó chính là tư duy cấp tiến của người làm kinh doanh, họ biết nuôi dưỡng khách hàng, tạo uy tín để có được lượng khách ổn định lâu dài, quanh năm.
Với hiểu biết của bản thân, tôi dám khẳng định riêng tại Thái Lan và Nhật Bản không hề có chuyện tăng giá dịch vụ gấp đôi, ba lần trong những ngày lễ, Tết như ở ta. Chính Phủ Thái Lan còn khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ tung thêm nhiều khuyến mãi (một hình thức giảm giá ), quảng cáo... để thu hút khách du lịch.
Xin đừng hỏi vì sao người dân Việt cứ chọn dịp nghỉ lễ để đi du lịch rồi kêu than giá cao. Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh để lựa chọn khi nào đi, khi nào không đi, thì đó là một câu chuyện khác. Nhưng phần lớn những người lao động, làm công ăn lương không có nhiều cơ hội, ngày nghỉ để được lựa chọn như thế. Họ chỉ mong chờ có dịp lễ, Tết, được nghỉ chính thức dài ngày để được đi chơi một chuyến.
Thế nên, không thể đẩy hết những gánh nặng chi phí lên du khách, coi đó như một cái giá buộc phải đánh đổi chỉ để được đi du lịch ngày nghỉ lễ.
|
Không gian tiệc cưới được phủ khói lạnh suốt hàng giờ liền. |
Bà bầu Tuyết Nhung - người nâng đỡ và dìu dắt Hải Yến nhiều năm qua cho biết, khi thiết kế sân khấu và hội trường đám cưới, ekip thực hiện đã phải dùng những loài hoa nhập khẩu sang trọng như: Hoa baby nhập Hà Lan, lan trắng, lan hồ điệp, hồng Ohara, cẩm tú cầu trắng, hoa thạch thảo, hồng trắng...
Hoa cưới cầm tay của cô dâu cũng là loài hoa mà bao nhiêu cô dâu mơ ước - linh lan trắng, loài hoa mà hoàng gia Anh sử dụng trong tiệc cưới nhiều thập kỉ qua.
|
Hoa cưới cầm tay của cô dâu cũng là loài hoa mà bao nhiêu cô dâu mơ ước - linh lan trắng. |
Chưa hết, tại tiệc cưới này, sân khấu hành lễ còn được trang trí nổi trên mặt nước, giăng đầy đèn treo kèm với ngọc trai sáng lấp láng.
Đại diện nhà cô dâu cũng cho biết, để làm được sân khấu xa hoa như thế này, ekip thực hiện đã phải dùng ngọc trai, pha lê cùng nhiều phụ kiện khác.
|
Sân khấu, chỗ ngồi, khu vực tiếp đón khách mời được chuẩn bị chu đáo. |
Từ cổng vào, hàng ngàn cành hoa baby trắng được kết nối tạo cho khách mời có cảm giác đang bước vào một khu vườn cổ tích.
Hai bên lối đi vào sảnh tiệc được trang trí bằng những tấm ảnh cưới khổ lớn. Toàn bộ không gian được trang trí đầy hoa tươi với gam màu chủ đạo là màu trắng, bạc.
|
Từ cổng vào, hàng ngàn cành hoa baby trắng được kết nối tạo cho khách mời có cảm giác đang bước vào một khu vườn cổ tích. |
Phía trên hội trường sân khấu chính, những chiếc đèn pha lê mềm mại được thả buông xuống tạo nên cảm giác mơ màng, vô thực. Cùng với đó, màn hình hiệu ứng hiển thị một bầu trời đêm với ngàn sao rực rỡ khiến cho không gian bỗng chốc biến đổi từ siêu thực đến cảnh tượng đẹp như thiên đường.
Đại diện Cửu Long Studio - đơn vị tạo nên không gian tiệc cưới, cho biết, ekip đã vất vả làm việc hàng tuần liền để hoàn thiện mọi thiết kế, dành cho cô dâu một đám cưới hoàn hảo, ấn tượng.
|
Hải Yến kết hôn ở tuổi 23. |
Hải Yến làm đám cưới hôm 12/7 tại Cần Thơ. Hoa khôi Nam Bộ từ chối tiết lộ danh tính ông xã. Cô chỉ chia sẻ anh là doanh nhân, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hải Yến quyết định kết hôn ở tuổi 23 vì thấy đã gặp đúng người, đúng thời điểm. Ở bên ông xã, mỗi ngày với cô đều rất ý nghĩa.
Cô dâu khoác áo Nhật Bình, chú rể diện áo tấc trong đám cưới
Trong ngày trọng đại của mình, cặp đôi Thùy Anh - Thành Nam đã chọn trang phục cổ thay cho váy cưới và vestton hiện đại.
" alt="Không gian tiệc cưới xa hoa gây xôn xao tại Cần Thơ"/>
Không gian tiệc cưới xa hoa gây xôn xao tại Cần Thơ
|
Nhiều bố mẹ muốn con vừa yêu vừa sợ mình. Dù rất yêu con nhưng họ cũng muốn rèn con vào khuôn phép bằng cách khiến đứa trẻ phải sợ mình, nghe lời mình răm rắp và họ nghĩ thế là con mới ngoan.
Tuy nhiên, trong gia đình như vậy, trẻ thường phải học cách phán đoán cảm xúc của người lớn thông qua tiếng tra chìa khóa hay bước chân. Trẻ phải sống trong sợ hãi, lo âu. Kiểu phụ huynh này cảm thấy bị xúc phạm nếu con cái nghi ngờ lòng tốt của họ. Họ luôn nghĩ: "Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con, con lại vô ơn".
2. Trả lời thay con
Khi đứa trẻ được hỏi "Ồ, tên của cháu là gì?" và cha mẹ muốn trả lời "Cháu là Mi". Câu trả lời này sẽ không vấn đề gì nếu trẻ chưa biết nói, nhưng cha mẹ không nên trả lời thay con khi đứa trẻ đã biết nói.
Thực tế như thói quen, bố mẹ thường trả lời thay con ngay cả khi con đã là thiếu niên và ở khắp mọi nơi, trong các cửa hàng, ở nhà và ở những nơi khác.
Và cuối cùng chúng ta nhận được gì? Chúng ta đã tước đi cơ hội của những đứa trẻ để trả lời câu hỏi cho chính chúng. Bố mẹ chỉ nên đưa ra gợi ý cho một đứa trẻ về những gì cần nói nếu chúng yêu cầu. Nhưng chắc chắn không bao giờ nên nói thay chúng.
3. Bao bọc con
Bao bọc con, bảo vệ con trong vòng tay của mình là cách thể hiện tình yêu của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng sự bao bọc thái quá vô tình sẽ ngăn cản con khám phá những điều mới lạ, những trải nghiệm thú vị. Dần dần, trẻ sẽ không có tự tin để đối mặt với thử thách, chướng ngại hay vấp ngã cuộc đời.
Cha mẹ chỉ nên coi mình là người dẫn đường thông thái chứ không phải người vệ sĩ. Hãy để con được sống, được thỏa sức tiếp cận với thế giới xung quanh.
4. Bắt con chơi thể thao quá nhiều
Vận động cơ thể, tham gia các môn thể thao là tốt cho trẻ. Nhưng bắt con phải tập luyện kiểu vắt kiệt sức với kỳ vọng trẻ sẽ trở thành người chiến thắng trong tất cả các trận đấu sẽ chỉ khiến con luôn căng thẳng và sợ thất bại, cả hiện tại lẫn lúc trưởng thành.
5. Khen ngợi thái quá
Hoàn toàn không có gì sai khi thỉnh thoảng bố mẹ có thể dành những lời khen ngợi cho con mỗi khi bé làm việc tốt. Tuy nhiên, hãy làm điều đó một cách tỉnh táo và hợp lý nhất, như vậy sẽ khuyến khích con tiếp tục thực hiện hành vi tốt và không khiến chúng có những suy nghĩ sai lệch về những gì nên làm.
Một cách để tránh sai lầm này ở trẻ là bố mẹ khen ngợi con chỉ tập trung vào quá trình đưa chúng đến việc đạt được hành động tốt đó, chứ không phải khen kết quả của quá trình đó. Ví dụ, khi con cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ có thể khen theo cách này: Bố/ mẹ thích cách con cố gắng hết sức để giúp bố/ mẹ hoàn thành công việc.
Ngay cả khi kết quả không lý tưởng như mong đợi, bố mẹ vẫn cần công nhận nỗ lực của con, điều này sẽ khuyến khích bé tiếp tục hành động như vậy.
6. Yêu cầu con chia sẻ mọi thứ
Cha mẹ yêu cầu con chia sẻ mọi thứ với mình, thậm chí để con thấy tội lỗi nếu che giấu cảm xúc, nhưng lại lấy đó để nhạo báng con, cũng góp phần hủy hoại tương lai đứa trẻ. Họ đưa chuyện con kể ra để bàn tán với người thân, hàng xóm mà không hề áy náy. Việc tâm sự nhiều khi cũng giúp phụ huynh có cớ để la mắng, chỉ trích con.
7. Kỳ vọng quá lớn
Sự kỳ vọng của cha mẹ với con cái giống như một con dao hai lưỡi. Nếu có chừng mực, đó sẽ là nguồn động lực để con cố gắng. Ngược lại, kỳ vọng quá mức sẽ khiến con trẻ không còn muốn nỗ lực nữa vì chúng tin rằng mình chẳng bao giờ làm được.
Đây là kiểu phụ huynh sĩ diện luôn muốn con thực hiện mọi việc tốt nhất. Họ coi mọi thành tích con đạt được là điều đương nhiên, sẵn sàng tỏ thái độ chê bai con nếu không được như kỳ vọng. Những lời chê bai như vậy sẽ hủy hoại tương lai trẻ, khiến chúng nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.
8. Lên kế hoạch cho từng giờ, từng phút của con
Nhiều phụ huynh lên lịch của con kín mít từ học ở trường tới lịch ngoại khóa, học thêm môn năng khiếu... Cả tuần hầu như trẻ không có phút nào nghỉ ngơi. Những đứa trẻ này cảm thấy kiệt sức và về lâu dài không có khả năng chủ động sắp xếp cuộc sống của mình.
9. Bắt con ở với mình và nghĩ đó là điều tốt nhất cho con
Trong những gia đình hạnh phúc, bố mẹ khuyến khích con cái ra ngoài, sống tự lập. Nhưng ở những gia đình ích kỷ, phụ huynh muốn giữ con cái ở nhà, coi con như kẻ sống phụ thuộc. Mọi thứ trong nhà từ đồ ăn đến tiền bạc đều của họ, con cái không có quyền phản bác ý kiến của bố mẹ.
Những việc cha mẹ cần dạy con làm được ở từng mốc tuổi
Tờ Bright Side đã tập hợp một danh sách những điều quan trọng mà một đứa trẻ cần phải làm được ở các độ tuổi cụ thể. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
" alt="9 điều bố mẹ hay làm tưởng tốt cho con hóa ra lại làm hại con"/>
9 điều bố mẹ hay làm tưởng tốt cho con hóa ra lại làm hại con