Incheon United đã sa thải HLV Andersen giữa chừng do kết quả yếu kém của CLB, với 5 trận thua liên tiếp ở K-League khiến đội rơi xuống cuối bảng xếp hạng. |
Lim Jung Yong có trận ra mắt Incheon United chiều nay, sau khi được chỉ định thay HLV Andersen |
Và người được chỉ định thay thế là trợ lý Lim Jung Yong, một huyền thoại của Incheon United, năm nay 43 tuổi.
Đây là bước thay đổi hòng có thể cứu vãn Incheon United đang trong cơn bấn loạn. Với Công Phượng, người yêu mến anh cũng kỳ vọng tiền đạo tuyển Việt Nam có thể gặp ông thầy hiểu thế mạnh của CP23 hơn để giúp anh phát huy khả năng trong màu áo Incheon United.
HLV Andersen đúng đã cho Công Phượng nhiều cơ hội ra sân, nhưng lại không tạo ra môi trường để học trò cưng thầy Park trổ tài trong không gian hẹn hay các pha xử lý tinh tế mang lại hiệu quả.
Theo tin tức từ truyền thông Hàn Quốc, HLV tạm quyền Lim Jung Yong có buổi tập cùng Incheon United chuẩn bị cho trận tiếp đón Cheongju FC ở vòng 4 Cúp QG, trong một bầu không khí khá thoải mái.
Huyền thoại 43 tuổi được dự đoán sẽ nhanh chóng xốc lại tinh thần cho Incheon United cũng như có thể mang đến niềm vui chiến thắng cho đội.
|
Công Phượng được dự báo có thể đá chính ngay trận đầu dưới thời thầy mới ở Incheon United |
Và nụ cười có thể nở với Incheon United ở ngay tiếp đón Cheongju FC hôm nay, cũng là màn ra mắt của HLV mới có bằng A huấn luyện (sẽ lấy bằng P vào năm sau) nên chỉ nắm đội trong 60 ngày.
Trang chủ K-League dự đoán, Nguyễn Công Phượng, chân sút số 1 tuyển Việt Nam trong đội hình của HLV Park Hang Seo nhiều khả năng sẽ được xếp đá chính, do tiền đạo chủ lực Mugosa (9) chưa bình phục chấn thương.
Vì Incheon United có "thầy mới" nên nếu ra sân ở trận đấu chiều nay thì Công Phượng cũng giống như... tái ra mắt, mang theo kỳ vọng mới, được chơi trong một tập thể có chất lượng và tính đoàn kết cao hơn như thời gian qua.
Về tiền đạo tuyển Việt Nam, HLV Lim Jung Yong từng có nhận xét: "Công Phượng có thể lực khá yếu, nhưng nếu cải thiện và chơi lùi sâu hơn ở dưới thì sẽ tốt hơn cho cả Incheon United lẫn tiền đạo tuyển Việt Nam".
Mai Nguyễn
" alt="Công Phượng tái ra mắt Incheon United chiều 17/4: Kết quả sẽ khác!"/>
Công Phượng tái ra mắt Incheon United chiều 17/4: Kết quả sẽ khác!
Phụ huynh và HS, SV quan tâm du học Thuỵ Sĩ tới gặp trực tiếp đại diện trường IMI tại Công ty Cầu Xanh - văn phòng tuyển sinh của trường.Hà Nội: 14h thứ Bảy, ngày 7/12/2019 tại văn phòng Cầu Xanh 13 Quốc Tử Giám.
TP HCM: 9h, Chủ nhật, ngày 8/12/2019, tại 69 Trần Đình Xu, quận 1.
Đăng ký tới dự miễn phí tại: https://cauxanhbb.edu.vn/dang-ky-nhan-tu-van.html.
Đặc biệt, những bạn IELTS 7.0 trở lên tới dự sẽ nhận ngay quà tặng dao đa năng Thuỵ Sĩ.
|
Cầu Xanh - Văn phòng tuyển sinh của trường IMI tại Việt Nam. |
Trường IMI có cách tổ chức làm việc, đào tạo và quan điểm về chất lượng được duy trì đúng chuẩn mực Thuỵ Sĩ.
Trường cung cấp chương trình đại học song bằng. Tất cả chương trình cao đẳng, cao đẳng nâng cao, cử nhân và thạc sĩ đều được nhận bằng của trường IMI và Đại học Manchester Metropolitain danh tiếng, xếp hạng top đầu trong đào tạo về Du lịch Khách sạn ở Anh quốc.
|
Công ty Cầu Xanh nhận được sự hỗ trợ của trường IMI. |
Sinh viên trường IMI có thể chọn học thuần tuý về kinh doanh dịch vụ chuyên ngành Quản trị du lịch khách sạn hoặc chọn chuyên ngành về Kinh doanh toàn cầu hoặc Quản trị marketing.
Chương trình thạc sĩ tại IMI có hai lựa chọn là MBA và MSc để có thể thích ứng chương trình đào tạo với các đối tượng sinh viên khác nhau học về quản trị kinh doanh du lịch khách sạn. Ở tất cả chương trình, sinh viên đều có thể học một kỳ xen kẽ một kỳ thực tập hưởng lương.
Khác với bằng cử nhân, bằng cử nhân danh dự có nghĩa là kết thúc chương trình, sinh viên sẽ phải làm khoá luận để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy, SV có khả năng ứng dụng khoa học, quản lý thời gian và biết lập luận logic. Bằng cử nhân danh dự là điểm khiến sinh viên tốt nghiệp từ trường IMI trở nên khác biệt, đẩy mạnh tính cạnh tranh khi tốt nghiệp, xin việc trên thị trường lao động.
|
Công ty Cầu Xanh thăm nom và động viên sinh viên trong suốt quá trình học tại trường IMI, Thuỵ Sĩ. |
Trường IMI nổi tiếng với dịch vụ hỗ trợ tìm chỗ thực tập, tìm việc làm cho sinh viên. Sinh viên không chỉ được thực tập tại Thuỵ Sĩ với lương cao, mà còn có cơ hội thực tập tại Mỹ hay Dubai...
Điểm đặc biệt trong chương trình học và bằng cấp của trường IMI nữa là bên cạnh chương trình cử nhân quốc tế, trường IMI còn đào tạo và cấp bằng Swiss degree, bằng cấp do Chính phủ Thuỵ Sĩ công nhận với chuyên ngành về Quản trị khách sạn quốc tế (International Hospitality Management). Ở chương trình này, mức học phí (gồm ăn, ở, học phí) chỉ khoảng 500 triệu đồng một năm chưa tính tiền lương thực tập. Chương trình phù hợp với các bạn học sinh đã tốt nghiệp PTTH từ nhất năm trở lên.
Công ty tư vấn du học Cầu Xanh, đại diện của trường IMI tại Việt Nam, hỗ trợ sinh viên xin học bổng đến 230 triệu chương trình cử nhân và 180 triệu chương trình thạc sĩ. Ngoài ra, công ty Cầu Xanh có chuyên viên tư vấn có quốc tịch Thuỵ Sĩ, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất trong suốt quá trình sinh viên học tập tại IMI.
Du học Cầu Xanh
Địa chỉ: 13 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.
Zalo, Viber, Whatsap, Mobile: 0984 023 247.
Website: https://cauxanhbb.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/tuvanduhocBB
Thúy Ngà
" alt="Lý do nên du học trường IMI, Thụy Sĩ"/>
Lý do nên du học trường IMI, Thụy Sĩ
14 năm nay, những người dân bản nơi vùng núi rừng Trường Sơn giáp biên giới Việt- Lào thuộc xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đã quen với hình ảnh thầy giáo trẻ 8x Trương Bá Thiểu dáng người nhỏ nhắn miệt mài băng thác, vượt ghềnh đến từng nhà vận động học sinh đến lớp.Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Lâ Thủy nơi thầy Thiểu công tác nằm trên địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy. Trường có 3 khu vực lẻ đều cách xa điểm trường trung tâm hàng chục cây số.
|
Thầy Trương Bá Thiểu miệt mài với hành trình cõng chữ lên non hơn 10 năm nay. |
Theo người dân nơi đây, cũng đã có không ít giáo viên từng đến Lâm Thủy cắm bản, nhưng nhiều người vì không chịu nổi cái thách thức của núi rừng Trường Sơn mà phải xin về thị xã. Thế nhưng suốt 14 năm qua, kể từ khi từ tốt nghiệp đại học, thầy Trương Bá Thiểu vẫn miệt mài hàng ngày cõng con chữ lên non để những đứa trẻ nơi đây được biết đến cái chữ, đến thế giới nhiều màu sắc ngoài vách núi cheo leo.
Không những bám bản, mà thầy Trương Bá Thiếu còn thành công trong sự nghiệp trồng người khi nhiều năm liền là giáo viên giỏi, là tổ trưởng tổ chuyên môn Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Lâm Thủy. Thầy Thiểu cũng là giáo viên duy nhất của tỉnh Quảng Nam được Sở GD-ĐT chọn vinh danh trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019.
“Tôi từng là học sinh dốt của lớp”
Kể về hành trình đến với nghề giáo, thầy Trương Bá Thiểu tâm sự, sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo thuộc mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió cát. Gia đình đông con, lại nghèo, những ngày tuổi thơ, thầy Thiểu đã quen với cảnh cơm không đủ ăn, mỗi bữa mẹ đều phải nhịn ăn để nhường cơm, khi là khoai sắn cho con.
“Gia đình khó khăn lắm, nhưng vì là con út, nên tôi vẫn may mắn được bố mẹ, anh chị đùm bọc cho đi học. Nhưng khi còn nhỏ, tôi rất nghịch, lúc nào điểm số cũng đứng gần cuối lớp. Đến khi tôi học lớp 12, mẹ tôi bệnh nặng, tôi định xin nghỉ học để phụ giúp gia đình. Nhưng khi sức khỏe đã rất yếu, mẹ vẫn cầm tay tôi thều thào nhắn nhủ rằng bà muốn tôi được học hành đến nơi đến chốn. Lúc ấy tôi nhận ra rằng, dù có phải vật lộn với những cơn đau khủng khiếp, thì với mẹ tôi chính là niềm hy vọng lớn lao. Thế rồi, chẳng biết từ bao giờ, ngoài những buổi đi làm thuê, tôi lao vào học để thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo ngay từ khi còn nhỏ. Vì trước đó rất lười học, nên khi ấy tôi đã phải học rất vất vả. Cuối cùng cánh cổng trường ĐH Quy Nhơn cũng rộng mở, đón tôi về với khoa Giáo dục tiểu học”, thầy Thiểu kể.
Tốt nghiệp ra trường, thầy Thiểu về Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Lâm Thủy. Trải qua 14 năm gieo chữ tại vùng biên giới Việt-Lào, cũng là từng ấy năm thầy đảm nhận công tác chủ nhiệm. Trong đó có đến 11 năm thầy xung phong công tác tại các điểm khu vực lẻ sát biên giới Việt –Lào.
Đường đến trường cheo leo là thế!
Đến với huyện vùng núi, con đường đến trường của thầy Thiểu và những học sinh là những chuyến “phượt” băng qua rừng rậm, vượt qua suối sâu. Thậm chí có những lúc nước lớn cuốn trôi cầu, thầy Thiểu phải hành quân bằng những chiếc bè tự chế.
Hết suối, lại đến những cung đường gập ghềnh dốc đá che leo, hết dường gập ghềnh lại đến trường đất lún sâu, trơn trượt.
“Nhiều lúc tôi cứ nghĩ đó có phải là đường không nhỉ. Dẫu đó đã từng có con đường đi ngang qua nhưng chỉ sau những trận mưa xối xả ở vùng sơn cước con đường ấy giờ còn lại thế này đây. Chưa kể mỗi lần đi dạy ở các điểm trường lẻ, có khi phải đi bộ đến 20km đường rừng, trèo đèo lội suối”, thầy Thiểu kể.
Đường đến trường gian nan là thế, nhưng với những giáo viên cắm bản như thầy Thiểu, điều khó khăn hơn nữa là vận động những đứa trẻ đến trường. Để dạy và có thể vận động các em đến trường, thầy Thiểu cho biết bản thân thầy và các đồng nghiệp phải tự học tiếng và làm quen với văn hóa của đồng bào Bru-Vân Kiều nơi đây. “Phải giao tiếp được với đồng bào, thông hiểu tập quán và sống hòa đồng với bản làng thông qua đó mới có thể vận động các em đến trường và dạy Tiếng Việt cho các em”.
Cắm bản ngay từ khi vừa mới tốt nghiệp đại học, mỗi khi đêm đến giữa đại ngàn Trường Sơn, bên những trang giáo án với ngọn đèn dầu leo lắt, nỗi nhớ nhà lại bủa vây thầy giáo trẻ, cồn cào, da diết. Nhưng có lẽ chính tình yêu trẻ, yêu nghề cùng tình cảm mộc mạc của bà con dân bản Bru- Vân Kiều đã giúp thầy Trương Bá Thiểu vượt qua tất cả.
“Những lúc nhớ nhà quá, tôi lại nghĩ đến hình ảnh các em học sinh. Những ngày đầu các em tập viết, em nào cũng cầm bút như cầm khúc gỗ. Các em khiến tôi nhớ lại tuổi thơ của chính mình và thương các em nhiều hơn. Qua những ngày được động viên học tập, các em đã bắt đầu biết làm những phép tính, viết chữ đẹp không kém gì các bạn dưới xuôi. Đó cũng là khi lòng tin của tôi được đền đáp. Tôi thực sự hạnh phúc”!, thầy Thiểu nói.
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, giờ đây việc đi lại đã bớt vất vả, trường lớp được đầu tư khang trang hơn. Song bên cạnh niềm vui trước những đổi mới, thầy Thiểu luôn trăn trở, suy nghĩ về những khó khăn của trường lớp. Đó chính là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Làm thế nào để khoảng cách của các em đến với kiến thức không còn quá xa so với đồng bằng. Những câu hỏi đó luôn thôi thúc người thầy ấy không ngừng cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.
Theo vov.vn
*Tiêu đề do VietNamNet đặt lại
Từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng đến thất bại của giáo dục
Thất bại đó là gì? Là không chấp nhận được thất bại!
" alt="Từ học sinh dốt đến thầy giáo giỏi"/>
Từ học sinh dốt đến thầy giáo giỏi