Nhưng đây là trận mà đoàn quân của HLV Mai Đức Chung thua hoàn toàn vì thực lực và những sai lầm mắc phải. Ở bàn thua đầu tiên, trong khi các hậu vệ Việt Nam co cụm chờ đợi một tình huống bóng bổng của cầu thủ đối phương thì đó lại là một pha dứt điểm ngay từ ngoài vạch 16m50. Bóng đi sệt, đủ độ hiểm hóc khiến Thu Thảo phá hụt bóng, còn thủ môn Kim Thanh giật mình không kịp phán đoán để đổ người.
Bàn thua thứ 2 đến từ sự mất tập trung và lộ khoảng trống rất rõ phía sau Hoàng Thị Loan. Cầu thủ New Zealand tổ chức phối hợp đơn giản như trong một buổi tập nhưng vẫn khoan thủng hàng phòng ngự tuyển nữ Việt Nam trước khi sút tung lưới Kim Thanh.
Trong 2 bàn thủng lưới của tuyển Việt Nam đều có một điểm chung là đến từ sự mất tập trung của hàng phòng ngự. Với hàng hậu vệ 5 người dàn ngang, Thu Thảo hay Hoàng Thị Loan tỏ ra khá lúng túng và chưa có sự phối hợp, bọc lót cùng các đồng đội.
Hướng tới World Cup 2023,HLV Mai Đức Chung xây dựng một hàng thủ vững chắc, tập trung tối đa cho những pha chống bóng bổng. Tuy nhiên, với trận thua New Zealand, tuyển nữ Việt Nam phải rèn thêm cả những tình huống tổ chức phòng ngự số đông nhưng giữ được cự ly ổn định, chủ động áp sát và lùi về nhanh khi mất bóng.
Cũng như trận gặp đội tuyển Đức, các cầu thủ thủ nữ Việt Nam luôn sẵn sàng cho những pha phản công nhanh. Rất tiếc là trong trận đấu này, Huỳnh Như và các đồng đội không có nhiều cơ hội để thực hiện ý đồ chơi của mình. Việc kéo đội hình quá thấp khiến tuyển nữ Việt Nam không có nhiều phương án triển khai phản công.
Một trong những cơ hội nguy hiểm hiếm hoi là Thanh Nhã bứt tốc bên cánh trái trước khi đối mặt với thủ môn New Zealand trong hiệp 1 nhưng dứt điểm không thành công. Nếu Thanh Nhã ghi được bàn, chắc chắn tuyển nữ Việt Nam đã chơi tốt hơn, có sự tự tin và tinh thần thoải mái hơn.
Còn trong hiệp 2 chúng ta có thêm 1-2 pha bóng dài từ phần sân nhà nhưng không có đủ cầu thủ để tạo ra được áp lực với hàng phòng ngự đối phương. Đây là hiệp đấu các cô gái Việt Nam phòng ngự chắc chắn, cố gắng đeo bám đối thủ và bọc lót cho nhau.
Nhìn chung, tuyển nữ Việt Nam có trận đấu chơi rất cố gắng, thể hiện được hết về mặt tinh thần, sẵn sàng va chạm với đối thủ có thể hình to cao. Dương Thị Vân chính là cầu thủ nhận được nhiều lời khen nhất bởi khả năng hoạt động rộng, bao quát được khu vực giữa sân và chủ động lùi về hỗ trợ hàng phòng ngự.
Những sai số ở trận thua New Zealand mang lại nhiều giá trị, chính là bài học rất quý giá, giúp đội tuyển nữ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện mình hướng tới World Cup - nơi mà Huỳnh Như cùng các đồng đội còn chịu áp lực lớn hơn nhiều từ các đối thủ mạnh như ĐKVĐ Mỹ, đương kim Á quân Hà Lan, Bồ Đào Nha.
Và, rõ ràng thầy trò HLV Mai Đức Chung còn rất nhiều việc phải làm để có thể chơi tốt hơn trong trận tổng duyệt với Tây Ban Nha ngày 14/7 tới, trước khi chính thức bước vào kỳ World Cup lịch sử trên đất New Zealand.
Video highlights nữ New Zealand 2-0 nữ Việt Nam (nguồn: VTVcab)
Tổng số tiền dự chi cho các hạng mục là 165.200.000 đồng. Trong đó 2 hạng mục cần chi nhiều nhất với mức 20 triệu đồng/mục là Hoạt động ngoại khóa, văn nghệ; Chụp hình + phim + kỷ yếu cuối năm.
Có 4 hạng mục cần chi 15 triệu đồng/mục là Gửi giáo viên chủ nhiệm hoạt động học kỳ 1, Gửi giáo viên chủ nhiệm hoạt động học kỳ 2, Quà học kỳ 1, Quà học kỳ 2.
Mục hoa + quà 20/11 và Tết âm lịch cho các bộ phận dự chi hết 13 triệu đồng/mục.
Trong bảng dự chi cũng có những khoản như Tiền điện học kỳ 1, Tiền điện học kỳ 2, mỗi hạng mục 6 triệu đồng; Đồng phục học sinh 10 triệu đồng.
Tổng chi phí cần cho đến hết cả năm học là 165.200.000 đồng. Lớp có 52 học sinh, dự kiến mỗi em đóng 3,176 triệu đồng.
Do khoản đóng khá lớn, nên lớp này dự kiến chia ra đóng theo từng học kỳ, mỗi học sinh 1,5 triệu/đồng/học kỳ.
Được biết sau khi Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp đưa ra bản kế hoạch thu chi này, có phụ huynh ủng hộ nhưng cũng có những người không đồng tình.
Ngay khi nắm được thông tin ông Nguyễn Văn Diệu - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn - đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thông báo với phụ huynh lớp 9/10 dừng việc thu tiền, đồng thời thực hiện nguyên tắc “Cần tới đâu thu tới đó, cần tới đâu bàn tới đó”, đảm bảo việc thu đủ, chi đủ.
Một trong những điều mà Tiger Woods đề cập đến là hối tiếc lớn nhất, điều mà anh mô tả là hủy diệt chính mình.
![]() |
Tiger Woods thừa nhận hủy hoại bản thân trong những năm đầu sự nghiệp |
Theo lời Tiger Woods, anh đã chạy quá nhiều trong những năm còn trẻ.
"Vâng, đừng nên chạy quá nhiều", Woods trả lời trên GolfTV, trước câu hỏi, "Nếu có thể quay người tời gian và đưa lời khuyên cho chính bản thân lúc trẻ, anh sẽ nói gì?".
Trong thời gian đầu sự nghiệp, ngày mới của Woods bắt đầu bằng việc chạy 4 dặm.
Sau đó, anh tập gym, dành 2-3 tiếng chơi golf, thực hiện thêm một số bài tập ngắn.
Woods luôn kết thúc một ngày hoạt động bằng việc chạy thêm 4 dặm, chơi bóng rổ hoặc tennis.
"Việc chạy 30 dặm mỗi tuần trong suốt 5, 6 năm đầu sự nghiệp đã phá hủy cơ thể và đầu gối của tôi".
Tiger Woods được ghi nhận dính 27 lần chấn thương nặng (bao gồm tái phát). Trong đó, nổi bật là 7 chấn thương đầu gối trái, 3 lần chấn thương gót achilles, 12 chấn thương lưng (với 3 lần phải phẫu thuật).
"Nói chung, đỉnh cao của các VĐV chuyên nghiệp là 25 tuổi", Tiger Woods nhấn mạnh. "May mắn là tôi đã tận dụng được những năm đỉnh cao của mình để phát triển sự nghiệp".
ĐP
" alt=""/>Tiger Woods nói về hối tiếc lớn nhất cuộc đời