Theo công văn của Bộ GD-ĐT gửi, các trường ĐH và các sở GD-ĐT địa phương căn cứ vào kết quả chấm thẩm định để xử lý vấn đề về tốt nghiệp THPT và xét ĐH.
Hiện tại, một số trường đại học có sự băn khoăn trong cách xử lý đối với thí sinh được nâng điểm nhưng khi trả về điểm thật vẫn đủ điểm trúng tuyển vào trường.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội - nơi đã phát hiện có 3 thí sinh được nâng điểm trúng tuyển vào trường - phân tích: Theo Quy chế Tuyển sinh, với những trường hợp sau thẩm định không đủ điểm trúng tuyển nhà trường phải ra quyết định buộc ngừng học. Trong trường hợp có gian lận thi cử mới quyết định buộc thôi học, còn lại thì chỉ là quyết định hủy quyết định nhập học vì chưa xác định được có yếu tố gian lận hay không.
Vì vậy, nếu sử dụng kết quả chấm thẩm định để tiến hành xử lý thì có nhiều tình huống xảy ra mà trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ không đề cập tới.
Cụ thể, có 3 khả năng:
“Thứ nhất là có những thí sinh trúng tuyển theo tổ hợp xét tuyển nhưng điểm các môn để xét tốt nghiệp THPT lại không đạt, hướng xử lý là không đỗ tốt nghiệp thì cũng hủy kết quả trúng tuyển đại học.
Thứ hai là điểm sau chấm thẩm định đỗ tốt nghiệp nhưng tổ hợp xét tuyển ĐH không đạt mức điểm chuẩn thì cũng phải hủy kết quả trúng tuyển.
Hai trường hợp này thì hội đồng tuyển sinh của nhà trường hoàn toàn đủ cơ sở để kết luận buộc ngừng học.
Nhưng trường hợp thứ 3 là với điểm sau chấm thẩm định (tức điểm thật của thí sinh) vẫn đủ đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học song thực tế là những thí sinh này vốn có điểm thi bị tác động. Như vậy xử lý như thế nào?".
Vị này đặt tình huống, giả sử từ 7 điểm qua chấm thẩm định xuống chỉ còn 5 điểm một môn nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển ĐH thì sao?
“Trong quy chế tuyển sinh ghi rõ nếu thí sinh có “gian lận” trong kỳ thi THPT quốc gia thì cơ sở đào tạo sẽ hủy kết quả trúng tuyển và ra quyết định buộc thôi học. Nhưng trong công văn của Bộ GD-ĐT gửi đến các trường thì không có từ nào liên quan đến kết luận “gian lận” mà chỉ nói “điểm không chính xác”.
Không dùng để xét tuyển đại học, nâng điểm thi THPT quốc gia để làm gì?
Nếu xảy ra trường hợp thí sinh vẫn trúng tuyển sau khi được trả về điểm thật, thì một vấn đề khác tiếp tục được đưa ra là “tự nhiên” nâng điểm để làm gì?
Lý giải cho việc này, Trường phòng Đào tạo một trường ĐH nhận định có thể nâng để “đảm bảo an toàn” cho việc xét tốt nghiệp, hoặc thí sinh đó thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào những phút chót.
Ví dụ, trường hợp này xảy đến khi thí sinh ban đầu muốn xét tuyển bằng tổ hợp C03 (Toán, Văn, Sử) để vào các trường khối công an thì cần nâng điểm Toán. Nhưng sau vì một lý do nào đó mà đổi ý, đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Luật Hà Nội với tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), thì chỉ cần mức tổng điểm thấp hơn, thậm chí có thể đỗ bằng chính điểm thật của thí sinh.
Chẳng hạn như ở Sơn La, nhiều em đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường công an, quân đội. Nhưng khi vụ việc bị phát giát và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra vụ án gian lận điểm thi, một số thí sinh đã lẳng lặng chuyển hướng nguyện vọng.
Xử lý thế nào nếu điểm thật vẫn đỗ đại học?
Với những trường hợp được thông báo điểm số bị thay đổi (được nâng điểm) nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp, đủ đạt điểm chuẩn trúng tuyển đại học, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, việc tuyển sinh yêu cầu các yếu tố điểm chuẩn kết hợp phẩm chất, đạo đức, chính trị thí sinh.
“Trong trường hợp này, chắc chắn phải xét về yếu tố phẩm chất, đạo đức, chính trị. Thí sinh mặc dù điểm đủ nhưng có biết và chủ ý việc nâng điểm thi thì đuổi học là không có gì phải bàn.
Với khối công an, quân đội thì chắc chắn danh sách có sự tác động điểm số, thí sinh sẽ bị buộc thôi học dù cố ý hay vô ý, bởi không thể chấp nhận trong lực lượng có những người có liên quan việc đó. Với các trường đại học dân sự thì hoàn toàn được tự chủ, vẫn có thể cho học tiếp. Nhưng sau này khi kết quả điều tra các thí sinh này có liên quan thì đương nhiên các em vẫn sẽ bị đuổi học”.
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ GD-ĐT, khi cơ quan công an đã gửi danh sách về các địa phương thì đã có những xác minh, căn cứ nhất định.
Trao đổi với VietNamNet ngày 12/4, lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội khẳng định những sinh viên nào lọt vào trường nhưng điểm chấm thẩm định thấp hơn chuẩn đầu vào thì trường sẽ kiên quyết xử lý loại bỏ. “Chỉ cần khi các địa phương gửi danh sách cụ thể thì chúng tôi sẽ ngay lập tức xử lý. Nhà trường sẽ làm rất nghiêm túc việc này”, ông Huy nói. Tuy nhiên, theo ông Huy, với những thí sinh mà điểm sau thẩm định vẫn đủ chuẩn thì trước mắt vẫn phải công nhận trúng tuyển cho các em này. Bởi không có căn cứ gì để buộc thôi học đối với sinh viên khi chưa xác định được do thí sinh hay do phụ huynh chạy điểm, gian lận hoặc thí sinh có biết đến việc chạy điểm này hay không. “Chuyện bố mẹ hay gia đình chạy điểm, gian lận thì lại là việc của địa phương, cơ quan công an. Nhà trường không thể tự quy kết chuyện thí sinh có đồng lõa với phụ huynh chạy điểm hay không”, ông Huy nói. |
Thanh Hùng
Theo đại diện Trường ĐH Y Hà Nội, những thí sinh đã trúng tuyển vào trường nhưng có tên trong danh sách gian lận điểm thi của Hòa Bình, Sơn La... sẽ bị hủy kết quả này.
" alt=""/>Xử lý thế nào với thí sinh được nâng điểm về lại điểm thật vẫn đủ đỗ đại học?Bữa ăn miễn phí
Sinh viên theo học tại Hạ Đại không chỉ được sống trong khu ký túc xá có tầm nhìn hướng biển mà còn không phải chi một đồng ăn uống nào. Vậy những bữa ăn miễn phí ở trường đến từ đâu?
Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng đã gây tác động tiêu cực cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Tỷ lệ lạm phát cao, tình trạng thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của nhiều gia đình.
Theo tờ Kim Nhật Đầu Điều, năm 2008, Hiệu trưởng Chu Sùng Thực đã nhiều lần chứng kiến sinh viên ăn thức ăn thừa trong căng tin và nhiều em dù gia cảnh khó khăn vẫn từ chối nhận trợ cấp của nhà trường. Chính vì vậy, ông Chu đã đề xuất và thúc đẩy Đại học Hạ Môn ban hành quy định rằng sinh viên không cần phải trả tiền cho bữa ăn tại trường.
Hơn nữa, ông còn yêu cầu canh không chỉ có nước không mà phải có thêm rau và gạo. Do đó, sinh viên Hạ Đại, bất kể hoàn cảnh gia đình, cũng đều được tiếp cận bữa ăn học đường miễn phí và không bao giờ lo bị bỏ đói.
Trên thực tế, tinh thần nhân ái này đã được manh nha kể từ khi xây dựng trường. Năm 1921, thương nhân Trần Gia Canh trở về Trung Quốc và sáng lập Đại học Hạ Môn. Thời điểm đó, ông Trần cho rằng Trung Quốc phải chấn hưng lại nền giáo dục.
Tuy nhiên, người dân sống trong thời kỳ này phải chật vật kiếm sống qua ngày, chưa nói đến việc đi học. Trần Gia Canh đã nỗ lực vận động sinh viên đến trường, cắt bỏ những khoản phí lặt vặt và cung cấp bữa ăn, chỗ ở miễn phí.
Sau đó, các cựu sinh viên Hạ Đại nhận sự giúp đỡ và chở che năm nào đã quay trở lại trường để tiếp nối tinh thần nhân văn đó. Cả những người thành danh hay chỉ đạt bất kỳ thành tựu nào trong đời đều quyên góp tài chính duy trì những bữa ăn miễn phí cho sinh viên.
Hiện tại, hơn một nửa số tòa nhà trong khuôn viên chính của Đại học Hạ Môn là do các cựu sinh viên quyên góp, bao gồm tòa nhà mang tính biểu tượng của trường- Tòa Tụng Ân. Đặt là "Tụng Ân" để ca tụng công ơn dưỡng dục của trường cũ.
Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khó khăn, Hiệp hội cựu sinh viên Đại học Hạ Môn tại thành phố Thâm Quyến thông báo chi 66,6 triệu NDT (khoảng 227 tỷ đồng) để trả tiền gạo và nước uống cho tất cả sinh viên theo học tại trường từ năm 2021 đến 2030, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Vào năm 2021, kỷ niệm 100 năm thành lập trường, một cựu sinh viên dấu tên cũng cam kết quyên góp gạo cho Đại học Hạ Môn trong 5 năm (2021-2026).
Đại học Hạ môn có 33 trường học và cao đẳng, và 16 viện nghiên cứu trực thuộc với gần 44.000 sinh viên toàn thời gian theo học, hơn 20.000 sinh viên đại học, 18.000 sinh viên sau đại học lấy bằng thạc sĩ và 5.000 ứng viên tiến sĩ. Hạ Đại hiện có đội ngũ hơn 3.000 giáo viên và nhà nghiên cứu toàn thời gian, trong đó 32 người là thành viên của Viện Khoa học, Viện Kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc. Hạ Đại thiết lập quan hệ đối tác với 259 trường đại học ở các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới và thành lập 15 Học viện Khổng Tử tại các trường đại học và học viện ở nước ngoài. |
Tử Huy
Thi ĐH trên máy tính, Trung Quốc chuẩn bị như thế nào?Gần đây, một số tỉnh, thành của Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thi nói và nghe trên máy tính trong bài kiểm tra tiếng Anh xét tuyển đại học. Tuy nhiên, việc này chưa được thực hiện rộng khắp và phụ thuộc vào kế hoạch của mỗi địa phương." alt=""/>Chuyện phía sau bữa ăn miễn phí tại trường học hơn 100 tuổi ở Trung QuốcNăm ngoái, các mẫu iPhone 15 Pro có các tuỳ chọn màu Titanium đen, Titanium trắng, Titanium xanh và Titanium tự nhiên.
Điều đáng chú ý là không có mẫu iPhone 15 Pronào có màu Gold (vàng). Trong khi màu vàng vốn là lựa chọn có sẵn từ iPhone 5S (2013) đến iPhone 8 (2017), sau đó là trên iPhone XS (2018) đến iPhone 14 Pro ra mắt năm 2022. Do đó, việc sử dụng lại màu giống vàng trên iPhone 16 Pro có vẻ sẽ rất hợp lý.
Các mẫu iPhone Pro của Apple luôn có không quá bốn tùy chọn màu sắc khi ra mắt, thường là các tùy chọn cơ bản đen, trắng và vàng cùng với các màu nổi bật hơn như xanh lá cây, xanh lam hoặc tím.
Điều này có nghĩa là mặc dù Titanium đen và Titanium trắng rất có khả năng được chuyển từ iPhone 15 Pro sang iPhone 16 Pro, nhưng việc tiếp tục Titanium xanh và Titanium tự nhiên là không chắc chắn.
Có thể các tùy chọn màu này sẽ bị ngừng sử dụng để nhường chỗ cho Desert Titanium (vàng sa mạc) và Titanium Gray (xám xi măng), đặc biệt là xám xi măng có vẻ rất giống với Titanium tự nhiên.
Đây là tin đồn đầu tiên về các tùy chọn màu sắc của iPhone 16 Pro. Tuy nhiên, tin tức rò rỉ từ nguồn Majin Bu cũng thường có các sai lệch. Rất có thể, thời gian tới sẽ xuất hiện thêm các thông tin mới.
Ngoài ra, tuần trước, nguồn tin từ Hàn Quốc cũng tiết lộ về việc iPhone 16 Pro Max sắp ra mắt có thể sẽ sở hữu thời lượng pin rất lớn, được cho là lớn nhất từ trước đến nay trong dòng sản phẩm iPhone. Theo đó, thời lượng pin iPhone 16 Pro Max sẽ vượt phiên bản tiền nhiệm iPhone 15 Pro Max khoảng 1 giờ.
Xem video concept iPhone 16 Pro (Video: Tech Blood):