Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 5/8: Sư tử hãy chi tiêu thận trọng
Tử vi Chủ Nhật của Sư Tử nói rằng bạn phải chi tiêu thận trọng ngày hôm nay. Sự tối giản và khiêm tốn sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công của Bọ Cạp.
ửvicunghoàngđạongàySưtửhãychitiêuthậntrọtác hại của la bàngTử vi 12 cung hoàng đạo ngày 4/8(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Getafe, 20h00 ngày 12/1: Nguy hiểm cận kề
Khoảng 600 nghìn chiếc xe Hyundai và Kia sản xuất từ năm 2016-2020 thuộc diện phải triệu hồi. (Ảnh: Autoblog) Theo báo cáo, các xe liên quan đến đợt triệu hồi của Kia bao gồm Forte sản xuất 2016-2019, Rio 2018-2019. Một số xe khác thuộc thương hiệu Hyundai như Sonata sản xuất 2017-2018, Sonata Hybrid 2016-2018, Accent 2018-2020 và Azera 2016-2017. Phương án xử lý được đưa ra là thay thế chốt mới được làm bằng vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao.
Lỗi trên có thể khiến trong một số tình huống khẩn cấp, người bên trong xe không thể mở cửa của cốp sau để thoát ra ngoài được. Theo nhà sản xuất, xác suất để xảy ra đồng thời trường hợp người bị nhốt ở trong cốp và chốt bị nứt khiến hệ thống thoát hiểm không hoạt động là khá hiếm. Hiện tại, chưa ghi nhận có tình huống thực tế nào xảy ra.
Tuy nhiên, hãng xe Hàn Quốc đánh giá nguy cơ có thể đến và sẽ rất nguy hiểm nếu hành khách bị mắc kẹt bên trong khi gặp sự cố. Do vậy, việc mở một đợt triệu hồi là điều cần thiết.
Hoàng Hiệp(theo Autoblog)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Volvo triệu hồi gần 600 xe tại Việt Nam do lỗi bơm nhiên liệu
Volvo Cars triển khai đợt triệu hồi tổng cộng 583 xe Volvo tại Việt Nam gồm 4 dòng là XC90, XC60, S90 và V90 Cross Country để thay thế cầu chì của bộ bơm nhiên liệu.
" alt="Hyundai và Kia triệu hồi 600 nghìn xe do lỗi chốt khoá cốp sau" />Ngay trước thềm sự kiện, mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn, trả lại cho đêm nhạc Một vạn nămkhông khí rất phù hợp cho những bản nhạc của Vũ. Bắt đầu với bản phối mới lạ của Lời yêu em cùng hình ảnh thân thuộc của Vũ bên chiếc đàn guitar, Vũ tiếp tục đưa người nghe qua nhiều cung bậc cảm xúc khó quên. Từ không gian hoài niệm của những Phút ban đầu, Hành tinh song song hay Mùa mưa ngâu nằm cạnh,... đến những ca khúc mới từ album Một vạn năm mới ra mắt, Vũ không ngừng đẩy đưa cảm xúc của khán giả.
Những màn kết hợp trong đêm nhạc cũng đem đến những giây phút bùng nổ và vỡ òa. Bắt đầu với sự xuất hiện đặc biệt của Lukas Graham - chủ nhân bản hit tỷ view 7 years, người từng kết hợp cùng Vũ trong ca khúc Happy for you. Được biết, Lukas cùng band nhạc đã thu riêng phần trình diễn này tại Đan Mạch để dành riêng cho Vũ. Ngoài ra, Lukas cũng gửi lời chào, lời chúc đến Vũ và toàn bộ khán giả, anh khéo léo kết lại với lời nhắn: “Love you all ten thousand years” - Tôi yêu các bạn ‘một vạn năm’, đúng theo tên album và concert tour của Vũ.
Ngay sau màn xuất hiện đặc biệt này là sân khấu kết hợp giữa Vũ và Madihu. Làm nóng sân khấu với bản hit Vì anh đâu có biết, 2 người bạn thân đã làm fan thích thú không chỉ bởi giọng hát mà còn bởi màn rap đầy ngẫu hứng với Có em.
Nói về khách mới tiếp theo - JustaTee, Vũ chia sẻ rằng đây là người mà anh đã hâm mộ từ lâu và được diễn với JustaTee là niềm vinh dự của Vũ. Cùng trình diễn đầy cảm xúc 3 ca khúc là Bâng khuâng, 2 AM và Đã lỡ yêu em nhiều, JustaTee và Vũ còn có màn tương tác hài hước khi JustaTee tố Vũ không giữ lời hứa mang giày đế thấp để rút ngắn khoảng cách chiều cao giữa hai người.
Được giới thiệu là ‘người bạn giấu tên’ từ những ngày đầu công bố tour diễn, sự xuất hiện của Đen tại concert Một vạn nămđã làm khán giả bất ngờ, và bất ngờ hơn nữa là màn kết hợp của Vũ cùng cả Đen và JustaTee trong Đố em biết anh đang nghĩ gì.Đen và Vũ tiếp tục gửi đến khán giả 2 ca khúc Một triệu likevà Trốn tìm.
Dự án Một vạn nămđược Vũ ấp ủ từ 3 năm trước và giờ đây anh đã thành công cho ra mắt album và khép lại concert tour cùng tên - ghi dấu thêm một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Tour diễn đã để lại những ấn tượng khó quên cho không chỉ một vạn khán giả tham gia sự kiện mà còn cho những người hâm mộ Vũ, cũng như những người yêu âm nhạc và nghệ thuật tại Việt Nam.
Giai điệu đầy cảm xúc trong đêm nhạc ‘Mùa thu đi qua’Xem ngay" alt="Khán giả dầm mưa xem Vũ cháy hết mình trong concert tại Hà Nội" />'Cầu vồng tình yêu' được coi là khởi đầu cho trào lưu phim Việt hóa. Không nghĩ phim Việt Nam kém hấp dẫn bởi yếu tố kịch bản
- Kể từ 'Sống chung với mẹ chồng', 'Người phán xử', 6 năm qua là giai đoạn bùng nổ của phim Việt hóa, chị có nghĩ 'Sống chung với mẹ chồng' là mở đầu cho trào lưu này của phim Việt và cũng là bộ phim Việt hóa thành công hiếm hoi?
Thật ra, Cầu vồng tình yêuphát sóng từ tháng 9/2011 mới có thể coi là khởi nguồn cho thành công của phim Việt hoá. Cầu vồng tình yêuphát sóng trong gần 1 năm, đã tạo nên làn sóng yêu phim truyền hình Việt Nam, với rất nhiều diễn đàn bình luận, fan club... hoạt động sôi nổi. Chính ekip sản xuất bản gốc - Vinh quang gia tộc cũng bất ngờ, thú vị trước thành công này của ekip Việt Nam vì Vinh quang gia tộc rất nổi tiếng, giành nhiều giải thưởng và là bộ phim dài tập, nội dung khai thác đậm nét văn hoá truyền thống Hàn.
- Quá trình làm kịch bản 'Sống chung với mẹ chồng', điều gì khiến chị hứng thú và có điểm gì thách thức chị nhất khi Việt hóa tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, biến nó thành một tác phẩm phim truyền hình đậm màu sắc Việt Nam?
Sống chung với mẹ chồng thành công, theo tôi là bởi bộ phim khai thác đúng chủ đề gần gũi với mọi nhà, mọi người. Đối tượng khán giả đông đảo nhất là phụ nữ, hầu như đều thấy mình, người quen của mình... trong phim. Chính sự đồng điệu, cảm mến, thậm chí là tự tin về "bề dày kinh nghiệm" của bản thân trước các tình huống, chi tiết trên phim đã giúp khán giả thấy Sống chung với mẹ chồnghấp dẫn.
Ngoài đề tài dễ cảm thụ, tạo nên những đồng cảm với khán giả, thì thời điểm Sống chung với mẹ chồng phát sóng, phim truyền hình Việt Nam cũng có được sự đầu tư kỹ hơn nên ekip thực hiện thêm nhiều cảm hứng và điều kiện để sáng tạo nghệ thuật. Thời điểm này, làn sóng phim nước ngoài cũng đang tạm chững, không có được những thành tựu nổi bật như thời đỉnh cao của phim bộ Hong Kong hay Hallyu của Hàn Quốc. Vì vậy, có thể thấy Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử... may mắn hội tụ đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà nên được yêu mến, góp phần khẳng định thành công của phim Việt hoá.
- Với tư cách biên kịch, theo chị, có quy tắc gì khi viết kịch bản Việt hóa và điều tối kỵ nhất khi biến một tác phẩm nước ngoài sang một kịch bản dành cho khán giả Việt là gì? Có chi tiết nào được cho là nhạy cảm và không phù hợp trong bản gốc đã được điều chỉnh hoặc thay thế không?
Với kinh nghiệm làm việc cùng nhiều ekip sản xuất phim Hàn Quốc, cả truyền hình và điện ảnh, tôi không nghĩ phim Việt Nam kém hấp dẫn bởi yếu tố kịch bản. Ví dụ ở Hàn Quốc, đầu tư, phát triển ngành giải trí được xem là một phần quan trọng của chiến lược phát triển hình ảnh quốc gia. Họ tập trung xây dựng ngành công nghiệp giải trí với rất nhiều khâu khép kín, đồng bộ nhằm biến công nghiệp giải trí thành một trong những mũi nhọn hàng đầu để xuất khẩu hình ảnh đất nước.
Những người làm nghệ thuật ở Hàn Quốc nói chung, trong lĩnh vực phim ảnh nói riêng, có môi trường được đầu tư bài bản và đắt giá. Hy vọng, với nhiều thành tựu của phim Việt những năm gần đây, cùng sự phát triển cả về thị hiếu của khán giả, trong tương lai gần chúng ta cũng sẽ có sự đầu tư hợp lý, để Việt Nam cũng phát triển ngành công nghiệp giải trí.
Khán giả dễ chấp nhận "à ở Tây họ thế", "Hàn Quốc có kiểu lạ nhỉ" nhưng...
- Có ý kiến cho rằng do biên kịch Việt cạn ý tưởng, thậm chí kém nên mới thường phải dựa vào các kịch bản nước ngoài để Việt hóa. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vì biên kịch ở Việt Nam được trả thù lao bèo bọt không tương xứng với sáng tạo của họ nên thường không ra được những kịch bản đắt. Chị có đồng tình với những ý kiến này?
Cùng là sáng tạo, những nhà làm phim Việt chắc chắn cũng sẽ rất nhiều ý tưởng. Nhưng không phải ý tưởng táo bạo, những thể hiện phá cách, không theo bất cứ quy chuẩn truyền thống hay những ấn định quen thuộc trong nhận thức của khán giả đều dễ được chấp nhận.
Khi xem phim nước ngoài, khán giả dễ chấp nhận "à ở Tây họ thế", "Hàn Quốc có kiểu lạ nhỉ"... và mặc nhiên đón nhận theo kiểu thưởng thức, "xem để biết" và không có nhiều phán xét hay bức xúc. Nhưng cũng là cách thể hiện đó, đơn thuần ở một bộ phim Việt Nam, có thể sẽ phải nhận nhiều ý kiến trái chiều. Ngoài việc chúng ta chưa có được sự đồng bộ, chuyên nghiệp để sở hữu một ngành công nghiệp giải trí, thì sự sát cánh của khán giả sẽ giúp sáng tạo của những người làm nghệ thuật được thăng hoa hơn.
Việc lựa chọn những kịch bản có sẵn để Việt hoá không đơn thuần là vì biên kịch cạn kiệt ý tưởng, thiếu sáng tạo mà là sự đầu tư theo xu hướng hội nhập chung. Ở góc độ cá nhân, tôi thấy việc đưa kịch bản gốc từ nước ngoài, hay kịch bản chuyển thể từ các tác phẩm văn học có sẵn, là sự trân trọng và yêu mến khán giả. Vốn đã thích 1 bộ phim nào đó, 1 cuốn tiểu thuyết nào đó, nay có thể xem thêm phiên bản của nước mình, hay từ truyện lên phim cũng sẽ thêm thú vị. Cái gì đã có tiếng mà muốn sở hữu đều cần đầu tư về tài chính. Mua bản quyền, tác quyền cũng phải đầu tư, như thế là để phục vụ khán giả chứ không đơn thuần là thoả mãn sở thích của ekip làm phim.
Tất nhiên, động cơ tốt, vì để phục vụ khán giả nhưng áp lực và trách nhiệm lại thuộc về ê kíp Việt hoá. Thường những gì đã lung linh, khi làm lại rất khó để thoả mãn mọi kỳ vọng, yêu mến mà mọi người đã dành cho bản gốc.
Vì thế, một trong những yếu tố góp phần giúp kịch bản phim Việt hấp dẫn, thú vị, đa dạng hơn, đó là khán giả có dễ đồng tình với những phá cách trong sáng tạo nghệ thuật không? Chẳng hạn như phóng tác ngược hẳn những dữ kiện lịch sử, đưa ra các hành xử khác hẳn phong tục tập quán...? Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là sự chuyên nghiệp, môi trường, con người... để cùng tạo nên những tác phẩm hay.
- Kịch bản là yếu tố quyết định độ hay dở của phim nhưng kịch bản phim Việt hóa lại hay bị so sánh với bản gốc nên tạo áp lực lớn cho biên kịch. Vậy yếu tố quan trọng nhất để có những kịch bản Việt hóa hay là gì? Thù lao cao cho biên kịch có ý nghĩa quyết định lớn không, thưa chị?
Chúng ta không thể nói vì tiền ít nên kịch bản không hay vì để viết hay, phụ thuộc vào khả năng của người viết. Tuy nhiên, để bộ phim hay, cần nhiều yếu tố mới đạt đến thành công. Giống như bạn có thịt ngon nhưng bạn thiếu củi lửa, thiếu dụng cụ làm bếp, thiếu gia vị, làm sao chế biến ra một món ăn ngon?
Còn xét ở góc độ cơm áo gạo tiền, thù lao của biên kịch cũng như thu nhập của những ngành nghề thông thường khác. Bạn ở lĩnh vực nào, thu nhập đủ sống và đủ để thăng hoa sáng tạo trong công việc của mình không? Các biên kịch cũng giống bạn thôi. Họ cũng lúc thăng, lúc giáng với những nỗi lo thường nhật, những ngày vui phấn khởi và những ngày cảm xúc bị rơi.
Viết kịch bản để chạm đến cảm xúc của khán giả đã khó, làm kịch bản Việt hoá còn khó hơn chứ không phải có nền móng là đổ gạch sẽ lên luôn ngôi nhà nguy nga, lộng lẫy. Có thể dùng từ "gạn đục khơi trong" cho công việc Việt hoá kịch bản phim, vì phải giữ được tinh thần nguyên tác nhưng vẫn phải để khán giả Việt thấy mình, thấy bạn mình, thấy cuộc sống thường nhật của xã hội Việt Nam qua mỗi tập phim.
Những câu thoại ấn tượng trong phim 'Sống chung với mẹ chồng' (nguồn: VTV)
'Điều tối kỵ với người làm phim là không thấy hồn Việt'Một bộ phim remake thành công, đó là do tác phẩm gốc hay nhưng bộ phim remake chưa thành công, thì đó là phá nát nguyên tác." alt="Phim Việt hóa: Đừng đổ tại vì tiền ít nên kịch bản không hay" />Nhiều khu vực ở huyện Yên Thành đang vào mùa thu hoạch lúa, đúng dịp nắng nóng cao điểm. Đã gần 11h trưa, trời nắng như đổ lửa, anh Nguyễn Đình Kiều (SN 1994, trú xã Mã Thành, huyện Yên Thành) vẫn tất bật lái chiếc công nông ra đồng vận chuyển lúa mới thu hoạch xong về nhà cho người dân để kịp phơi khô.
Anh Kiều chia sẻ: "Đây là việc thời vụ, chỉ ngày mùa người ta mới thuê nên tôi phải tranh thủ cả ngày lẫn đêm để kiếm thêm thu nhập dù việc vận chuyển lúa trong thời tiết nắng nóng gần 40 độ C vô cùng vất vả".
"Dịch vụ chở thuê thuận tiện, giá cả hợp lý nên hiện nay người dân không còn dùng các phương tiện đơn sơ như xe kéo tay, xe trâu… mà đều dựa vào máy móc", anh Kiều nói.
Tùy thuộc quãng đường gần hay xa, anh Kiều sẽ nhận được tiền công từ 100.000 - 150.000 đồng/chuyến. Trung bình mỗi ngày, anh chở khoảng 10 - 15 chuyến, thu về từ 1,5 - 2 triệu đồng/ngày.
Thời gian này, người dân đang bước vào mùa gặt đại trà nên nhu cầu chở lúa về nhà rất lớn. Trong khi đó, số phương tiện chuyên chở chỉ đếm trên đầu ngón tay nên khó đáp ứng được.
Một vụ gặt thường diễn ra trong khoảng 10 - 15 ngày. Chính vì thế, những “người vận chuyển” lúa phải làm quần quật cả ngày đêm.
Chị Vũ Thị Tuyết (trú xã Mã Thành) cấy hơn 10 sào lúa. Năm nay do chồng chị đi làm ăn xa, không kịp về nên tất cả sản lượng lúa thu hoạch từ ngoài đồng chị phải thuê người chở về nhà.
“Không có người làm nên tôi phải thuê chở nhiều chuyến lúa đã thu hoạch từ ngoài đồng về. Tiền công mỗi chuyến họ lấy từ 100.000 đến 150.000 đồng, tùy theo quãng đường gần hay xa”, chị Tuyết cho hay.
Hơn 22h đêm, dù đã mệt lử nhưng anh Hoàng Văn Quang (SN 1976, trú xã Mã Thành) vẫn tất bật lái chiếc công nông ra cánh đồng vận chuyển lúa chuyến thứ 17 trong ngày.
Theo anh Quang, 17 chuyến trong ngày hôm nay, anh thu về khoảng 2,5 triệu đồng.
Nhiều người dân địa phương đánh giá, vụ đông xuân năm nay được mùa, trung bình từ 3 – 4 tạ/sào. Thu hoạch lúa xong, họ lại tất bật dọn rơm rạ, làm đất để gieo cấy vụ hè thu.
“Vụ đông xuân năm nay toàn huyện gieo cấy gần 13.000 ha lúa, đến thời điểm này bà con đã thu hoạch được khoảng 70%, năng suất đạt hơn 71 tạ/ha”, ông Nguyễn Văn Hồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thành cho hay.
Sau cơn mưa rào ào ào trút xuống, món chả ếch bất hủ của mẹ ra lò
Mưa mùa hạ trút xuống những cánh đồng cũng là lúc bố, anh trai và em trai tôi chong đèn soi ếch. Những con to béo được mẹ chế biến thành món chả ếch bất hủ." alt="Vã mồ hôi chở lúa thuê trong nắng nóng, kiếm tiền triệu mỗi ngày" />- Trong lúc lướt mạng xã hội, tôi tình cờ xem được một đoạn video ghi lại cảnh 164 phương tiện vượt đèn đỏ trong khoảng thời gian hai phút tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (Hà Nội). Nhóm vi phạm chủ yếu là người sử dụng phương tiện hai bánh như: xe máy, xe máy điện, xe đạp, xe đạp điện... với đủ các lứa tuổi (từ già tới trẻ) và giới tính (cả nam lẫn nữ). Đây quả thực là một con số khiến người ta phải giật mình vì ý thức tham gia giao thông của người dân thủ đô.
Là một người dân của Hà Nội, tham gia giao thông tại đây hơn 35 năm, tôi hiểu rất rõ thực trạng này. Con số thực tế về số người vi phạm giao thông tại các giao lộ, cụ thể là hành vi vượt đèn đỏ chắc chắn lớn hơn nhiều số liệu thống kê trong đoạn video trên. Vào bất cứ khung giờ nào, ở bất cứ đâu, cứ hễ có cơ hội là người ta vượt đèn đỏ, kể cả có hay không sự xuất hiện của lực lượng CSGT.
Chẳng nói đâu xa, mới sáng nay tôi cũng bắt gặp một trường hợp tương tự. Đó là khi tôi đang trên đường tới chỗ làm, đi qua ngã ba giao cắt giữa đường Láng và phố Yên Lãng (một giao lộ nhỏ). Tại thời điểm đó, có hai cảnh sát giao thông đang đứng làm nhiệm vụ phân luồng do khu vực này có lưu lượng phương tiện vô cùng cao vào giờ cao điểm. Dù đèn tín hiệu đang báo đỏ, bộ đếm thời gian ghi nhận còn khoảng 25 giây nữa, nhưng một nhóm bốn, năm phương tiện vẫn tiến vào giữa giao lộ để tìm cách băng qua làn xe đang cắt ngang.
>> Ba nhóm người ở ngã tư tắc cứng
Đó rõ ràng là hành vi cố tình vượt đèn đỏ bởi chẳng thể biện minh rằng đi sớm hơn người khác chỉ vài giây. Phát hiện ra hành vi vi phạm, một cảnh sát vội chạy đuổi theo nhóm người trên để chặn lại. Tuy nhiên, sức người không nhanh bằng máy móc, nhóm người vi phạm nhanh tay vít ga để chạy trốn khỏi lực lượng chức năng. Anh cảnh sát trẻ phải rất cố gắng mới tóm được vào đuôi xe của một cô gái trẻ. Thế nhưng, chưa kịp giữ lại thì cô gái bất ngờ ngoặt tay lái, phóng thẳng vào làn đường ngược chiều để bỏ chạy, hất văng đồng chí CSGT ra đường.
Cảnh tượng trên cũng chính là hình ảnh điển hình cho tình hình giao thông ở Hà Nội thời gian qua, khi vi phạm diễn ra mọi nơi, mọi lúc. Trong khi đó, số người vi phạm áp đảo hoàn toàn với lực lượng chức năng. Nhiều người tham gia giao thông với suy nghĩ "vi phạm theo số đông, CSGT có phát hiện cũng không bắt xuể, chắc sẽ chừa mình ra". Thực tế, dù có bung hết quân số ra đường, lực lượng chức năng cũng không đủ người để chặn bắt hết người vi phạm. Nhất là khi hầu hết trong số đó luôn sẵn sàng bỏ chạy bất chấp thay vì chấp nhận đứng im chịu phạt.
Nói vậy để thấy, ý thức lái xe của nhiều người Việt đang ở mức rất tệ, thậm chí càng ngày càng xuống thấp hơn. Tôi gặp nhiều người thường xuyên vượt đèn đỏ. Họ luôn có cả tá lý do để bao biện cho hành vi của mình: nào là "tranh thủ thấy đường vắng thì đi luôn cho tiết kiệm thời gian", "giờ cao điểm mà ai cũng xếp hàng chờ thì đến bao giờ mới đi được, khéo còn tắc hơn", "đi đường thấy thế nào tiện thì chủ động thôi, miễn không cản trở người khác là được"... Nói chung, hầu hết họ đều không ý thức được hậu quả của việc mình làm, nên dù biết sai luật vẫn cứ cố lách.
" alt="'Phạt nguội 164 xe máy vượt đèn đỏ trong hai phút ở Hà Nội như ôtô'" />
- ·Nhận định, soi kèo Espanyol vs Leganes, 0h30 ngày 12/1: Hòa nhạt nhòa
- ·Đất vàng xây biệt thự triệu đô, cụ ông dựng chòi cấy lúa trồng rau
- ·Hồ Bích Trâm vừa quay show, vừa bán hàng online vì gánh nặng gia đình
- ·Trao tặng tủ sách cho nhân dân xã Đồng Tâm
- ·Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01
- ·Yêu cầu báo cáo sự việc 'Từ điển chính tả tiếng Việt' bị sai chính tả
- ·Lần đầu lái xe của phụ nữ
- ·Khán giả phản ứng khi Trấn Thành và nhóm bạn gây ồn ào ở game show
- ·Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Swansea, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ khó chịu
- ·Chân dung 'bà trùm phản diện' thế hệ mới của điện ảnh Việt
Một góc Triển lãm lần thứ 6 của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) - Vietnam Motor Show 2010 Nhờ "cú hích" trên, tổng số xe bán ra cả năm 2009 của các thành viên VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) tăng trưởng 7% so với năm 2008, đạt 119.460 xe.
Thực tế sau giai đoạn 2008-2009 đã đánh dấu sự vươn lên của thị trường ô tô Việt Nam. Ngoài cán và vượt mốc 100.000 xe, tổng số thu lệ phí trước bạ ô tô cũng tăng chóng vánh, từ 3.363 tỷ đồng năm 2006, đến năm 2008 đạt 7.363 tỷ đồng. Năm 2009, tổng số thu từ phí trước bạ khoảng 7.565 tỷ đồng. Còn năm 2010, số thu phí trước bạ đã lên 9.209 tỷ đồng.
Đến nay, nguồn thu từ trước bạ ô tô tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu tất cả các loại lệ phí trước bạ, như 19.049 tỷ đồng (năm 2017), 22.593 tỷ đồng (2018) và 29.989 tỷ đồng (2019).
Không thể phủ nhận, nguồn thu từ phí trước bạ ô tô đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Càng nhiều xe lăn bánh trên đường phố, nguồn đóng góp này sẽ càng lớn.
Tuy nhiên, từ góc độ người tiêu dùng, tình trạng "phí chồng phí, thuế chồng thuế" trên một chiếc xe tại Việt Nam đã được nhắc đến khá nhiều và là một trong các nguyên nhân dẫn tới giá xe cao so với các nước.
Một chiếc xe ô tô phải nộp ít nhất 3-4 loại thuế- phí cơ bản bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và phí trước bạ.
Sau đó, để được lăn bánh, chủ xe còn phải nộp tiếp nhiều loại phí, lệ phí khác nhau như: phí đăng kiểm, phí cấp biển, phí sử dụng đường bộ...
Đã có không ít ý kiến cho rằng, giá xe Việt Nam cao, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khó phát triển chính vì gánh nặng thuế phí trên. Và đây cũng là một lý do khiến mỗi lần tăng giảm phí trước bạ, hoặc thuế, thị trường lại trở nên "méo mó", phát sinh các cơn sốt chạy đua mua xe, khiến đại lý tha hồ làm mưa làm gió ép khách.
Chính sách thuế phí cần phải chấm dứt sự trùng lặp. VietNamNet trân trọng mời bạn đọc cùng góp ý kiến tìm giải pháp, làm thế nào để thị trường ô tô minh bạch và chính sách thuê phí công bằng, tránh tình trạng "phí chồng phí, thuế chồng thuế"?
Mọi bài viết xin chia sẻ về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đình Quý
Giá tính phí trước bạ giảm cả trăm triệu, khách mua ô tô hưởng lợi lớn
Bộ Tài chính vừa ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ mới, trong đó, nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước có giá tính phí giảm từ hàng chục đến cả trăm triệu đồng.
" alt="Mua xe chạy phí trước bạ, chuyện chỉ có ở Việt Nam" />Giám đốc điều hành Rolls-Royce, ông Torsten Müller-Otvös (Ảnh: Business Insider).
Giám đốc điều hành của Rolls-Royce cho biết: "Rất nhiều người đã chứng kiến cảnh người chết vì đại dịch Covid-19, điều đó khiến họ nghĩ rằng cuộc sống có thể quá ngắn ngủi và nên hưởng thụ ngay bây giờ, chứ không thể trì hoãn cho đến một ngày nào đó khác trong tương lai. Tâm lý này đã thúc đẩy doanh số bán ô tô của Rolls-Royce đạt mức kỷ lục".
Cụ thể, vào năm ngoái, Rolls-Royce đã bán được kỷ lục 5.586 chiếc xe, chủ yếu nhờ mẫu Ghost mới và SUV siêu sang Cullinan. Cả hai đang có giá khởi điểm từ 300.000 USD tại Mỹ.
Đại dịch Covid-19 đã khiến 5,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong năm 2021, ca tử vong và nhiễm trùng do Covid-19 gây ra tăng gấp 3 lần so với năm 2020.
Tuy nhiên, thực tế đó lại được xem như cơ hội cho các nhà sản xuất ô tô hạng sang. Cụ thể, theo trang Automotive News, bất chấp tình trạng khan hiếm chip bán dẫn, doanh số xe hạng sang trong quý I/2021 đã đạt kỷ lục.
Đại dịch Covid-19 cũng dẫn đến nhu cầu mua sắm siêu du thuyền và nhà ở cao cấp từ các tỷ phú tăng mạnh (Ảnh: Reuters).
Không chỉ những mẫu xe ô tô hạng sang tăng đột biến trong thời kỳ đại dịch. Cuối năm 2021, tập đoàn Bain and Company cùng với Hiệp hội Thương mại Italy đã công bố báo cáo thị trường toàn cầu hằng năm, cho thấy doanh số các mặt hàng xa xỉ phẩm cá nhân sẽ cao hơn thời trước dịch.
Tập đoàn này cho biết, trong năm 2021 doanh số các mặt hàng xa xỉ như ô tô, đồ dùng cá nhân, rượu vang hảo hạng và đồ nội thất cao cấp cao hơn của năm 2019. Bên cạnh đó, tạp chí Forbes cũng cho thấy, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú thế giới đã tăng thêm 5,5 nghìn tỷ USD, tăng 68% so với mức năm 2019.
Khi những người giàu nhất thế giới ngày càng giàu hơn, đã kéo theo doanh số bán siêu du thuyền và doanh số bán nhà ở cao cấp tăng mạnh. Vào tháng 10/2021, tờ báo The Los Angeles Time đã đưa tin các nhà sản xuất du thuyền đã hết hàng, doanh số bán siêu du thuyền ở Mỹ đạt mức cao nhất trong 13 năm qua.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vì sao nhiều hãng ô tô phải chuyển dịch sang xe điện?
Dưới áp lực của bộ luật khí thải khắt khe tại châu Âu, nhiều hãng ô tô đang bắt đầu dịch chuyển sang xe điện.
" alt="Đại dịch Covid" />Hễ cậu em tôi cứ tìm hiểu, làm quen ai là bạn gái đó chỉ sau một thời gian là có người yêu mới hoặc đi lấy chồng. Thậm chí, công ty còn đặt cho biệt danh là "anh hùng giải phóng phụ nữ".
Bản thân tôi là chị gái, đã hết sức mai mối tác hợp mà cũng không thành công. Các mối quan hệ của cậu em tôi chỉ kéo dài 2-3 tháng rồi chấm dứt. Khi được tôi hỏi, mấy bạn gái do tôi giới thiệu đều từ chối trả lời lý lo mà chỉ nói là không hợp.
Rồi bỗng một ngày, em tôi đưa ra kết luận từ trước tới giờ đã chọn sai đối tượng để tìm hiểu. Em tôi cho rằng các cô gái đã đi làm nhiều năm có lối suy nghĩ thực dụng nên sẽ không chấp nhận một người chưa có nhà riêng, phải ở nhà thuê như mình.
Nói là làm, em tôi chuyển hướng sang cưa cẩm những cô gái trẻ, ai ngờ kết quả còn bi đát hơn trước. Chỉ sau 1-2 lần gặp mặt đi chơi mà gọi điện phía bên kia không thèm nghe máy, còn chặn cả Facebook, Zalo.
Tuy nhiên, cậu em tôi tin tưởng vẫn đang đi đúng hướng, thất bại chẳng qua là do không có xe đẹp. Theo lời em tôi kể lại rằng có một cô gái đã đồng ý đi chơi cùng nhưng khi thấy em tôi đi xe Dream cũ nên lúc về thay đổi thái độ.
Thế rồi nó đưa ra quyết định, vì hạnh phúc lâu dài sẽ dồn hết số tiền 600 triệu đồng tự tiết kiệm được để mua ô tô. Bố mẹ tôi nghe xong sửng sốt, phản đối kịch liệt nhưng cậu em tôi không nghe theo.
Xe mới thì đã có nhưng cậu em tôi vẫn thất bại trên tình trường. Ảnh minh họa Tôi cũng ra sức khuyên nhủ nó nên dành số tiền này để mua một căn chung cư trả góp. Còn về chuyện xe cộ, tôi sẽ mua tặng nó một chiếc xe tay ga mới hoàn toàn. Xe ô tô nghe thì hoành tráng nhưng chỉ là phương tiện để đi lại, sang nước ngoài thì cũng giống như xe máy thôi. Nhất là với người chưa có nhà cửa ổn định như em tôi, nếu sắm ô tô trước dễ bị đánh giá là đua đòi, thích sĩ diện.
Thế nhưng nó chê tôi đã già rồi, không thể hiểu được tâm lý của giới trẻ bây giờ.
Vì không được ai ủng hộ, em tôi tự tìm hiểu, tự mua xe. Nó còn tuyên bố là sẽ tích cực chạy Grab để dành tiền mua nhà cưới vợ.
Tuy nhiên, sau một thời gian có xe thì chuyện tình duyên của em tôi vẫn chưa đâu vào đâu cả. Dù đã có bốn bánh nhưng vì tính tình gàn dở nên chưa có cô gái nào đồng ý nhận lời yêu. Chuyện mua nhà an cư lạc nghiệp cũng dần trở nên xa vời khi nó đắm đuối với cái xe mới, mải đi chơi, đi giao lưu, chạy Grab cũng chỉ được bữa đực, bữa cái, tiền kiếm được không đủ nuôi xe.
Ngẫm lại, quả thực chiếc áo chẳng thể làm nên thày tu. Dẫu có đi ô tô mà tác phong, cách cư xử không chuẩn mực thì cũng không sang trọng thêm chút nào cả. Tôi đồ rằng, nếu em tôi có đi xe tiền tỷ thì kết quả vẫn chỉ như vậy. Có lẽ cũng chẳng cô gái nào ác cảm với chiếc xe Dream như nó tưởng tượng cả. Chính tính cách trẻ con, thiếu chắc chắn mới làm họ cảm thấy không an toàn. Còn chiếc xe trong trường hợp này chỉ làm xấu thêm tình hình, nó như một lời khẳng định về sự thiếu trưởng thành của cậu em tôi mà thôi.
Độc giả Bích Phương, Thanh Xuân, Hà Nội
Bạn có trải nghiệm gắn với những chiếc xe? Hãy chia sẻ bài viết cộng tác tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Văn hoá lái xe: Những gam màu sáng trong một năm qua
Dù đâu đó vẫn còn nhiều thói quen “xấu xí”, thế nhưng cần phải nhìn nhận rằng, ý thức tham gia giao thông của của đông đảo tài xế Việt năm vừa qua đã có những bước tiến tích cực.
" alt="Lên đời sắm xe ô tô để tán gái, vẫn thất bại" />Hoà nhạc quốc gia Điều còn mãi là chương trình đặc biệt. Các bạn đã làm rất tốt, chỉnh chu, chương trình rất xúc động và ý nghĩa khi diễn ra vào đúng ngày 2/9 - ngày độc lập của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ
Tôi có lẽ là người đi xem các chương trình của Điều còn mãi nhiều nhất.Gia đình tôi đã có ý định đi về quê, nhưng 2 năm rồi tôi háo hức chờ đợi để được xem Điều còn mãinên tôi nán lại. Xem xong đúng là tâm trạng của tôi khó tả hơn những lần trước, rất bâng khuâng.
Đây là chương trình tôi rất thích. Nếu gọi chương trình này là sự kiện âm nhạc trong năm, tôi cho đây là sự kiện sang trọng nhất. Sang trọng không phải đây là chương trình được tổ chức ở thánh đường Nhà hát Lớn mà bởi Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam với đầy đủ các ca sĩ và đặc biệt là cách chọn các bài hát, bản nhạc nổi tiếng, có ý nghĩa.
Thêm vào đó, đây là chương trình đặc biệt nhất tổ chức vào chiều ngày 2/9 – ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cho nên Đất nước, Bác Hồ, nhân dân, tình yêu với tổ quốc,… đấy là những điều còn mãi.
Nhạc sĩ Hồng Đăng có ca khúc rất hay là Biển hát chiều nayvới câu hát: “Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương, biển lại hát chiều nay, biển kể chuyện quê hương”. Quả thật, quaĐiều còn mãibằng ngôn ngữ của âm nhạc thấy được thân phân của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, qua đau thương, khổ đau, đấu tranh anh dũng để có cuộc sống hôm nay. Xem chương trình này có những lúc thật xúc động, bâng khuâng, thậm chí xót xa nhưng sau đó là trào dâng niềm tin yêu trong cuộc sống và hướng con người đi về phía trước.
Nét đặc biệt hôm nay là có những ca sĩ sinh năm 2000, rất trẻ. Lớp trẻ lớn lên rồi lại thay ta, nhấp lại vị ngọt ngào tổ quốc, đây là lớp trẻ sẽ nối tiếp cha anh đặc biệt là dòng nhạc cách mạng mang đến cho khán giả món ăn tinh thần không thể thiếu được.
Tôi nghĩ điều còn mãi này, tôi tin sẽ còn mãi, nhiều năm và nhiều năm nữa.
Olivier Ochanine - Giám đốc Âm nhạc, nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời
Tôi đã có dịp cộng tác với nhiều nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam trong đó có các nghệ sĩ biểu diễn tại Hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi hôm nay. Tôi yêu những giai điệu đẹp đẽ được vang lên hôm nay. Các ca sĩ hát rất tuyệt. Tôi đã sống ở Việt Nam đã 5 năm qua nên tôi cảm nhận được không khí ngày Tết độc lập của dân tộc Việt Nam, từ đường phố cho tới khán phòng Nhà hát lớn ngày hôm nay, không khí đều rất rộn ràng. Tôi rất vinh dự khi được mời tham dự chương trình hòa nhạc Điều còn mãi ngày hôm nay.
Vợ cố nhạc sĩ Hồng Đăng
Tôi vô cùng xúc động khi nghe lại bài hát Biển hát chiềunay do chồng sáng tác. Với chồng tôi, Điều còn mãicủa VietNamNet tổ chức là một chương trình vô cùng ý nghĩa. Chương trình tổ chức vào một dịp vô cùng ý nghĩa, thời khắc lịch sử của đất nước. Đã hơn 10 năm nay, nếu không có Điều còn mãi, với tôi đó là một khoảng trống.
Đây là một chương trình tốn rất nhiều công sức, tiền của. Chương trình duy trì suốt hơn 10 năm qua là một điều đáng quý với công chúng và cả những người làm nghề. Tôi có theo dõi chương trình từ những buổi tập, tổng duyệt tới trực tiếp. Mọi người đã làm rất tốt.
Sau chương trình, tôi cho là tất cả các tác phẩm đã đọng được trong lòng công chúng. Đó đều là những viên ngọc, được đặt trong một bố cục đẹp, một không gian sang trọng, một ê-kíp làm nghề nghiêm túc. Tôi cảm ơn các nhạc sĩ, ca sĩ đã phối khí và thể hiện rất tốt bài Biển hát chiều nay.
Nguyễn Thị Hoa - Giáo viên về hưu ở Thanh Hoá
Những chương trình Điều còn mãi thời gian đầu tổ chức tôi xem truyền hình trực tiếp ở nhà trên VTV. Thế nhưng, cách đây khoảng 5-6 năm, bố đẻ ốm nặng nằm ở Bệnh viện 108. Hôm ấy cũng là ngày 2/9, tôi ra Nhà hát Lớn xin các chú bảo vệ nhưng không được cho vào. Tôi đi loanh quanh phía ngoài khoảng nửa tiếng thì đi qua cái hàng rào, các chú vẫy lại cho vào. Năm 2016 và 2017, tôi cũng đi chăm người ốm đúng dịp 2/9, thế là lại vào xin các chú bảo vệ. Năm 2018 và 2019, tôi ra nói khó, các chú bảo vệ cũng cho vào.
Một năm dịch bệnh Covid-19, tôi xem online ở nhà, còn năm 2021 thì không có. Năm nay, tôi trông chờ mãi nên quyết đi xem, lại ra nói khó các để các chú bảo vệ cho vào. Các chú nói chỉ cho vào lần này vì đây đã là lần thứ 5 rồi. Nói chung, tôi cứ nói khó, các chú bảo vệ thương lại cho vào.
Mỗi lần xem Điều còn mãi là mỗi cảm xúc khác nhau, nhưng đọng lại là điều xúc động, tự hào và trân quý những gì đã qua của ông, cha ta. Tôi rất cảm động và thấy chương trình đầy ý nghĩa. Tôi mong Điều còn mãi duy trì thường xuyên, năm nào cũng có để người dân Việt Nam trong ngày 2/9 ôn lại những gì những điều tự hào của dân tộc ta và cho những người lớn tuổi nhớ lại những gì xa xưa ông cha ta để lại.
Chương trình được đầu tư chu đáo tỉ mỉ, mọi thứ rất hoàn thiện. Tôi không có con mắt nghệ thuật mấy đâu, nhưng xem rất xúc động và được đi trực tiếp như này được vỗ tay, được thể hiện cảm xúc sự trân quý của mình đối với mọi người.
" alt="Điều còn mãi: Sự kiện âm nhạc sang trọng" />
- ·Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Getafe, 20h00 ngày 12/1: Nguy hiểm cận kề
- ·Tôi đi mua bằng lái xe không cần thi
- ·Choáng cảnh xe máy tuần đường đi ngược chiều trên cao tốc
- ·Các nhà xuất bản nói gì khi phát triển hội sách online?
- ·Soi kèo góc Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
- ·Ca sĩ Đỗ Vũ Lan Nhung được vinh danh Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu năm 2023
- ·Đã mượn xe, tối thiểu cũng nên đổ xăng và rửa sạch trước khi trả
- ·Đồng nghiệp bán lại Honda CR
- ·Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
- ·HLV Park Hang Seo tổ chức đám cưới cho con trai tại Việt Nam