Cùng với các vận động viên của nhiều môn các khác nhau, bóng đá có tổng cộng 47 cầu thủ nằm trong danh sách được ưu tiên tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đợt này.Đây được xem bản danh sách khung của ĐT Việt Nam chuẩn bị cho 3 trận đấu còn lại tại bảng G vòng loại World Cup 2022.
Ngày 5/4, 22 thành viên đầu tiên của ĐQTG được tiêm vắc xin Covid-19. Trong đó có thủ môn Đặng Văn Lâm, Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển. Thành phần BHL gồm HLV Park Hang Seo; các trợ lý Lee Young-jin, Park Sung-gyun, Lê Huy Khoa, Lưu Danh Minh, Vũ Hồng Việt, Kim Han-yoon, Kim Hyun-tae, Nguyễn Thế Anh, Ahn Su-young, Cho Sung-wan, Đinh Kim Tuấn. Các bác sĩ Choi Yu-young, Trần Anh Tuấn, Tuấn Nguyên Giáp, Trần Huy Thọ.
Về thành phần cầu thủ, do vòng 7 LS V-League 1 diễn ra vào các ngày 2/4, 3/4 và 4/4 nên sẽ tiêm vắc xin Covid-19 vào các ngày 8, 9 và 13/4.
|
Thầy trò HLV Park Hang Seo được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trước khi sang UAE |
Khi đến UAE, thầy trò HLV Park Hang Seo tiếp tục được xét nghiệm Covid-19 ngay tại sân bay. Và cứ 2 đến 3 ngày, các đội tuyển lại được xét nghiệm, cho đến ngày kết thúc các trận đấu vào 15/6.
Trong danh sách, vẫn là những cái tên quen thuộc như Quang Hải, Văn Quyết, Đức Huy, Trọng Hoàng, Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn, Tiến Linh...
Hai hậu vệ Duy Mạnh và Đình Trọng sau thời gian dài điều trị chấn thương đã góp mặt trở lại trong đợt tập trung này. Lão tướng Anh Đức cũng được HLV Park Hang Seo gọi trở lại.
Đáng tiếc nhất là việc vắng mặt của tiền vệ trụ cột Đỗ Hùng Dũng do dính chấn thương nặng mới đây.
Đoàn Văn Hậu và Nguyễn Hai Long của Than Quảng Ninh dù đang điều trị chấn thương nhưng vẫn có tên trong danh sách đợt này. Đây cũng là thói quen của ông Park bởi ở đội tuyển, điều kiện chăm sóc, phục hồi cho cầu thủ tốt hơn so với CLB.
|
Lão tướng Anh Đức một lần nữa trở lại tuyển Việt Nam |
Bên cạnh những cái tên quen thuộc, một số gương mặt lần đầu lên tuyển như Nguyễn Văn Vĩ, Đào Văn Nam, Lý Công Hoàn Anh, Lê Văn Xuân...
Theo kế hoạch của AFC, các trận đấu còn lại thuộc bảng G - Vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á sẽ diễn ra tại UAE. Đội tuyển Việt Nam lần lượt đấu Indonesia vào ngày 7/6, Malaysia vào ngày 11/6 và UAE vào ngày 15/6.
Dự kiến, sau vòng 13 LS V-League 1, tuyển Việt Nam hội quân tại Hà Nội, vào ngày 10/5. Thầy trò HLV Park Hang Seo có 3 tuần tập luyện trước khi gút danh sách và lên đường sang UAE vào ngày 31/5.
DANH SÁCH CÁC CẦU THỦ ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN NGỪA COVID-19
Tiêm ngày 5/4:Đặng Văn Lâm.
Tiêm ngày 8/4:Hồ Tấn Tài, Dương Thanh Hào, Đỗ Duy Mạnh, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Trần Văn Kiên, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Văn Quyết, Bùi Hoàng Việt Anh, Phạm Đức Huy, Lê Văn Xuân, Ngân Văn Đại, Bùi Tấn Trường, Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Trọng Hoàng, Đào Văn Nam, Nguyễn Văn Vỹ, Lý Công Hoàng Anh, Cao Văn Triền.
Tiêm ngày 9/4:Nguyễn Phong Hồng Duy, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Văn Toàn, Lương Xuân Trường, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Minh Vương.
Tiêm ngày 13/4:Nguyễn Văn Toản, Hà Đức Chinh, Nguyễn Tuấn Mạnh, Phan Văn Long, Đỗ Thanh Thịnh, Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Trần Việt Cường, Tô Văn Vũ, Phạm Xuân Mạnh, Nguyễn Văn Hoàng, Phan Văn Đức, Nguyễn Minh Tùng, Võ Huy Toàn, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hải Huy, Nguyễn Anh Đức." alt="Tuyển Việt Nam công bố danh sách, tiêm vắc xin trước khi đi UAE"/>
Tuyển Việt Nam công bố danh sách, tiêm vắc xin trước khi đi UAE
Số ca chấn thương trước đó không những chưa kịp hồi phục, lại còn tăng thêm với danh sách kéo dài Jelic, Bá Sang, Văn Lắm rồi Sỹ Nam. Ở trận giao hữu lượt về, SLNA chỉ có ngoại binh Bruno chơi đủ 90 phút, còn Peter vắng mặt và Jelic chỉ chơi được ít phút rồi rời sân.Kết quả giao hữu thắng thua có thể không quan trọng, nhưng nhìn cách đội chủ sân Vinh bế tắc, rời rạc trước đối thủ không quá mạnh, bên cạnh nhiều thông tin liên quan đến câu chuyện tài trợ “hẻo” lâu nay cho đội bóng khiến nhiều người nghĩ tới kết cục không mấy dễ chịu trong chặng đua nhọc nhằn tới đây của thầy trò ông Ngô Quang Trường.
|
SLNA (áo vàng) vẫn chưa hết khó khăn trước ngày V-League trở lạ |
Những khó khăn về lực lượng, nhất là ngoại binh của SLNA chưa phải là điều khiến ban huấn luyện và người hâm mộ lo lắng, băn khoăn nhất. Ai cũng rõ như ban ngày SLNA luôn là đội bóng “nghèo” nhất, nhì V-League do nguồn lực xã hội hóa ở mức thấp, không có một “ông bầu” thực sự đầu tư mạnh tay cho đội bóng. Cảnh ăn đong, vay mượn, sốt ruột tìm nguồn tài trợ trước mỗi mùa bóng, tiêu chuẩn sân bãi không đạt yêu cầu… vì vậy đã trở nên là chuyện thường ngày và là “đặc sản” nơi đây.
Và đã bao mùa giải trôi qua, dù người ta nói mãi, kêu gọi mãi về “niềm tự hào Xứ Nghệ”, dù phòng truyền thống đã đầy ắp Cup Vàng, Cúp Bạc…thì việc đội 1 ngày càng thi đấu trầy trật, chưa xuống hạng nhưng cũng đã tham gia chống xuống hạng ngày càng trở nên “có thật” hơn bao giờ hết, trở thành nơi lấy điểm của các đối thủ giàu mạnh, kể cả 2 đội bóng hàng xóm đang lên và đã khá ồn ào là Thanh Hóa và Hà Tĩnh.
|
SLNA đang trong thế ngã ba đường vì thiếu tiềm lực tài chính |
Bóng đá xã hội hóa là thời ra tay của các ông bầu, ông chủ, là con đường tất yếu. SLNA hiện vẫn là mô hình “nửa nạc, nửa mỡ”, có công ty cổ phần bóng đá nhưng “nỏ có tiền”, mọi việc tùy thuộc vào việc tỉnh kêu gọi tài trợ. Các “nhà đầu tư” chưa đến đã đi, chưa một lần được thông tin nguyên nhân, nguyên cớ vì sao, vì ai, vì cái gì mắc kẹt? Ai đó nói vui, SLNA là “niềm tự hào” lâu nay của lãnh đạo, của người hâm mộ xứ Nghệ, “ngủ quên” nên trở thành hội chứng “học sinh giỏi kéo dài” trong khi thiên hạ đã vọt đến tận đẩu, tận đâu vẫn cứ còn “choa rứa”!
SLNA chưa xuống hạng, chưa đến mức phải đi đấu play-of nhưng hãy xem, còn đâu thời bất cứ đội bóng nào đến sân Vinh cũng mang tâm lý “thua” trước khi trọng tài thổi còi, còn đâu “chảo lửa Vinh” mà nhiều nơi mơ ước? Không phải ngẫu nhiên, những thế lực của bóng đá Việt như Thể Công, Cảng Sài Gòn, Đồng Tháp… đã là quá khứ không bao giờ trở lại và ai dám chắc SLNA không đi theo “vết xe đổ” đó nếu không biết tìm cách nuôi giữ đội bóng khi mọi thứ còn có thể?
Lâu nay có người than thở việc tỉnh không quan tâm đội bóng như trước? Điều đó đúng sai không bàn luận vì điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước, thậm chí toàn cầu hoàn toàn khác trước và tất yếu, không có/còn nơi nào họp thường vụ, họp hội đồng…còn say sưa bàn chuyện bóng đá!
|
Một mình ngôi sao Phan Văn Đức không đủ kéo SLNA trở lại |
Việc trả bóng đá về cho xã hội tự vận hành, tự lo là con đường thiên hạ đã đi mòn đường, chết cỏ. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều nơi đã làm tốt, làm từ lâu rồi, tha hồ sống khỏe, sống vui, mà bao năm qua, SLNA vẫn cứ điệp khúc “lương thấp, thưởng hẻo” “chảy máu nhân tài” và mùa bóng đầy biến động này lại càng “thiếu trước, hụt sau”?
Vì sao tỉnh, đội bóng chưa/không tìm ra, tìm được nhà tài trợ đủ sức đưa SLNA ổn định chuyện “cơm gạo, áo tiền” muôn thuở trước, trong và sau mỗi mùa bóng? Còn có mắc mớ, sâu xa nào phía trong, phía sau, phía trước mà mọi chuyện cứ “vũ như cẩn”?
“Người hùng” thời bao cấp không kịp đổi mới và trở nên ủ rũ trong thời xã hội hóa là điều có thể hiểu được và là chuyện không mới! Chuyện mới là người có trách nhiệm, người tâm huyết biết rõ, biết kỹ mà cứ để cho mọi chuyện như không có điều gì xảy ra, như là trách nhiệm của người khác, của “giời ơi đất hỡi”!
Hay là cứ để, cứ chờ cho đến khi việc gì phải đến, sẽ đến?
Nghĩa là để khi đội bóng duy nhất V-League chưa phải xuống hạng SLNA nhưng mùa này sẽ phải chống xuống hạng như mùa trước, và có thể xuống hạng (!), rồi khi đó mới buộc phải phá ra làm lại, hẵng biết rõ đâu là ngô, đâu là khoai, mô cày lại, mô bỏ hoang…?
Thì đã mồn một trước mặt, đá giao hữu với láng giềng Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngày nào dễ ăn là thế, mà nay khó khăn, nhọc nhằn như thể…lên trời!
Xem video HAGL 2-1 SLNA:
Châu Phú
" alt="SLNA: Rồi biết đâu ngôi, mô khoai?"/>
SLNA: Rồi biết đâu ngôi, mô khoai?
|
Mẹ mất, bố suy thận, hai đứa trẻ khốn khổ không nhìn thấy tương lai |
Năm 1996, anh bỏ vào TP.HCM lang thang kiếm sống qua ngày rồi phiêu dạt vào Gia Lai năm 2009. Tại đây, anh gặp chị Trương Thị Huệ (SN 1991). Thấy anh chân chất, hiền lành lại chịu khó, bố mẹ chị Huệ đồng ý cho hai người nên duyên vợ chồng. Sau khi kết hôn, chị Huệ lần lượt sinh được 2 con là Đỗ Thành Lương (SN 2012) và Đỗ Thành Danh (SN 2013). Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn khi anh Dưỡng sức khoẻ rất yếu, không thể lao động được.
Năm 2015, anh quyết định quay về Hải Dương tìm hy vọng thay đổi cuộc sống. Nào ngờ, anh tiếp tục nhận lấy những cay đắng khi gia đình không còn chút tài sản nào để lại cho mình. Vợ chồng, con cái đành đi thuê nhà ở, sống chật vật qua ngày.
Giữa thời điểm đầy khó khăn, năm 2017, anh Dưỡng đến bệnh viện khám bệnh, phát hiện bị suy thận. Sức khoẻ ngày càng suy giảm khiến anh không thể làm được việc gì nặng nhọc, chủ yếu đi thổi kèn đám ma quanh xã. Vợ anh làm lao động tự do, thu nhập hai vợ chồng tằn tiện mới đủ nuôi mấy miệng ăn.
Tai hoạ ập đến khi chị Huệ vào Gia Lai thăm bố mẹ đẻ, bất ngờ gặp tai nạn không qua khỏi. Chị được bệnh viện trả về vào ngày 16/4/2020. Nghe tin dữ, anh Dưỡng muốn vào Gia Lai với vợ ngay nhưng không còn nổi một xu. Đem chiếc xe máy cũ của vợ đi bán, người bán chỉ trả 1 triệu đồng. Người dân trong thôn thương xót, bảo nhau góp tiền để anh cùng các con có cơ hội nhìn mặt vợ lần cuối.
Khi vào tới nơi, chị Huệ đã chết lâm sàng rồi 1 tiếng sau, chị qua đời trong nỗi thương tiếc vô hạn của người thân. Ngồi bên bàn thờ vợ, người đàn ông ôm hai con nhỏ, không ngăn nổi những giọt nước mắt đau khổ cho số kiếp bạc bẽo của gia đình mình.
Cơn đói cồn cào của những đứa trẻ
Sau ngày vợ qua đời, anh Dưỡng một mình gắng sức chăm sóc các con. Căn bệnh suy thận của anh ngày càng trở nên trầm trọng, mỗi đêm anh chỉ ngủ được 2, 3 tiếng vì tiểu buốt. Tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, công việc của anh cũng vì thế mà không thể tiếp tục. Mấy cha con lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn.
Biết được điều đó, chính quyền và người dân trong thôn cũng tìm cách giúp đỡ. Dẫu vậy, mọi sự hỗ trợ cũng chỉ được phần nào.
Những ngày hết gạo, cơn đói cồn cào kéo đến như muốn xé ruột những đứa trẻ ngây thơ. Thương con, anh Dương gõ cửa từng nhà người quen, bạn bè, hỏi vay chút tiền cầm cự. Đến nay, anh đã nợ hơn 30 triệu đồng, chưa biết khi nào mới trả nổi. Chưa kể, có những tháng anh cần đến 4 triệu đồng trả tiền thuốc điều trị suy thận.
|
Các con của anh Dưỡng sống trong cảnh thiếu thốn trăm bề |
“Bác sĩ khuyên tôi nên đi bệnh viện điều trị sớm, nhưng tôi nghèo quá, tiền ăn còn không đủ, lấy đâu ra tiền chữa bệnh đây. Đành phó mặc cho số trời vậy. Tôi chỉ sợ nhỡ mình có mệnh hệ gì, các con chẳng còn chỗ dựa. Tiền nhà mỗi tháng hết 700 ngàn đồng, một tấc đất cắm dùi không có, rồi con sẽ sống ra sao", anh Dưỡng nghẹn ngào.
Chị Nguyễn Thị Luân, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã kiêm trưởng thôn Tống Xá, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình nhà anh Đỗ Văn Dưỡng thực sự vô cùng khó khăn. Cách đây gần một năm, vợ anh Dưỡng không may bị tai nạn giao thông qua đời. Hiện tại, ba bố con phải mượn căn nhà để ở.
Biết được hoàn cảnh, chính quyền xã cũng thường xuyên đến động viên, tặng quà những ngày lễ tết. Còn hai đứa con anh Dưỡng được xã tạo điều kiện miễm giảm học phí và tiền ăn nội trú”.
Trước đây, Lương và Danh học rất giỏi nhưng từ ngày mẹ mất, hai cháu học hành sa sút hẳn đi. Anh Dưỡng bỏ học từ sớm, không cách nào kèm cặp các con. Cuộc sống của 3 bố con cứ dần trôi vào bế tắc. Nhìn lên di ảnh mẹ, đôi mắt trẻ thơ thoáng đượm buồn. Tương lai hai đứa trẻ đang cần lắm sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Đỗ Văn Dưỡng. Địa chỉ: thôn Tống Xá, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại:0967695667
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.248(gia đình anh Dưỡng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436" alt="Mẹ đột ngột qua đời, cha suy thận, hai đứa trẻ sống cảnh đói khát"/>
Mẹ đột ngột qua đời, cha suy thận, hai đứa trẻ sống cảnh đói khát