Nhận định, soi kèo Nữ Croatia vs Nữ Albania, 21h00 ngày 8/4: Nỗi đau thêm dài
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Dortmund, 2h00 ngày 10/4
- Học thật nhiều văn hóa Việt Nam; Học nấu ăn, làm việc nhà; Học cầm búa đóng đinh; Học cách quản lý chi tiêu và thời gian; Học cách học giỏi bớt đi….là những chia sẻ của Hoàng Thu Trang – một du học sinh Mỹ nay đã hoàn tất việc học và đang làm việc tại Amazon (Mỹ).
Những thứ cần chuẩn bị
Xem bóng rổ và bóng bầu dục Mỹ:Bạn muốn thực sự hòa nhập với văn hóa Mỹ thì conversation about thể thao bao giờ cũng đứng đầu “chuỗi thức ăn.” Cho nên xem cho thích thì thôi.
Bệnh lớn nhất của tất cả mọi người trên thế giới là “tò mò.” Các bạn Mỹ cũng rất “tò mò” biết về những văn hóa kì lạ ở những vùng đất mới. “Cải táng” ở Việt Nam chẳng hạn cũng là một trong những thứ không chỉ cần biết, nên biết mà phải biết để còn có chuyện để nói. Thêm vào đó, dân Việt Nam mình luôn bị chê là mù văn hóa nước nhà thành ra nói chuyện không có interesting. Cho nên dù là con người cấp tiến, học và biết những truyền thống văn hóa của Việt Nam (cả nét đẹp và nét xấu) sẽ tạo cho bạn “bản sắc” riêng, nhất là trên đất khách. Bạn có thể Mỹ hóa phong cách làm việc, đừng Mỹ hóa “bản sắc”.
Học thật nhiều về văn hóa Việt Nam, những câu chuyện có thể kể:
Học nấu ăn, làm việc nhà:Nào cái này, các bạn giai cũng nên học nhé. Lý do này, thi thoảng còn mời bạn sang nhà (các bạn Mỹ + quốc tế), ăn uống giao lưu. Sau này có nhờ giúp sang khuân đồ, chuyển nhà, hoặc hỗ trợ gì, sẽ không bị gượng. Ngoài ra, nấu ăn ngon, sẽ cảm giác bớt nhớ nhà. Nấu ăn hàng ngày sẽ cảm thấy cuộc sống đàng hoàng hơn. Như thế sẽ tự tin hơn xách mông đến lớp. Về dọn nhà , rửa bát, có bạn kêu học bận quá không có thời gian dọn, kỳ thực mình thấy cái này là do các bạn không quản lý được thời gian. Tuần một lần lau nhà, 7 lần rửa bát, không có gì không dọn được cả. Hơn nữa việc bố trí 1 tuần kín lịch sẽ có hiệu quả như sau: Bạn chậm một việc thì chậm tất cả mọi việc nên túm lại tự nhiên bạn sẽ học được cách quản lý thời gian hợp lý.
Học cầm búa đóng đinh, cầm tuốc nơ vít vặn ốc:Đến lượt các gái đây. Có người nói với tớ, sang đây đến một kỳ mới có đệm nằm. Nói thật với các bạn, cuộc sống khổ sở, không đàng hoàng thì học hành cũng không tốt lại càng không tự tin nói chuyện với các bạn ở trường. Nếu biết tự đóng tự sửa thì thực ra full house với Mỹ cũng rẻ. Đệm mua hết 120USD, chăn ga gối đệm đồ mềm mất 50USD, bàn ghế giường tủ thì đi xin dần hoặc đi nhặt rác đóng lại. Túm lại muốn full house trong vòng 2 tuần đầu có thể collect được hết đồ, mất max là 350USD. Mua đồ thiết yếu kiểu giấy vệ sinh, thùng rác, đồ giặt chắc hết 150USD nữa là hết cỡ. Có một căn nhà tử tế rồi, tinh thần học hành sẽ lên cao. Ngoài ra có thể mời bạn bè về ăn uống, networking luôn. Nhất cử lưỡng tiện
Học cách quản lý chi tiêu và thời gian: Nếu tự nấu ăn nấu uống, tiêu khéo thì 1 đứa ăn như trâu như tớ một tuần hết khoảng $20 - $30. Tiền điện thoại 1 tháng hết $44 (cả thuế). Thêm tiền networking chắc cao nhất $150 (kiểu cuối tuần đi ăn hàng với bạn, đi uống bia.) Ngoài ra thì chả tiêu cái gì hơn, nhưng nhiều bạn kêu thiếu lắm á. Nếu bạn đi chợ mà cứ mua đồ chế biến sẵn nhiều thì tiện ăn nhưng lại đắt hơn. Nếu quản lý được thời gian phân bổ để có thời gian dành cho nấu nướng thì rẻ hơn rất nhiều.
Học có cái mặt dày: Làm ơn đi, sang đây thì mình giống nhà quê lên tỉnh ngơ ngơ. Tốt nhất là cái gì cũng hỏi, động cái hỏi, mấy bé Mỹ nhiệt tìn lắm, trả lời hết. Đặc biệt, những cái liên quan đến sarcasm của bọn Mỹ kiểu gì mình cũng cười chậm hơn bọn nó 1 tiếng đồng hồ. Nên đợi chúng nó cười xong thì vác mặt dày hỏi “chúng mày cười gì?” Đừng có ngượng mà trốn ở nhà không nói chuyện với chúng nó. Thế là xong đấy. Sống Mỹ mà cứ co rúm lại.
Học cách học giỏi bớt đi:Học ít thôi. Ờ thì nhiều bạn học giỏi 4.00 GPA, hoành tráng. Các bạn giành khoảng 20h học mỗi ngày, mình dành khoảng 12h thôi. Còn lại mình phải nấu nướng, dọn dẹp, phải đi thể dục, phải đi uống bia với bạn bè và quan trọng là tìm các khóa thực tập sinh. Nhưng nhìn đi nhìn lại điểm mình vẫn 3.7 - 3.8, không có tệ.
Quan trọng của việc học là cùng 1 thời gian nhưng bạn làm được nhiều việc chứ không phải dồn 100% thời gian vào một thứ để thứ đó cực tốt, những thứ khác thì “...” không giải quyết vấn đề lắm. Làm mọi thứ thật hiệu quá, có thời gian biểu rõ ràng, giờ nào việc nấy cho từng tuần mới tăng hiệu quảvà sức khỏe lao động. Một việc nữa các bạn không để ý đó chính là: “Thực ra việc học là việc mà bạn nắm chắc là bạn làm tốt nhất. Dễ hơn networking, dễ hơn đi uống bia với đội Mỹ.” Ờ, thực ra thì các bạn hơi “hèn” nếu chỉ có học, vì các bạn chọn con đường “comfort zone” (vùng thuận tiện) thay vì “step out into the world" (bước ra thế giới). Vậy nên ý, nếu đến Mỹ rồi thì “học vừa vừa thôi”.
Học cách nhìn xa hơn: Bạn học để làm gì? Để được điểm cao? Sao tầm nhìn ngắn vậy. Tôi học để sau này làm ở tập đoàn A, vị trí CEO, lương tầm vài trăm triệu một tháng. Tôi học để sau này làm nhiều tiền rồi sẽ đi du lịch thế giới. Tôi học để làm Thủ tướng VN trong 20 năm tới. Nhìn xa như vậy, bạn sẽ thấy học không hẳn đã quá quan trọng. Điểm bạn cao vừa vừa, xây dựng mạng lưới rộng lớn, quan hệ nhiều. Cái việc mình cần vay tiền có người cho vay. Cần giới thiệu có người đứng ra giới thiệu là cái quan trọng hơn. Đi chơi nhìn tưởng không có mục đích vậy mà có đấy. Chơi cho vui cũng là một mục đích, hơn nữa bây giờ vui sau này biết đâu giúp được nhau cái gì. Con đường bạn đi rất dài, MBA chỉ 2 năm trong cuộc đời 70 - 100 năm của bạn.
Những thứ đồ cần mang theo
Đồ bếp: 5 cái bát (3 bát 2 đĩa sâu lòng), 3 cái đĩa để chén, 1 con dao Thụy Sỹ (cỡ lớn, chef knife), 1 bộ đũa (5 đôi), 1 cái thìa canh, 1 cái thìa con, 1 cái thớt, 1 cái chảo con, 1 cái nồi….đủ cho bản thân tuần đầu tiên. Còn lại mình mua thêm 2 bộ 4 đĩa lớn, 4 đĩa nhỏ, 4 cốc, 4 bát (rẻ lắm có $12/ bộ thôi.
Phòng ngủ:Mua có mỗi mắc áo thôi. Bàn là, cầu là nhỏ, chăn ga gối đệm mua bên này rẻ hơn nên đừng mang đi. Thường đến sẽ có người giúp mình mua đồ với settle down nên cần chịu khó liên hệ với các bạn bên trường từ trước khi sang.
Phòng tắm:Bàn chải với kem đánh răng, còn lại mua mới hết, nhớ mua thùng rác và túi rác. Mua 1 thùng rác có nắp cho nhà bếp và 1 thùng hở cho nhà vệ sinh. Chổi, cây lau nhà, xô 1, chậu 1, nước cọ vệ sinh, đồ tắm đều không cần phải mang.
Đồ ăn:Thèm thì mang ruốc, không thì mang đồ khô, mỳ miến các kiểu.
Đồ mặc:Đừng mang nhiều quá, vì bên này đồ đẹp nhiều và rẻ nhưng ít nhất phải có 2 bộ vests để còn mặc nhân các dịp đứng đắn. Nhớ mang nhiều tất và đồ trong.
Hoàng Thu Trang (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Quản lý Chuỗi Cung ứng)
- Tối 11/1, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện hiện đoạn video dài gần 3 phút ghi lại cảnh một nữ sinh đang học lớp 7 bị các bạn nữ cùng khối tham gia đánh hội đồng. Thông tin chia sẻ cho biết, đoạn video được quay tại Trường THCS Trần Phú (TP Huế).
Chứng kiến cảnh em H. bị đánh hội đồng là gần chục học sinh đứng ngoài cổ vũ, kích động. Ảnh cắt từ clip Đoạn video, một học sinh nữ bị các bạn lao vào đánh, đạp tới tấp. Vừa đánh, các học sinh nữ này vừa la hét, chửi mắng với những lời lẽ hết sức thô tục.
Trong khi đó, nạn nhân vừa khóc lóc, van xin vừa bị nhóm nữ sinh đạp ngã ra giữa sàn nhà và mất khả năng chống cự…
Mặc dù em H. đã bị ngã xuống sàn nhưng một nữ sinh vẫn nhân tâm dùng chân đạp vào người bạn. Ảnh cắt từ clip Sáng 12/1, cô Trương Thị Thái Hằng – Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú (TP Huế) xác nhận, đoạn video đang lan truyền trên mạng có nội dung ghi nhận việc các học sinh đánh nhau xảy ra trong khuôn viên trường vào ngày 28/12/2015.
Sự việc xảy ra vào ngày 28/12/2015, thời điểm vừa kết thúc thi học kỳ. Ngày hôm qua (11/1), nhà trường đã tiến hành họp hội đồng kỷ luật.
Vẫn theo cô Hằng, học sinh bị đánh tên Ng.T.H.H. (đang học lớp 7/1). Bốn học sinh tham gia đánh hội đồng và những học học sinh có mặt “cổ vũ” đều là học sinh các lớp thuộc khối 7.
Theo cô Hằng, vì em H. nói xấu bạn với “người yêu của bạn” nên bị đánh Trường THCS Trần Phú, nơi xảy ra vụ việc. Cô Hằng cho biết, sự việc xảy ra khi buổi thi học kỳ 1 vừa kết thúc. Các thầy cô giáo đang thu bài thi tại phòng nên không nắm được sự việc. Chỉ đến khi có một số em học sinh chạy đến báo cho ban giám hiệu thì lãnh đạo trường mới biết và ngăn chặn sự việc.
Hiện, nhà trường đã mời các học sinh tham gia vụ việc, phụ huynh của các em đến tham dự buổi họp hội đồng kỷ luật.
“Quan điểm của lãnh đạo trường là sẽ xử lý nghiêm vụ việc để răn đe, làm gương cho những học sinh khác” – cô Hằng nói. Cũng tại buổi họp, đại diện phụ huynh của em H. đã có lời xin giảm tội cho những em học sinh tham gia đánh con mình. Nhóm 4 nữ học sinh tham gia đánh em H. đã ăn năn, xin lỗi nên trường sẽ xem xét để đưa ra mức kỷ luật hợp lý trong thời gian tới.
Sau khi xảy ra sự việc, em H. vẫn đến lớp bình thường.
- Quang Thành
1. Phí ngân hàng
Những người giàu có và thành công hiểu về tiền bạc rõ đến mức họ không bao giờ để phí những đồng tiền quý giá của mình vào những thứ mà họ có thể tránh được.
Giống như nhiều doanh nghiệp khác, ngân hàng thu phí các dịch vụ của họ, ví dụ như phí bảo trì hàng tháng, hàng năm. Người giàu tránh được những khoản phí này bằng cách chơi đúng luật. Ví dụ, dịch vụ kiểm tra cơ bản của Ngân hàng Mỹ thu phí 12 đô/ tháng, nhưng bạn có thể tiết kiệm chi phí này nếu đáp ứng một trong số các yêu cầu: duy trì số dư ít nhất 1,500 đô hoặc gửi tiền trực tiếp.
2. Lãi suất thẻ tín dụng
David Henderson – nhà kế hoạch tài chính của công ty Client One Securities cho rằng khi thẻ tín dụng của bạn đã ở mức báo động, bạn cần cố gắng sống ở mức thấp hơn thu nhập của mình. “Nếu bạn có thể tự tập luyện thường xuyên và có hệ thống việc gạt bỏ tiền ra khỏi cuộc sống vì tương lai của mình, thì bạn có thể gây dựng sự giàu có một cách ổn định và không cần phải phụ thuộc vào thẻ tín dụng hay các khoản nợ không khấu trừ khác”. Đó chính là cách sống như người giàu.
3. Các gói bảo hành mở rộng
Khi bạn mua một chiếc tivi màn hình phẳng, bạn có thể được hỏi “Bạn có muốn mua thêm gói bảo hành không?” Một người tiêu dùng thông minh nên trả lời đơn giản là “không”. Những gói bảo hành mở rộng sẽ làm bạn cháy túi, trong khi tiền sẽ chỉ đổ về túi các ông chủ doanh nghiệp mà thôi.
Theo một nghiên cứu của tờ US News, các gói bảo hành mở rộng thường đi kèm rất nhiều điều khoản, vì vậy nếu lần sau nhân viên bán hàng đang cố bán cho bạn một gói bảo hành này, hãy tìm cách kết thúc cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt.
4. Xổ số
Nếu bạn thực sự muốn giàu có, đừng chơi xổ số. Đây là cách chắc chắn đốt tiền của bạn rất nhanh. Cơ hội để thắng xổ số Powerball là 1 trên 175 triệu. Tỷ lệ cược này không có lợi cho bạn chút nào.
Hãy làm một phép tính. Một chiếc vé Powerball giá 2 đô – không nhiều, nhưng nếu bạn chơi 2 lần mỗi tuần trong vòng 1 năm và mỗi lần bạn mua 2 vé, bạn sẽ mất 400 đô mỗi năm. Đừng lãng phí những đồng tiền mồ hôi nước mắt như vậy. Hãy để dành số tiền đó cho giai đoạn nghỉ hưu.
Cũng theo các nghiên cứu, tỷ lệ rơi máy bay còn cao gấp 17 lần tỷ lệ trúng xổ số. Henderson cho biết người giàu thường có những lựa chọn logic hơn và “đầu tư tiền của họ vào chỗ khác”.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy người có thu nhập thấp chơi xổ số nhiều hơn người có thu nhập cao. Người có thu nhập cao thường chỉ chơi khi giải thưởng Powerball đạt con số rất lớn và thu hút sự chú ý của truyền thông” – Henderson nói.
5. Các món đồ ngẫu hứng
Bạn đã từng vào trung tâm mua sắm với ý định chỉ mua một thứ gì đó nhưng rồi lại đi ra với một đống đồ chưa? Người thành công là những người lên kế hoạch tốt. Họ kiểm soát cảm xúc của mình để tránh sa đà vào những thứ không lên kế hoạch từ trước.
Để tránh tình trạng này, hãy sử dụng tiền mặt khi mua sắm và chỉ mang đúng số tiền dự kiến dùng để mua món đồ đã lên kế hoạch.
6. Tài khoản tiết kiệm lãi suất thấp
Bạn muốn gửi tiết kiệm vì nó an toàn? Nhưng bạn có muốn lãi suất cao hơn không? Nếu câu trả lời là “có” cho cả hai câu hỏi thì có lẽ bạn cần thay đổi chiến dịch tiết kiệm.
Gửi tiết kiệm thông thường không thể đẻ ra nhiều lãi suất. Theo dữ liệu của GOBankingRates, mức lãi suất tiết kiệm trung bình là 0,18% - trái ngược hoàn toàn với mức mà bạn có thể mong đợi từ tài khoản tiết kiệm lãi suất cao.
Hãy tìm những kiểu ngân hàng lãi suất cao bằng cách nhìn rộng hơn ngoài những ngân hàng truyền thống. Những ngân hàng chỉ hoạt động “online” thường đề nghị mức lãi suất cao nhất vì họ không phải trả chi phí mặt bằng hoặc phải trả ít hơn nhiều.
7. Mua hàng hiệu
Bạn có thể nhìn thấy nhiều món hàng hiệu trên thảm đỏ, nhưng những người giàu nhất lại không chọn hàng hiệu cho tất cả các món đồ của mình. “Người giàu so sánh giá cả và hiểu tầm quan trọng của cả chất lượng và chi phí. Họ có thể mua một món đồ rẻ hơn hoặc mua một món chất lượng cao hơn từ một cửa hàng rẻ hơn để sử dụng ngân sách của mình một cách khôn ngoan nhất”.
Vì thế, nếu lần sau khi bạn muốn mua một chiếc quần jean 200 đô, hãy dừng lại tự hỏi xem sự đầu tư này có xứng đáng không, hoặc một chiếc quần jean 30 đô liệu có hợp lý hơn không?
- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
Xem thêm:
5 thói quen thanh đạm của những người giàu nhất thế giới" alt="7 thứ người giàu không bao giờ chi tiền" /> - Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GDĐT) chủ trì tổ chức sự kiện Ngày hội Giáo dục Đại học Quốc tế tại Việt Nam năm 2016 (IHED Vietnam 2016) vào ngày 5/3 tại khách sạn Pullman, Hà Nội và ngày 6/3 tại khách sạn Pullman Saigon Centre, TP.HCM.Sự kiện này nhằm mục tiêu hỗ trợ học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo quốc tế Việt Nam tiếp xúc, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội học bổng cũng như cơ hội hợp tác với các trường đại học có uy tín, chất lượng, thứ hạng cao trên thế giới.
Tại sự kiện sẽ diễn ra Triển lãm Giáo dục với các hoạt động gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện tuyển sinh, đại diện các khoa của hơn 50 trường đại học nước ngoài; Phổ biến thông tin chương trình học bổng từ các trường ở các trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ; Hỗ trợ nộp hồ sơ trực tiếp, xin thư mời học tại chỗ.
Nhóm hoạt động thứ hai đồng thời diễn ra là Hội thảo Giáo dục cung cấp thông tin các chương trình học bổng ngân sách Nhà nước của Chính phủ Việt Nam và học bổng của các Chính phủ nước ngoài (Anh, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Canađa, Hà Lan, Ý…); Hướng dẫn về các thủ tục đăng ký học bổng; Hỗ trợ thông tin về thủ tục tìm trường, xin thư nhập học, cách thức liên hệ giáo sư và xây dựng đề cương nghiên cứu; Giới thiệu thông tin, hoạt động về chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam.
Trong số các trường đại học tham dự IHED Vietnam 2016 có thể kể đến trường: ĐH East Anglia, ĐH Queen tại Belfast, ĐH Hull, ĐH Liverpool John Moores (Vương quốc Anh); ĐH Western Australia, ĐH Sydney, ĐH New South Wales, ĐH RMIT, ĐH James Cook, ĐH Công nghệ Sydney – UTS, ĐH Edith Cowan (Úc); ĐH Trinity Dublin - TCD, ĐH Cork, ĐH Dublin-UCD (Ai-len); Viện Công nghệ Hoàng gia KTH (Thụy Điển); ĐH Auckland, ĐH Waikato (New Zealand), ĐH Saskatchewan, ĐH Regina (Canada); ĐH Kanazawa (Nhật Bản); ĐH Hanyang (Hàn Quốc)…
Phương Chi
" alt="Hơn 50 trường đại học nước ngoài cung cấp thông tin học bổng" />Rồi Hương tìm được một giải pháp tối ưu: Trao điện thoại vào tay con. Ngồi ngắm đứa trẻ lên 3 nói chuyện với bố, Hương thấy như mình vừa có một phát minh vĩ đại vậy. Cũng chỉ mấy câu "Bố ăn cơm chưa, bao giờ bố về?" mà hai bố con nói đến nửa tiếng đồng hồ không thấy chán. Dần dà, Hương giao phó các "thủ tục" này cho con.
Ảnh minh họa: Feng Chồng gọi về thì con trai tiếp chuyện bố. Lúc cần hỏi han cho "phải phép", Hương lại bấm số điện thoại, rồi ấn vào tay con: "Bố đấy, con nói chuyện với bố đi".
Rồi Hương có một chuyến xa nhà trong 3 ngày. Lâu lắm mới không bị trói buộc bởi những kỷ luật thép trong gia đình, Hương thấy tâm hồn thư thái kỳ lạ. Thậm chí, cô còn ngạc nhiên khi không nhớ nhà như vẫn hình dung.
Mãi đến 9h tối, sực nghĩ đây là giờ nhắc con đánh răng, lên giường ngủ, Hương mới bấm số máy của chồng. "A lô, mẹ à, sao mẹ đi lâu thế, mẹ không nhớ con à?', giọng cu Tí như sắp khóc. Tự dưng lòng Hương chùng xuống. Đúng là Hương đã suýt quên có một cậu bé 3 tuổi đang phụng phịu vì nhớ mẹ.
Những ngày còn lại trong chuyến xa nhà tự dưng dài lê thê. Sáng, trưa, chiều, tối, Hương đều muốn "a lô" để chắc chắn rằng mọi việc ở nhà vẫn ổn. Theo lời cu Tí, chồng Hương là một người đảm đang hiếm có. Hai bố con không phải ăn mì tôm hôm nào, tối đánh răng, đi ngủ đúng giờ.
Mục kể chuyện cổ tích vẫn được duy trì hàng đêm. Hương nghe con kể bi bô, vừa vui, vừa cảm giác ghen tị. Mọi việc hơi rối một tí, có khi Hương lại thấy thỏa mãn hơn. Dường như có hay không có cô thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bố con cu Tí.
Chồng Hương tuyệt nhiên không nghe điện thoại. Cũng giống như cách Hương đã làm khi anh đi xa, mọi "thủ tục hành chính" đều giao phó vào tài líu lo của cậu bé 3 tuổi. Hương không thể hình dung được anh đang làm gì lúc con nói chuyện với mẹ.
Chống tay vào cằm, tủm tỉm cười, thỉnh thoảng nhắc nhở con một vài câu, hay lạnh lùng dán mắt vào máy tính, ngồi chơi trò xếp kim cương? Anh đã phát chán khi nhìn thấy tên vợ trên điện thoại rồi chăng, tại sao anh không nói với Hương một vài lời? Tự dưng lòng Hương như có lửa đốt.
Cô gọi về điện thoại bàn. Không có số hiện lên, cầu mong người nhấc máy là anh. Vài giây sau, Hương hơi bối rối khi nghe được giọng "a lô" trầm ấm có phần khách sáo của chồng. "Dạ, em là nhân viên điều tra tâm lý học. Cho em gặp người không thèm nghe điện thoại của vợ để hỏi cảm giác của họ mỗi lần được sống tự do…".
Có tiếng cười khùng khục phát ra từ đầu dây bên kia. Chồng Hương đã nhận ra vợ mình. Khi Hương chất vấn tại sao không thèm gọi điện thoại cho vợ, dù chỉ một câu, anh bảo: "Cũng muốn than khóc một tí với vợ, nhưng thấy vợ dạo này không thích tiếp chuyện chồng nên cố nhịn. Mà nhịn mãi thành quen", rồi lại tiếp tục cười.
Nghe chồng đùa, Hương nhẹ cả lòng. Ít ra thì "hắn" cũng không đến nỗi lạnh lùng, "hắn" vẫn muốn tiếp chuyện mình. Chỉ tại mình tạo cho "hắn" thói quen lảng tránh điện thoại mà thôi. Rồi đây, Hương sẽ lại phải thay đổi các "thủ tục" trong nhà mình. Không thể phó thác hoàn toàn trọng trách nghe điện thoại cho con được.
Xa nhà, Hương mới hiểu thế nào là sự cần thiết của từ "a lô".
Theo Phụ nữ Việt Nam
Người phụ nữ vì con quay lại với chồng cũ, chỉ 1 ngày sau lại bị bạo hành
Sau 8 năm dài chịu đựng người chồng gia trưởng, bạo lực, 8X xinh đẹp quyết định ly thân. Nhưng vì thương con, để con có đủ ba mẹ, cô cố gắng quay lại chung sống cùng chồng. Tuy nhiên, chỉ 1 ngày sau đó, cô lại bị chồng bạo hành." alt="Công tác xa nhà, gọi điện thoại chồng không nghe, vợ phát hiện sự thật gây sốc" />- Hệ thống giáo dục của Đức tạo ra sự phân luồng học sinh dựa theo khả năng cánhân. Học sinh vào cấp một (Grundschule) khi lên 6 tuổi. Học xong lớp 4 học sinhđược chia theo năng lực và sở thích để vào học trong các loại hình truờng khácnhau. Bài viết dưới đây nhằm giới thiệu và phân tích một số mô hình giáo dục ởbậc học sau THCS.
Phân luồng theo khả năng học sinh từ tiểu học
Hệ thống giáo dục của Đức tạo ra sự phân luồng học sinh dựa theo khả năng cánhân. Học sinh vào cấp một (Grundschule)khi lên 6 tuổi. Học xong lớp 4học sinh được chia theo năng lực và sở thích để vào học trong các loại hìnhtruờng khác nhau.
Giáo viên của trường tiểu học thường khuyên học sinh của mình vào học trongmột loại hình trường nào đó dựa theo những tiêu chí về thành tích học tập, tiềmnăng, và đặc điểm nhân cách như khả năng làm việc độc lập, tự tin. Tuy nhiên,cha mẹ học sinh vẫn là người ra quyết định cuối cùng về việc cho con của họ họctrong trường nào. Một số phụ huynh có thể không theo những khuyến cáo của giáoviên vì họ tin rằng học ở bậc học cao hơn con của họ có nhiều cơ hội thăng tiếnhơn.
Hình ảnh mình họa Trong hầu hết các tiểu bang, học sinh vào học trong các trường THCS với nhữngloại hình sau:
+ Hauptschule (từ lớp 5 tới lớp 9)dẫn tới chứng chỉ tốt nghiệpHauptschule và sau đó vào học bán thời gian (part-time) trong các trường nghềkết hợp với việc rèn nghề tới khi 18 tuổi. Những nghề được dạy là Kinh tế giađình; May; Thủ công; Cơ khí; Sử dụng máy tính; Vẽ kĩ thuật. Những chương trìnhnày được thiết kế giúp học sinh phát hiện ra những điểm mạnh của họ và chuẩn bịcho con đường nghề nghiệp sau này.
+ Realschule (từ lớp 5 tới lớp 10)dẫn tới chứng chỉ tốt nghiệpRealschule và sau đó theo học kiểu part-time trong các trường nghề, trường caođẳng nghề (higher vocational school) hoặc tiếp tục học trong một trườngGymnasium.
+ Gymnasium (từ lớp 5 tới lớp 13) dẫn tới Abitur (kì thi tốt nghiệpvà chứng nhận tốt nghiệp, bao gồm 4 học kì và 4 bài thi tốt nghiệp cuối khoá) vàchuẩn bị cho học sinh vào học ĐH.
Học sinh học trong những trường Hauptschule thường là những học sinh có thànhtích học tập thấp và học những môn học rất cơ bản của trường Realschule vàtrường Gymnasium với tốc độ chậm. Những môn học phụ trong trường Hauptschulemang tính định hướng nghề.
Vào khoảng một phần tư học sinh có độ tuổi 14 học trong các trường này theosố liệu thống kê trong nhiều năm học.
Lớp 8 học sinh có thể đi theo ba hướng tới lớp 10
Học sinh trong những trường Realschule học các môn văn hoá và thực hành nhưngnhấn mạnh đến giáo dục văn hoá. Khoảng 24 - 26% học sinh ở độ tuổi 14 vào họctrong những trường này. Sau khi hoàn tất việc học tập ở hai loại hình trường họctrên, học sinh có thể vào học các môn văn hoá trong trường Berufsschule theokiểu part-time và phối hợp với việc rèn nghề. Tốt nghiệp chương trình rèn nghềhọc sinh được cấp một chứng chỉ nghề nào đó. Ở lớp 8 học sinh có thể đi theo bahướng tới lớp 10. Những hướng này là: các khoa học tự nhiên, kinh doanh, và nhânvăn.
Mỗi hướng có thể có các nhánh khác nhau. Ví dụ, nhánh toán học tập trung chủyếu vào toán và vẽ kĩ thuật. Nhánh thương mại tập trung vào thương mại và kếtoán. Nhánh nhân văn tập trung vào các môn giáo dục nghệ thuật và khoa học xãhội. Mặc dầu tất cả các học sinh thuộc loại hình trường này đều phải học toán vàkhoa học tới lớp 10 nhưng vẫn có thể bị phân chia theo khả năng. Những học sinhmuốn theo các hướng khoa học tự nhiên và kinh doanh cần học nhiều về toán nângcao hơn học sinh theo hướng giáo dục nhân văn.
Học sinh học trong những trường thuộc Gymnasium với các môn văn hoá và thườngdẫn tới học ở các ĐH. Học sinh học tại các trường này có thể đi theo ba hướng:ngôn ngữ cổ điển, ngôn ngữ hiện đại và khoa học tự nhiên- toán. Một biến thểkhác của loại hình trường Gymnasium truyền thống này là Berufliches gymnasium ởđó dạy những môn học mang tính chuyên môn như kinh tế học, khoa học công nghệ cộng thêm với những môn học văn hoá cốt lõi.
Ở lớp 11 và lớp 12 những môn học bắt buộc gồm: Ngôn ngữ, văn học, nghệthuật (nhóm I); Khoa học xã hội (nhóm II); Toán, khoa học và công nghệ (nhómIII); Tôn giáo (nhóm IV); Giáo dục thể chất (V). Trong những lĩnh vực này,CTĐT được chia ra làm hai mức: mức căn bản và mức nâng cao. Điều này cho phép sựđịnh hướng chuyên ngành sớm mà không mất đi những lợi ích của giáo dục phổ thông(general education).
Sự khác nhau giữa các chương trình căn bản và nâng cao
Số tiết học trong một tuần (3 tiết đối với chương trình căn bản, 5 đến 6 tiếtđối với chương trình nâng cao); Mức độ phức tạp của nội dung môn học; Mức yêucầu học sinh lĩnh hội được nội dung môn học và khả năng học sinh làm việc độclập.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục Đức là hệ thống đào tạo kép. Hệ thốngđào tạo này có từ rất lâu ở Đức. Tuy nhiên, một phần của hệ thống đào tạo képdựa trên trường học bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ 16 và 17. Những trường này dầndần chuyển thành những trường giáo dục thường xuyên phổ thông và thương mại sauđó được cấu trúc lại tương ứng với các nghề cho đến tận đầu thế kỉ 20.
Những trường nghề là một trụ cột của hệ thống đào tạo kép ở Đức. Sở dĩ đượcgọi là hệ thống kép là bởi vì giáo dục nghề nghiệp (vocational education) đượctiến hành đồng thời bởi nhà trường và đào tạo nghề (occupational training) bởingười sử dụng lao động.
Hiện tại, để có thể tham gia trong các khoá đào tạo kép, người học phải tốtnghiệp ở một trong hai loại hình đào tạo ở bậc trung học cơ sở Hauptschule vàRealschule hoặc tốt nghiệp ở Gymnasium. Mọi người muốn chuẩn bị cho mình mộtnghề được ghi trong Luật đào tạo nghề nghiệp cần tham gia hệ thống giáo dục kép.Mỗi năm, khoảng 600.000 thanh niên tham gia chương trình đào tạo trong hệ thốngkép trong số đó có 2/3 là những người hoàn thành giáo dục bắt buộc (tốt nghiệpTHCS). Những học sinh tham gia chương trình này thường học theo kiểu part-time 1đến 2 ngày một tuần tại các trường nghề và được đào tạo thực hành trong thờigian còn lại của một tuần. Thời gian đào tạo các chương trình nghề biến độngtrong khoảng giữa 2 đến 3 năm và phải thi tốt nghiệp trước khi ra trường.
Điều đáng quan tâm là một loại hình trường Berufsschule tương tự như trunghọc nghề của ta trước kia nhưng có điểm khác là việc rèn nghề được tiến hành cảở ngoài các doanh nghiệp nữa. Loại trường này có nhiệm vụ cung cấp cả các chươngtrình giáo dục nghề nghiệp và giáo dục văn hoá phổ thông gắn với đòi hỏi củanhững nghề chuyên môn và thị trường việc làm. Những chương trình đào tạo ởtrường này nói chung đều chia ra hai trình độ: cơ bản và chuyên môn.
Học sinh học trong các trường này có thể có cả những người đã có chứng nhậntốt nghiệp Abitur vì vậy giáo viên thường gặp những khó khăn trong việc dạy họcsinh có trình độ, khả năng và động cơ học tập khác nhau.
Nội dung và tiêu chuẩn của chương trình đào tạo do uỷ ban chương trình đàotạo (CTĐT) quyết định thông qua việc bỏ phiếu kín. Hướng dẫn CTĐT được hiệuchỉnh hàng năm. Giáo viên dựa theo hướng dẫn để xây dựng bài giảng. Giáo viên cóthể không sử dụng những sách giáo khoa mà họ cho rằng quá cũ và thường sử dụngnhững ví dụ cụ thể và tài liệu có những thông tin mới nhất. Giáo viên không đượcphép thay đổi CTĐT - vì CTĐT gắn chặt với những kì thi tốt nghiệp mà 70% trongsố các bài thi thiết kế theo kiểu thi trắc nghiệm đa phương án trả lời.
Những đặc điểm chính của giáo dục của Đức
Việc đào tạo nghề tại các công ty dựa trên hợp đồng theo luật dân sự được kíkết bởi công ty và người học. Hợp đồng được kí kết sẽ bao hàm tất cả các mặt củađào tạo nghề như mục đích, thời gian đào tạo, tiền lương, nghĩa vụ và tráchnhiệm của thầy và trò.
Tóm lại, hệ thống giáo dục của Đức cho thấy những đặc diểm chính sau:
+ Sự phân luồng dựa theo thành tích học tập và khả năng của học sinh diễn ratừ rất sớm. Vai trò của giáo viên và của gia đình rất quan trọng trong việc địnhhướng cho học sinh đi theo những mạch đường học tập và phát triển sự nghiệp khácnhau. Ngoài ra, việc vào học ở một trong ba loại hình trường như đã nêu trêncòn phụ thuộc cả vào điều kiện kinh tế và trình độ văn hoá của cha mẹ học sinh.Học sinh trong các trường Hauptschule được dạy kiến thức phổ thông và đào tạotheo hướng thực hành sau đó tiếp tục học trong những trường nghề sau khi họcxong lớp 9. Trong khi đó, ở trường Realschule học sinh được học các môn văn hoáphổ thông nâng cao nhưng không mất đi khả năng để hoàn tất chương trình và vàohọc trong trường nghề sau lớp 10. Gymnasium giáo dục học sinh nặng về lý thuyếtvà phát triển theo hướng hàn lâm hướng tới học ĐH.
+ Chương trình đào tạo ở mỗi bậc học lại chia ra làm một số nhánh nhỏ kiểuchuyên ban từ rất sớm để làm phù hợp tối đa năng lực của người học. Những mônvăn hoá liên kết chặt chẽ với định hướng chuyên môn sau này.
+ Sự liên thông trong các loại hình trường học được thực hiện linh hoạt giúpcho người học chọn đúng trường phù hợp với năng lực bản thân.
+ Hiện tại những trường nghề và trường Berufsschule găp phải khó khăn tuyểnsinh do ngày càng có nhiều học sinh muốn vào học trong các ĐH. Đặc biệt đối với khu vực đông Đức, vào học trong các trường Gymnasium là một nguyện vọng lớn nhấtcủa học sinh.
Nhìn chung, giáo dục trung học phổ thông trên thế giới tồn tại những mô hình sau đây để phân luồng học sinh sau THCS:
+ THPT định hướng theo hướng hàn lâm – chuẩn bị cho học sinh tốt nghiệp THPT để vào các viện ĐH 4 năm hoặc vào các ĐH.
+ THPT cả theo hướng hàn lâm và hướng nghề.
+ THPT theo hướng nghề.
Ngoài ra, đối với những học sinh bỏ học giữa chừng ở THCS, hay THPT hoặc những người lao động thiếu kỹ năng, các quốc gia đều có chương trình đào tạo kỹ năng (các khóa ngắn hạn) cho người lao động thông qua sự két hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp.- Hoàng Ngọc Vinh
XEM THÊM:
>> Cảnh báo tránh "vết xe đổ" phân luồng giáo dục" alt="Giáo dục phổ thông ở Đức: Phân luồng từ khi 6 tuổi" />
- ·Kèo vàng bóng đá Bayern Munich vs Inter Milan, 02h00 ngày 9/4: Tin vào Nerazzurri
- ·Apple ‘đại tu’ MacBook Air
- ·“Thank you Việt Nam by VinaPhone”
- ·Cương quyết chạy theo tiếng gọi của tình yêu, giờ hôn nhân của tôi bên vực thẳm
- ·Siêu máy tính dự đoán Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4
- ·Internet Explorer nói lời tạm biệt với người dùng sau 27 năm phục vụ
- ·Đưa 100% sản phẩm OCOP Yên Bái lên sàn thương mại điện tử trong tháng 6/2022
- ·Trang điểm lộng lẫy, tay xách túi đồ ăn thừa ở khách sạn về có kém sang
- ·Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Los Angeles Galaxy, 08h00 ngày 9/4: Tiễn khách rời giải
- ·Giáo sư bỏ việc sau khi bị phát giác đóng phim người lớn
- Chiều tối 3/2, Bộ GD-ĐT chính thức công bố thi THPT quốc gia 2016 và tuyển sinh ĐH-CĐ 2016.
Giữ nguyên thời gian thi, số môn thi, cơ cấuđề thi
Thí sinh trong kỳ thi THPTQG 2015 tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. (Ảnh: LAD). Tùy điều kiện thực tế, địa phương có thể chỉ tổchức cụm thi ĐH.
Mỗi thísinh có 1 giấy chứng nhận kết quả thi
Đăng ký tuyển sinh ĐH-CĐ trực tuyến và qua bưuđiện
Trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng ĐKXT;
" alt="Công bố phương án thi THPT quốc gia 2016" />Poster “Cây no đủ” của Phạm Thị Minh Khuê - HS trường PTLC Vinschool đã đạt giải Nhì Thế giới của Cuộc thi sáng tác Poster hưởng ứng ngày Lương thực thế giới của Tổ chức FAO
Với ý nghĩa “tình đoàn kết không biên giới” vì một tương lai tốt đẹp hơn cộng thêm cách tạo hình ấn tượng, tấm poster “Cây no đủ” của tác giả đến từ Việt Nam, Phạm Thị Minh Khuê, học sinh lớp 8 Trường Trung học Vinschool đã đạt giải Nhì thế giới lứa tuổi 13 - 17 cuộc thi Sáng tác poster với chủ đề “An sinh xã hội: Phá vỡ vòng xoáy đói nghèo” năm 2015 của FAO.
Chia sẻ về ý nghĩa bức poster của mình trong buổi gặp gỡ với đại diện Tổ chức Nông lương thế giới tại Việt Nam, Minh Khuê cho biết: Xã hội, thế giới giống như một cái cây lớn mà trong đó mỗi con người, mỗi đất nước đều là một bộ phận. Nếu mọi người cùng cố gắng và chia sẻ với nhau thì cây mới tươi xanh và tỏa bóng mát. Cây no đủ là khi mọi người cùng san sẻ thức ăn, niềm vui để tất cả được sống hạnh phúc, ấm no.”
Trưởng Đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam, ông JongHa Bae chia sẻ rất ấn tượng với bức poster của Minh Khuê Vẫn theo Minh Khuê, trong một thế giới đầy biến động, khi thực tế có đến 20 nghìn người chết đói hằng năm, cùng một phần không nhỏ dân số trong tình trạng tụt hậu, mù chữ. An sinh xã hội trở thành một vấn đề toàn cầu cần sự chung tay của các nước. Giới trẻ với tư cách là tương lai của thế giới luôn muốn được trao cơ hội để bày tỏ tiếng nói và góp phần tạo nên sự thay đổi vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đại diện Việt Nam đã thể hiện tinh thần sống có trách nhiệm với đất nước, ước mơ xây dựng một thế giới ấm no hơn của thế hệ trẻ và chinh phục Ban giám khảo của cuộc thi.
Là một học sinh giỏi toàn diện của Trường PTLC Vinschool, Minh Khuê cho biết, cảm hứng sáng tác bắt nguồn từ những thông tin về nạn đói, về xã hội trên báo chí, sách và từ những bài học trên lớp về cuộc sống.
“Em rất tự hào khi nhận được giải thưởng này. Qua bức tranh, em mong mọi người có thể cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn, không phân biệt giàu nghèo.” Minh Khuê xúc động nói.
Trường PTLC Vinschool đã phát động và tổ chức triển lãm để hưởng ứng cuộc thi sáng tác poster 2015 của FAO Để hưởng ứng cuộc thi, ngay từ đầu tháng 10, trường Trung học Vinschool đã phát động và tổ chức triển lãm các tác phẩm xuất sắc của học sinh Vinschool tham gia cuộc thi ý nghĩa này. Điều để lại nhiều cảm xúc hơn cả là trong các tranh vẽ tuy còn thơ ngây của các em đều ý thức lồng ghép đưa ra nhiều thông điệp, giải pháp, thể hiện kiến thức xã hội và tinh thần trách nhiệm.
“Tại Vinschool, thông qua nghệ thuật cũng như các môn học, chúng tôi khuyến khích học sinh tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa ý nghĩa, gắn liền với cuộc sống thực tế. Đây cũng là cách hướng các em quan tâm tới những vấn đề nóng của xã hội, gắn học đi đôi với hành và biến kiến thức học đường trở thành hành trang sống của một công dân tương lai có trách nhiệm, sống nhân văn”, PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Hiệu trưởng Trường Trung học Vinschool chia sẻ.
Với chủ đề “An sinh xã hội: Phá vỡ vòng xoáy đói nghèo”, năm nay cuộc thi đã nhận được hơn 2500 bài dự thi của giới trẻ toàn cầu. Các tác phẩm của cuộc thi đã thể hiện sâu sắc sự quan tâm của các bạn trẻ đối với một trong những vấn đề cốt lõi của xã hội hiện đại. 9 tác phẩm ở các lứa tuổi: 5-8, 9-12, 13-17 đã được chọn để trao 3 giải Nhất, 3 giải Nhì và 3 giải Ba toàn cầu.
Ông JongHa Bae, Trưởng đại diện của Tổ chức Nông lương thế giới FAO tại Việt Nam phát biểu:“Cuộc thi Sáng tác poster nhân ngày Lương thực thế giới dành cho học sinh phổ thông là một trong những hoạt động thường niên có quy mô toàn cầu của tổ chức Nông lương thế giới. Trong lịch sử 34 năm tổ chức, cuộc thi là cơ hội để giới trẻ thế giới thể hiện tài năng và sự sáng tạo để tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng đói nghèo tại đất nước mình.”
Minh Tuấn
" alt="Poster chống đói nghèo của HS Vinschool đạt giải nhì thế giới" />Kiểu A: Quyến rũ nhưng thực dụng
Những người có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ thường là những người quyến rũ, khiến người khác khó cưỡng lại. Họ cũng là kiểu người có thể nói chuyện với bản thân mình về bất cứ chủ đề nào. Ngoài ra, họ cũng là người hiếu thắng, giải quyết vấn đề tốt. Họ có xu hướng dễ đồng cảm với người khác, và thường trở thành nhà khoa học, kỹ sư, người lính, rất giỏi trong trò giải ô chữ.
Kiểu B: Tự tin và được việc
Những người có ngón đeo nhẫn ngắn hơn ngón trỏ là người tự tin, luôn muốn mọi việc phải được hoàn thành. Họ thích làm việc độc lập và tự mình hoàn thành mọi việc, nhưng không hẳn là người hướng nội. Họ có những mục tiêu đặt ra và không thích bị làm phiền. Họ đánh giá cao những gì mình có và khao khát có thêm những thứ khác.
Kiểu C: Yêu hòa bình
Kiểu C là kiểu người yêu hòa bình, luôn tránh xung đột. Những người có ngón trỏ và ngón đeo nhẫn dài bằng nhau có khả năng tổ chức tốt, chẳng muốn gì khác ngoài việc hòa hợp với tất cả mọi người. Họ cũng trung thành trong các mối quan hệ, tốt bụng và biết quan tâm người khác, nhưng hãy cẩn thận: họ là người dễ nổi nóng.
- Nguyễn Thảo(Theo Higher Perspectives)
Xem thêm:
Cách nắm tay tiết lộ tính cách của bạn" alt="Chiều dài ngón tay tiết lộ tính cách mỗi người" />
Ngày 27/1/2016, Vinschool đã ký kết thỏa thuận áp dụng sâu rộng giai đoạn 2 chương trình nổi tiếng “The Leader in Me” của Tổ chức giáo dục toàn cầu Franklin Covey.Bà Lê Mai Lan Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Vinschool và Ông Peter Kasic Phó chủ tịch Tổ chức Franklin Covey Toàn Cầu trong Lễ ký kết triển khai giai đoạn 2 chương trình The Leader in Me Với tinh thần tiên phong đổi mới giáo dục toàn diện, Vinschool là hệ thống giáo dục đầu tiên tại Việt Nam đưa Chương trình chuyển đổi tư duy “The Leader in Me - Lãnh đạo bản thân” vào triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống cho hàng nghìn học sinh từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông.
Ngay từ năm 2014, với cam kết đầu tư của Tập đoàn Vingroup, chương trình đã được áp dụng tại Vinschool, tập trung vào việc thay đổi cách thức quản lý giáo dục của Ban giám hiệu và cách tư duy dạy và học của các giáo viên.
Sau hơn một năm triển khai, Vinschool đã được công nhận là ngôi trường thực hành TliM khi học sinh toàn trường được học và rèn luyện 7 thói quen để trở thành người thành đạt, bao gồm sống chủ động, bắt đầu với mục tiêu, ưu tiên việc quan trọng, tư duy cùng thắng, hiểu rồi được hiểu, hợp lực và không ngừng rèn luyện bản thân.
Trong Mùa hè 2015, Trường học đã trở thành một thành phố VinCity với Sở cảnh sát, Văn phòng thị trưởng, Toà soạn báo, Ngân hàng… do học sinh tự vận hành. Tập trung xây dựng kĩ năng học tập cho học sinh
Nhà trường đã bước đầu xây dựng được nền tảng của lãnh đạo bản thân khi vận hành thành công các dự án đề cao vai trò chủ động của học sinh như: Phát triển văn hoá đọc; Ứng dụng sâu rộng bản đồ tư duy trong học tập; Xây dựng hồ sơ cá nhân cho từng học sinh; và đặc biệt là tổ chức các buổi họp phụ huynh 1:1 do chính học sinh chủ trì…
Hàng tháng những học sinh tiêu biểu được vinh danh trên bức tường lãnh đạo The Leader Wall Với những thành công đó, Vinschool tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của The Leader in Me, khẳng định quyết tâm triển khai sâu tinh thần “lãnh đạo bản thân” với trọng tâm là xây dựng các kỹ năng học tập cho học sinh trong thế kỳ 21.
“Chúng tôi mong rằng việc tập trung nỗ lực xây dựng mô hình Trường học lãnh đạo bản thân tại Vinschool sẽ trở thành nguồn cảm hứng để góp phần lan tỏa và hình thành nhiều hơn nữa những ngôi trường thực sự mang tinh thần lấy học sinh làm trọng tâm tại Việt Nam.” Bà Phan Hà Thủy, Tổng Hiệu trưởng Hệ thống giáo dục Vinschool chia sẻ.
Bà Phan Hà Thuỷ, Tổng Hiệu trưởng Hệ thống giáo dục Vinschool hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều ngôi trường “lãnh đạo bản thân”, lấy học sinh làm trọng tâm tại Việt Nam Chương trình chuyển đổi tư duy “Lãnh đạo bản thân” (“The Leader in Me”- viết tắt là TLiM) là chương trình chuyển đổi tư duy của Tổ chức giáo dục toàn cầu Franklin Covey (Mỹ) được phát triển từ những năm 1999 và đạt được những thành tựu nổi tiếng thế giới về phát triển các khả năng tiềm tàng trong mỗi con người. Chương trình đã có mặt tại hơn 2.000 trường học trên toàn cầu và được đánh giá là “đòn bẩy” tạo nên những thay đổi đột phá trong học sinh.
Vinschoollà hệ thống giáo dục liên cấp từ bậc mầm non đến hết trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư, phát triển, có cơ sở tại các khu đô thị hiện đại của Vingroup trên toàn quốc. Hệ thống giáo dục Vinschool hiện đang thu hút hơn 10,000 học sinh theo học. Triết lý giáo dục “Uơm mầm tinh hoa” của Vinschool được hiện thực hóa bằng chương trình giáo dục toàn diện “5 trong 1”.
Học sinh Vinschool học chương trình bán trú và được giáo dục toàn diện về Văn hóa - Tiếng Anh - Thể chất - Nghệ thuật - Kỹ năng sống… ngay trong giờ chính khóa. Với tầm nhìn dài hạn và cam kết đầu tư vững chắc, Vinschool sẽ cung cấp một hệ thống giáo dục toàn diện, vươn tới khát vọng xây dựng thế hệ công dân tinh hoa, năng động, hội nhập phát triển và thành công trên nền tảng truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.
Minh Tuấn
" alt="Vinschool tiên phong xây mô hình trường học ‘Lãnh đạo bản thân’" />
- ·Nhận định, soi kèo Slavia Praha vs Sigma Olomouc, 23h00 ngày 8/4: Dễ dàng giành vé
- ·Hải Phòng thí điểm mỗi tuần 2 ngày chỉ tiếp nhận hồ sơ hành chính trực tuyến
- ·Sau khi 'cao tay' xử lý cô bồ của chồng, tôi nhận ra sự thật đau đớn
- ·Có cách cài nhạc chuông cho iphone bằng Zing mp3 không?
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Braga, 02h45 ngày 8/4: Lấy lại ngôi đầu
- ·Sự thật đằng sau việc Sheryl Sandberg từ bỏ Facebook
- ·Vé xem AFF Cup 2024: Bất ngờ giữa mức giá tại Việt Nam và Indonesia
- ·Công sở là nơi tôi tìm được những người chị em tốt nhất đời mình
- ·Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Newcastle, 2h00 ngày 8/4
- ·Sao Hàn 5/3: Vợ chồng Won Bin dính tin đồn thất thiệt