当前位置:首页 > Thời sự > Buýt nhanh BRT Hà Nội: Ba “sai bét” BRT Hà Nội?

Buýt nhanh BRT Hà Nội: Ba “sai bét” BRT Hà Nội?

2025-02-06 02:35:59 [Thể thao] 来源:NEWS

-Tuyến xe ô tô buýt nhanh-BRT đầu tiên: Kim Mã-Yên Nghĩa (ở Hà Nội),ýtnhanhBRTHàNộiBasaibétBRTHàNộbang xep hang bong da tbn dài 14,77km qua 21 nhà chờ. Đồng nghĩa với 21 điểm dừng xe (cho người đi đường lên, xuống BRT). BRT hoạt động từ 5h-22h/ngày, với tần suất trung bình 7,5 phút/1 chuyến xe dừng (đón trả khách) tại các nhà chờ.

Tính toán lý thuyết dự án rất hấp dẫn của Sở Giao thông vận tải địa phương: Đi BRT từ Kim Mã-Yên Nghĩa (14,77km) chỉ mất khoảng 35 phút. Song trên thực tế ngoài giờ cao điểm, cách đây không lâu (ngày 05/01/2017), người viết đi BRT biển kiểm soát 29B 148. 08 chuyển bánh lúc 10 h 10 phút từ Kim Mã, đến Yên Nghĩa lúc 10h 53 phút (mất 43 phút).

Đặc biệt, BRT không nhất thiết bắt buộc phải có làn đường riêng trên mặt đất như tramwai (tàu điện bánh sắt), hay trolleybus (tàu điện bánh lốp). Nói cách khác: Chẳng cần độc quyền 1 làn đường riêng, BRT vẫn có thể chạy được.

{ keywords}

Hàng ghế ngồi quay mặt về đuôi xe BRT, dễ làm hành khách say xe

Tuy nhiên ở các nước phát triển, họ có nhiều đường phố rộng từ 12 làn xe trở lên (mỗi chiều đi rộng 6 làn xe trở lên), với nhiều dải phân cách khác nhau, nên họ dành riêng 1 làn xe cho BRT và trở thành tiêu chuẩn đầu tư, khai thác loại hình phương tiện giao thông công cộng (BRT) của họ.

Trở lại điều kiện đường phố Hà Nội, từ Kim Mã-Yên Nghĩa hầu hết mỗi chiều đường đi chỉ vẻn vẹn 3 làn xe, đâu có rộng xông xênh, mà cũng học đòi “coi chân voi như cột đình”, để bắt chước nước ngoài dành riêng 1 làn đường phố rộng 3,5m cho BRT là “sai bét” thứ nhất.

Cụ thể, với tần suất trung bình 7,5 phút/1 chuyến xe BRT dừng tại các nhà chờ nêu trên, cũng có nghĩa làn đường dành riêng (cho BRT), cứ mỗi lần cách quãng lại vắng tanh 7,5 phút (xem trong ảnh 1). Trong khi đó, thật trớ trêu các làn đường bên cạch vào giờ cao điểm không đáp ứng được lưu lượng xe cộ đi lại. Dẫn đến hàng đoàn xe ô tô lớn nhỏ, cùng với hàng loạt mô tô, xe gắn máy… phải xếp hàng lưu hành “cà nhắc” dài dằng dặc. Và chỉ khi nào đường phố tắc hẳn-kẹt cứng xe cộ kéo dài thời gian, mới được “nống” sang làn xe BRT (theo điều khiển của lực lượng chức năng).

{ keywords}

Làn đường BRT vắng tanh, phung phí vô cùng

Hậu quả “tức nước vỡ bờ”, bất chấp lực lượng chức năng phạt nóng hay phạt nguội, vẫn có những người điều khiển xe ô tô hay xe mô tô 2 bánh cực chẳng đã, phải vi phạm-tự “chủ động nống” sang làn xe BRT (đang vắng tanh). Như vậy rõ ràng là phung phí vô cùng lòng-mặt đường (thuộc làn đường) xe BRT. Mặc dù mới đây, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã quan tâm, chỉ đạo cơ quan chức năng thí điểm cho xe ô tô buýt thường được chạy vào làn đường xe BRT (từ làn đường độc quyền BRT, sang nhị quyền: BRT+ buýt thường). Nhưng như thế cũng chỉ là 1 biện pháp “chữa cháy” chưa triệt để.

Đã thế lại có khá nhiều nhà chờ: Nguyễn Tuân, An Hưng, Mỗ Lao, Trung Văn, Văn Khê… vi phạm nguyên tắc tổ chức giao thông, vì tọa lạc quá gần phạm vi các giao lộ; khiến BRT dừng đón trả khách ngay sát các ngã tư có đèn tín hiệu, gây cản trở các phương tiện rẽ trái (vừa dừng xe để nhường đường cho BRT đi xong, lại gặp đèn đỏ-phải dừng xe tiếp), rất dễ xảy ra ùn tắc giao thông. Như vậy là “sai bét” thứ 2.

Còn “sai bét” thứ 3 là tuyến BRT này đi qua 2 cầu vượt “nửa vời”: Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương-Láng (chưa phải là nút giao thông không gian, khác mức hoàn chỉnh). Cho nên cấm mô tô, xe gắn máy trong giờ cao điểm-không được đi lên 2 cầu vượt, sớm muộn cũng sẽ dẫn đến hậu quả ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở các ngả đường phía dưới 2 cầu. Và chắc chắn sẽ ảnh hưởng lây lan ùn tắc cả 4 đầu cầu (mỗi cầu có 2 đầu). Đồng nghĩa với BRT sẽ không thể đi qua 2 cầu vượt (Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương-Láng) 1 cách “thông đồng bến giọt” trong giờ cao điểm. Mặc dù cơ quan chức năng chủ quan cho rằng có đèn tín hiệu “gọi BRT qua cầu”…

Ngoài ra việc lắp các hàng ghế ngồi (thường dành cho người cao tuổi, phụ nữ có thai…) quay mặt về phía đuôi xe ô tô BRT (xem trong ảnh 2) cũng bất cập-rất dễ làm cho hành khách say xe.

Từ câu chuyện BRT nêu trên, người viết có liên hệ: Điều kiện đường phố Hà Nội hiện tại vẫn đảm đương tất cả các loại xe ưu tiên lưu hành, được Luật Giao thông đường bộ (điều 22) quy định rất chi tiết. Chúng đâu có cần làn đường dành riêng.

Vì vậy thiết nghĩ cơ quan thẩm quyền xem xét, khỏi cần độc quyền 1 làn đường dành riêng hay nhị quyền cho xe BRT và xe buýt thường. Đồng thời sớm di dời vị trí những nhà chờ (BRT) tọa lạc quá gần phạm vi những giao lộ (nút giao thông).

Đặc cách vì Hà Nội đã lỡ đầu tư rồi, để phát huy tốc độ lưu hành xe BRT, nên quy định loại xe công cộng nhanh (như BRT) cũng được ưu tiên (trang bị còi và cờ ưu tiên)-khi chúng lưu hành “mặc định” trên tuyến Kim Mã-Yên Nghĩa.

Nguyễn Thành Lập

(Kỹ sư, cựu sỹ quan cao cấp công an, hiện đang ở Hà Nội)

Hãy để BRT có cơ hội chạy nhanh hơn trong thành phố

Hãy để BRT có cơ hội chạy nhanh hơn trong thành phố

Tại sao BRT chưa đủ sức hấp dẫn để đi làm, đi học thay cho xe máy hàng ngày?

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
推荐文章

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu, các video YouTube chứa từ khóa “Fortnite”, “prank” (chơi khăm) trên tiêu đề có lượt xem cao hơn 5 lần so với các video cùng loại không chứa từ khóa. Cụ thể, video nhắc đến tựa game “Fortnite” có lượt xem tăng cao nhất so với các video khác. Thực tế, 15% các video game được các kênh YouTube tải lên đều chứa “Fortnite” trong tiêu đề.

Các tựa video phổ biến khác chứa các từ khóa như “FIFA”, “Roblox”, “PUBG”. Video game chứa từ khóa “moment” (khoảnh khắc), “funny” (hài hước) cũng có lượt xem tốt hơn trung bình.

Nghiên cứu chỉ ra nội dung, video liên quan đến video game, video hướng vào trẻ em, video có nhân vật là trẻ em dưới 13 tuổi đều có lượt xem cao hơn so với các loại video khác trên YouTube.

" alt="Video YouTube chứa các từ khóa này có lượt xem cao gấp 5 lần bình thường" /> ...[详细]
  • Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch

    Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch Chiểu Sương - 01/02/2025 19:11 Bồ Đào Nha ...[详细]
  • Câu chuyện kỳ lạ của Nokia tại Việt Nam

    Hồi tháng 9/2018, ông Kyler Tan – CEO HMD Global Việt Nam - khi trao đổi với PV ICTnews nói rằng khó ở đâu điện thoại Nokia có những hình ảnh gần gũi với người dùng như tại Việt Nam. Điện thoại cơ bản của Nokia thường được dùng như phương tiện liên lạc thứ hai của người dùng, được tận dụng để nghe radio hay đèn pin, thậm chí nó được nhét vào mũ bảo hiểm để người dùng nghe điện thoại trên đường.

    Điện thoại Nokia trưng bày tại một sự kiện - Ảnh: Hải Đăng

    Thời điểm đó khi công bố nhà phân phối mới, HMD Global cho biết đứng thứ hai thị trường điện thoại tại Việt Nam, điều không thuyết phục được nhiều người. Trong khi các báo cáo đều cho rằng smartphone giá ngày càng rẻ, số lượng người dùng smartphone tăng rất nhanh, thì lời giải thích của HMD Global cho rằng tính chung điện thoại "cục gạch" và smartphone của họ chiếm tới 25% thị phần tại Việt Nam có vẻ không khả thi.

    Trong thời buổi smartphone lên ngôi, trên phố và các phương tiện truyền thông ngập tràn điện thoại Samsung, điện thoại Oppo, điện thoại iPhone, hay chí ít là Huawei, Xiaomi thì việc Nokia nói mình đứng thứ hai có vẻ không đúng.

    Tuy nhiên báo cáo mới nhất của GfK đến tháng 5/2019 khẳng định việc đó. Thương hiệu điện thoại Nokia, do HMD Global độc quyền kinh doanh, đang chiếm 21% thị phần điện thoại Việt Nam trong quý 1/2019, xếp thứ hai sau Samsung.

    Thị phần smartphone + điện thoại cơ bản tại Việt Nam quý 1/2019 - Nguồn: GfK

    " alt="Câu chuyện kỳ lạ của Nokia tại Việt Nam" />
    ...[详细]
  • 热点阅读