当前位置:首页 > Nhận định > Soi kèo phạt góc Verona vs Venezia, 01h45 ngày 5/10 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Daugavpils vs Metta/LU Riga, 23h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã có buổi làm việc liên quan đến nội dung giải quyết đơn thôi việc cho chị N.B., nhân vật trong bài viết "Sống lao đao vì 2 năm bị Viện Y dược học dân tộc TPHCM treo đơn xin nghỉ"báoDân tríđăng tải ngày 30/9. Buổi làm việc có sự tham dự của hai thanh tra viên là ông T.M.Đ và ông L.P.T.
Theo biên bản làm việc ngày 8/10, Thanh tra Sở Y tế TPHCM thông tin lại nội dung đơn khiếu nại của chị N.B., gửi ngày 16/9. Theo đó, chị B. là nhân viên Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM, trong giai đoạn 2018-2022.
Ngày 1/12/2021, chị nộp đơn xin nghỉ việc vì nhà neo đơn, không người chăm sóc mẹ già trên 70 tuổi và báo cáo thôi việc từ ngày 15/1/2022 (45 ngày theo Luật Lao động). Ngày 7/12/2021, Viện Y dược học dân tộc TPHCM có văn bản phản hồi về việc chưa bố trí được người thay thế, chưa chấp nhận cho thôi việc.
Sự việc kéo dài đến ngày 10/6 nhưng chưa được giải quyết, chị B. đã gửi đơn khiếu nại lần 1 đến Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Sau đó, chị tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở Y tế để được bảo vệ quyền lợi.
Bên trong Viện Y Dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: CTV).
Chị N.B. cho biết, buổi làm việc ngày 8/10 diễn ra trong không khí cởi mở, rõ ràng. Chị B. được trao đổi trực tiếp với Thanh tra Sở Y tế, nêu việc đã gửi đơn khiếu nại lần 1 đến Viện Y dược học dân tộc TPHCM vào tháng 6, nhưng không nhận được phản hồi. Hơn 30 ngày không được giải quyết, đến ngày 1/8, nữ nhân viên y tế gửi đơn khiếu nại lần 2 đến Viện Y dược học dân tộc TPHCM, sau đó mới tiếp tục gửi đơn đến Sở Y tế.
Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho chị B. biết, hiện pháp luật Việt Nam có 3 dạng đơn, gồm: Đơn khiếu nại (theo Luật Khiếu nại 2011), đơn tố cáo (theo Luật Tố cáo 2018) và đơn phản ánh, kiến nghị (theo Luật Tiếp công dân 2013). Theo nội dung biên bản làm việc, Thanh tra Sở Y tế đề nghị chị B. xác định lại đơn gửi có đúng mục đích khiếu nại hay không.
Nữ nhân viên y tế đã chia sẻ, hiện Viện Y dược học dân tộc TPHCM chỉ cho biết sẽ đề xuất kỷ luật chị bằng hình thức buộc thôi việc, thể hiện trong các biên bản chị đã gửi cho Thanh tra Sở Y tế. Mốc thời gian Viện Y dược học dân tộc TPHCM không chấp nhận giải quyết đơn nghỉ việc là từ ngày 14/1/2022.
Lúc này, theo chị B., đại diện Thanh tra Sở Y tế đã giải thích từ mốc thời gian nêu trên đến ngày chị gửi đơn khiếu nại lên Sở Y tế là hơn 2 năm 9 tháng, hết thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại (90 ngày).
Chị B. tiếp tục chia sẻ, tại buổi làm việc vào tháng 3, Viện Y dược học dân tộc TPHCM yêu cầu chị đến làm việc thêm một thời gian, để nơi này giải quyết đơn xin nghỉ từ thời điểm quay lại làm việc nêu trên. Lúc này, chị B. đề cập việc sẵn sàng viết đơn xin nghỉ việc không hưởng lương để được giải quyết ngay, vì hoàn cảnh thực tế không thể trở lại làm việc, nhưng phía Viện Y dược học dân tộc TPHCM không chấp nhận.
Cũng qua tường thuật của chị B., trong buổi gặp mặt, Thanh tra Sở Y tế TPHCM phân tích, chị B. là viên chức, khác với người lao động, nên Viện Y dược học dân tộc TPHCM áp dụng xử lý đơn nghỉ việc theo Luật Viên chức (thay vì theo Luật Lao động). Viện Y dược học dân tộc TPHCM tiến tới thi hành quy trình kỷ luật vì nhiều lần yêu cầu chị B. quay trở lại vị trí làm việc, nhưng nữ nhân viên không chấp hành.
Người dân chờ khám bệnh tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: CTV).
"Thanh tra Sở Y tế TPHCM nói rằng, tôi là viên chức, dù được quyền nộp đơn xin nghỉ việc vẫn phải do thủ trưởng đơn vị xem xét, sau đó ra văn bản phản hồi có chấp nhận giải quyết thôi việc hay phải chờ sắp xếp, bố trí công việc. Nghĩa là thời gian để được quyết định cho nghỉ việc có thể nhiều hoặc ít hơn con số 45 ngày từ lúc xin nghỉ (theo Luật Lao động), tùy tình hình ở Viện, thuộc thẩm quyền xem xét của Viện trưởng, người đứng đầu cơ quan.
Thanh tra Sở Y tế nói tôi là viên chức phải thực hiện đúng quy định, khác với người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Nếu không chấp hành thì thủ trưởng cơ quan có thể xem xét kỷ luật", chị B. thuật lại.
Kể thêm buổi làm việc ngày 8/10, chị B. nói đã đề cập với Thanh tra Sở Y tế về việc Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ những quy định xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc bằng các hình thức cụ thể là khiển trách, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc ở nghị định trước đó. Vậy hiện nay, không còn quy định cụ thể về hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng.
Thanh tra Sở Y tế đã trả lời chị B., rằng điều này đúng nhưng chưa đủ, vì Nghị định 112 không nêu rõ các hình thức kỷ luật, nhưng không có nghĩa rằng viên chức sẽ không bị kỷ luật. Theo chị B., Thanh tra Sở Y tế TPHCM nói với chị rằng, theo quy định hiện tại, viên chức muốn nghỉ việc phải phụ thuộc vào quyết định lãnh đạo đơn vị, nhưng không có quy định mốc thời gian cụ thể xem xét giải quyết đơn xin nghỉ việc.
Nữ nhân viên y tế cho rằng, nếu không có quy định rõ ràng thời gian giải quyết thôi việc sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của viên chức, người lao động. Ngoài ra, chị có lý do nghỉ việc chính đáng, khi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bất khả kháng, không thể đi làm, và có các giấy tờ xác nhận.
Viện Y Dược học dân tộc TPHCM nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận (Ảnh: HL).
Chị B. tiếp tục được Thanh tra Sở Y tế chia sẻ việc pháp luật vẫn có Luật Khiếu nại để người lao động khiếu nại, để đảm bảo quyền lợi. Ngoài ra, nếu chứng minh, trình bày được lý do chính đáng, chị B. có thể được hội đồng kỷ luật của Viện Y dược học dân tộc TPHCM xem xét không kỷ luật. Trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật (nếu có), nhân viên y tế có quyền khiếu nại.
Chị B. có thắc mắc thêm, nếu chưa được giải quyết nghỉ việc thì chị vẫn còn là viên chức, vì sao khi sinh con không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM hỗ trợ hưởng chế độ thai sản?
"Phía Thanh tra Sở Y tế TPHCM nói, họ chỉ có nhiệm vụ xử lý và giải quyết đơn thư. Những công tác về tổ chức, chế độ thai sản, nếu tôi có thắc mắc cần gửi phản ánh, kiến nghị đến nơi có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết. Nếu Viện Y dược học dân tộc TPHCM thừa nhận sai, viên chức có thể đưa ra các yêu cầu như xin lỗi, bồi thường…", chị B. kể lại nội dung Thanh tra Sở Y tế TPHCM trả lời.
Ngày 12/10, lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM xác nhận với phóng viên Dân trí, cơ quan này đã mời chị N.B. lên làm việc vào ngày 8/10, trong buổi họp đã hướng dẫn chi tiết cho nữ viên chức trên các thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu chị B. vẫn cần hỗ trợ, Thanh tra Sở Y tế TPHCM có thể tổ chức thêm buổi tiếp dân để trao đổi cho chị lần nữa.
Liên quan đến các vấn đề bất cập tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM do báo Dân tríphản ánh, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết vẫn đang trong quá trình thanh tra, làm rõ.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 1/12/2021, chị N.B. nộp đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình, báo cáo với Viện Y dược học dân tộc TPHCM sẽ thôi làm việc từ ngày 15/1/2022 (tức đúng 45 ngày sau khi nộp đơn theo Luật Lao động). Sau đó, Viện Y dược học dân tộc TPHCM viện dẫn "do yêu cầu công tác, chưa bố trí được người thay thế" và do viên chức "tự ý nghỉ việc", nên đơn xin nghỉ việc của chị B. không được giải quyết.
Sau hơn 2 năm bị "treo" đơn, cuộc sống gia đình nữ nhân viên y tế lao đao vì không xin được việc mới, không nhận được các khoản hỗ trợ thai sản khi sinh con, không được đóng bảo hiểm từ năm 2022.
Tương tự, chị M.T. cũng không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải quyết nguyện vọng xin nghỉ việc từ đầu năm 2023 đến năm 2024, dù liên tục trình bày hoàn cảnh khó khăn. Hậu quả, nhiều tháng qua chị không có việc mới, cuộc sống và kinh tế gia đình bị ảnh hưởng nặng.
" alt="Bị treo đơn nghỉ, viên chức Viện Y dược học dân tộc TPHCM phải "ngậm đắng"?"/>Bị treo đơn nghỉ, viên chức Viện Y dược học dân tộc TPHCM phải "ngậm đắng"?
Thị trường chịu sức ép khi đồng đôla Mỹ tiếp tục đi lên và nhà đầu tư đánh giá việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ gây sức ép lên chính sách tài khóa và lãi suất của nước này. Dollar Index hôm qua tăng 0,5% lên cao nhất kể từ đầu tháng 7. Tuần trước, chỉ số này tăng gần 2% lên 105,4 điểm, sau khi Trump được xác nhận đắc cử.
Đóng vai "bạn bè" trong lễ kết hôn
"Bạn trông thật tuyệt. Chiếc váy của bạn trông đẹp hơn rất nhiều so với những bức ảnh cậu gửi cho mình xem. Các cô gái khác đang trên đường đến", tôi nói với cô dâu khi đang ở phòng chờ của nhà thờ tổ chức đám cưới.
![]() |
Tin tuyển dụng "diễn viên bán thời gian" làm khách mời trong các đám cưới (Ảnh chụp màn hình bởi Choi Jae-hee/The Korea Herald). |
Tôi đã đọc được thông báo tuyển dụng trên Kakaotalk. "Hong Min-jung, 30 tuổi, làm tại công ty A, tỉnh B. Đám cưới tổ chức từ lúc 12h30 ngày 27/11 ở Gangnam. Tìm kiếm tối đa 10 người bạn. Nếu bạn quan tâm, vui lòng gọi cho chúng tôi".
Tôi ứng tuyển với một bản CV ngắn gọn gồm có ảnh, tuổi và các thông tin cá nhân khác và nhận được công việc vào 3 ngày trước khi đám cưới của cô ấy diễn ra. Có một số nguyên tắc cơ bản mà tôi phải tuân theo cho công việc này; đó là: Cần chụp ảnh với cô dâu trong phòng chờ trước hôn lễ; Phải tham gia chụp ảnh nhóm sau buổi lễ; Không được phép nói chuyện với các thành viên gia đình cô dâu; Không được quên hoặc nhầm lẫn tên của cô dâu.
Sau đó, tôi tiến đến phòng cưới, và tôi không phải là người duy nhất đóng vai hôm nay. Nhiều "diễn viên bán thời gian" khác cũng được trả tiền để vào vai bạn bè cô dâu hoặc chú rể trong đám cưới.
Khoảng 30 phút trước buổi lễ, tại một quán cà phê gần địa điểm tổ chức đám cưới, tôi đã gặp 9 khách mời khác của cô dâu Min-jung. Chúng tôi được điều phối bởi một người quản lý thuộc đơn vị chuyên cung cấp "khách mời" cho đám cưới.
"Hãy chia thành ba nhóm, mỗi nhóm có những vai trò khác nhau - đồng nghiệp tại nơi làm việc, bạn cũ ở trường đại học và bạn thời trung học", người quản lý nói. Vì tôi bằng tuổi cô dâu nên được xếp vào nhóm bạn thời trung học, cùng với hai vị khách giả khác ở độ tuổi 20.
![]() |
Những vị khách mời đóng giả phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định (Ảnh: The Korea Herald). |
Tôi bước vào phòng chờ và lần đầu tiên nhìn thấy cô dâu. Cô ấy ở cùng với những người bạn thực sự và các thành viên trong gia đình. Sau đó, chúng tôi trò chuyện như thể đã quen biết nhau từ lâu. Chúng tôi khoác tay chụp ảnh, trao nhau nụ cười ấm áp.
Dịch vụ cho thuê khách mời ngày cưới "nở rộ"
Việc thuê khách mời để lấp đầy chỗ ngồi trong đám cưới đã xuất hiện ở Hàn Quốc từ đầu những năm 2000. Kể từ đó, dịch vụ này đã được mở rộng sang nhiều sự kiện khác như tiệc thôi nôi, đám tang.
Tìm kiếm "cho thuê khách dự đám cưới" trên Naver, cổng thông tin lớn nhất của Hàn Quốc, bạn sẽ có được một danh sách dài các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. Chi phí thuê khách qua đại lý là 20.000-30.000 won/người (khoảng 390.000 -586.000 đồng).
"Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên bán thời gian giàu kinh nghiệm và đảm bảo bí mật hoàn toàn", đại diện một đơn vị cung cấp dịch vụ cho hay.
Người này tiếp tục cho biết thêm, nếu khách hàng yêu cầu thì những khách mời được thuê sẽ làm quà tặng bằng tiền mặt đúng với số tiền mà họ mong muốn. Người thuê dịch vụ phải gửi cho đại lý chậm nhất là 2 ngày trước đám cưới. Theo phong tục trong đám cưới của người Hàn Quốc, khách mời sẽ trao những phong bì chứa đầy tiền mặt cho cặp đôi như một món quà.
![]() |
Ăn cưới thuê được xem là một nghề hấp dẫn ở Hàn Quốc (Ảnh: Shutterstock). |
Dịch vụ cho thuê và toàn bộ ngành công nghiệp cưới xin đã chịu tác động không hề nhỏ bởi đại dịch kéo dài. Nhưng mọi thứ đang được cải thiện sau khi Chính phủ Hàn Quốc nới lỏng các quy định trong chiến dịch "sống chung với Covid-19" từ ngày 1/11.
Đối với các "diễn viên", mặc dù mức lương không cao nhưng công việc này luôn có sự hấp dẫn nhất định bởi thường diễn ra cuối tuần và cung cấp một bữa ăn ngon.
Tôi đã dành khoảng một tiếng rưỡi cho đám cưới, thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng tự chọn ở tầng hầm của sảnh cưới và được trả 15.000 won (khoảng 293.000 đồng).
Song (29 tuổi) thuộc nhóm "bạn thân thời trung học" với tôi và tự giới thiệu là sinh viên mới tốt nghiệp, cho biết cô kiếm được tổng cộng 60.000 (khoảng 1.180.000 đồng) won trong tháng 11 vừa qua bằng cách tham dự 4 đám cưới.
"Một số cặp đôi trực tiếp thuê khách mời thông qua các cộng đồng trực tuyến liên quan đến việc lập kế hoạch đám cưới bằng cách đăng thông báo tuyển dụng. Những người thuê trực tiếp bỏ qua cơ quan môi giới thường được trả lương cao hơn", cô nói.
Song cũng "bật mí" thêm, nếu bạn được chọn để bắt bó hoa, bạn sẽ kiếm thêm được 3.000 won (khoảng 59.000 đồng).
Sau khi hôn lễ kết thúc, khách mời di chuyển xuống sảnh tiệc ở tầng dưới. Ngay sau đó, cặp vợ chồng mới cưới bắt đầu đi đến bàn tròn, nơi các vị khách đang ngồi.
![]() |
Bạn sẽ có thêm tiền tip nếu được chọn là người bắt hoa cưới. (Ảnh: Shutterstock) |
"Cảm ơn các bạn đã đến, các cô gái. Hãy gặp nhau khi tôi trở về sau tuần trăng mật", cô dâu Min-jung nói, trong khi giới thiệu chúng tôi là bạn từ thời trung học với người thân và bạn bè.
Có lẽ khoảnh khắc này quan trọng hơn sự xuất hiện ngắn ngủi của chúng tôi trong phòng chờ trước mặt một vài người. Sảnh tiệc gần như không còn ghế trống, tiếng khách trò chuyện tràn ngập hội trường. Đám cưới coi như thành công tốt đẹp.
Sau một ngày làm công việc này, tôi đã nói chuyện với Yoon In-jin, Giáo sư Xã hội học tại ĐH Hàn Quốc. Giáo sư cho rằng: "Trong các nền văn hóa Nho giáo như Hàn Quốc và Nhật Bản, "bộ mặt xã hội" gắn liền với danh dự hoặc nhân phẩm của mỗi cá nhân. Ý thức cộng đồng đã ăn sâu vào văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Các thế hệ cũ đã quen với một đám cưới có nhiều khách mời tham dự, tạo ra gánh nặng cho các cô dâu và chú rể".
Ngay sau khi rời rạp cưới, tôi nhận được tin nhắn từ đơn vị dịch vụ. "Tiền công đã được gửi đi. Lễ cưới tiếp theo được lên kế hoạch cho XX. Hãy nhắn tin lại cho chúng tôi nếu bạn quan tâm".
Theo Dân Trí
Người nhận sống thử ở ngôi nhà từng xảy ra "cái chết bất thường" thường được trả tiền công theo phút và có thể kiếm tới 1.440 nhân dân tệ (5,1 triệu đồng) cho 24 giờ lưu trú.
" alt="Nghề 'ngồi mát ăn bát vàng' được giới trẻ ở Hàn Quốc ưa chuộng"/>Nghề 'ngồi mát ăn bát vàng' được giới trẻ ở Hàn Quốc ưa chuộng
Nhận định, soi kèo AEL Limassol vs Anorthosis, 23h00 ngày 25/4: Khách hết động lực
Tháng 10 năm ngoái, Wuzhong, khu chợ truyền thống ở Thượng Hải, gây xôn xao khắp thế giới khi hợp tác với thương hiệu thời trang cao cấp Prada. Theo đó, trong vòng 2 tuần, các sạp rau ở chợ Wuzhong được trang trí bằng biểu tượng và sử dụng bao bì in logo của Prada.
Sự kiện này thu hút rất nhiều người yêu thời trang ở Trung Quốc nhưng cũng nhận về không ít chỉ trích, đặc biệt là khi một cô gái bị cáo buộc vứt bó cần tây vào thùng rác để lấy túi giấy Prada ngay sau khi selfie với nó.
Phần lớn phản ứng dữ dội tập trung vào vấn đề lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng nêu bật sự thật rằng đối với nhiều người trẻ xứ tỷ dân, chợ truyền thống đơn giản không phải là một phần cuộc sống của họ, theo Sixth Tone.
![]() |
Chợ truyền thống ở Thượng Hải từng thu hút sự chú ý và cả chỉ trích khi kết hợp với Prada trong 2 tuần. Ảnh: Sohu. |
Suy tàn
Zhong Shuru (32 tuổi, đến từ Quảng Đông), nhà nghiên cứu tại Đại học Sun Yat-sen, cho biết rất ít người đồng trang lứa với anh thường xuyên mua sắm ở chợ truyền thống.
“Tôi nghiên cứu thị trường chợ ẩm ướt và rất thích loại hình này nhưng tôi hiếm khi đi nhiều hơn 1-2 lần/tháng. Tuy nhiên, bố mẹ tôi đến đây mỗi ngày và dường như không bao giờ mệt mỏi vì điều đó”, anh nói.
Theo Zhong, có nhiều yếu tố đằng sau sự thờ ơ với các khu chợ truyền thống của giới trẻ Trung Quốc.
Thứ nhất, quá trình đô thị hóa đã đẩy cấu trúc gia đình Trung Quốc theo hướng gia đình hạt nhân và sống một mình. Điều này, cùng với sự gia tăng của các công việc với nhịp độ nhanh và cường độ cao, khiến ngày càng có nhiều người trẻ phụ thuộc vào việc mua mang đi.
Các bữa ăn tự nấu giờ đây là điều xa xỉ. Ngay cả khi những người lao động trẻ có thời gian nấu nướng, họ có xu hướng thích các lựa chọn mua thực phẩm tiện lợi và tiết kiệm thời gian như đặt hàng online.
![]() |
Giới trẻ xứ tỷ dân thích đặt đồ ăn online hơn là tự nấu nướng ở nhà. Ảnh: Lian Fei/Blue Jean Images. |
Sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm tươi sống trong hơn 30 năm qua cũng không ủng hộ chợ truyền thống. Vào những năm 1990, siêu thị ngày càng phổ biến đã cướp đi khách hàng của họ. Những năm 2010 chứng kiến sự sa sút của các chuỗi siêu thị nhưng đối tượng hưởng lợi lại là các cửa hàng tạp hóa nhỏ được mở ngay bên ngoài khu dân cư và cộng đồng. Một số đã phát triển thành chuỗi.
Tiềm năng của thị trường tạp hóa cũng khơi dậy sự quan tâm của những gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến như Alibaba và JD.com. Họ bắt đầu xây dựng các sản phẩm và dịch vụ cộng đồng, chẳng hạn như đặt hàng online và giao trong vòng 30 phút, phù hợp hơn với kỳ vọng tiêu dùng của giới trẻ Trung Quốc.
Làn sóng này bùng nổ vào năm 2020, khi các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc đua nhau tung ra các dịch vụ “mua theo nhóm cộng đồng” trên toàn quốc. Người dùng có thể nhận đơn đặt hàng của họ từ một điểm trả tập trung, thuận tiện trên đường đi làm về.
Các mô hình bán lẻ mới thường được trợ cấp nhiều bởi những công ty trực tuyến đang tìm cách mở rộng thị phần. Do đó, chúng có lợi thế đáng kể về giá so với các chợ ẩm thực và cửa hàng bán lẻ truyền thống khác.
Một yếu tố khác dẫn đến sự suy tàn của chợ truyền thống là thực tế đơn giản rằng nhiều nơi không phải là không gian dễ chịu.
Phần lớn chợ ẩm thực hiện có ở Trung Quốc được xây dựng vào những năm 1980 và một số ít được nâng cấp kể từ đó. Thiết bị cũ kỹ; hệ thống thoát nước, thông gió và chiếu sáng hoạt động kém; các hệ thống cung cấp điện phải vật lộn để giữ thực phẩm tươi trong mùa hè ngày càng khắc nghiệt là một số điểm trừ.
Nhiều chợ truyền thống được tư nhân hóa vào những năm 1990. Một số nhà điều hành tư nhân mới này không đầu tư thỏa đáng vào hệ thống vệ sinh dẫn đến chất thải và rác tràn ngập gần khu vực sản xuất.
Tóm lại, mặc dù có những khu chợ ẩm thực đẹp, hình ảnh của chúng vẫn được đóng khung trong 3 từ: “bẩn thỉu, lộn xộn và xuống cấp”.
Vẫn còn hy vọng
Trong nghiên cứu của mình, Zhong phát hiện rằng các chợ truyền thống đang tìm cách tân trang hình ảnh. Cách tiếp cận đầu tiên là chấp nhận cổ phần hóa, thường bằng cách biến chợ ẩm ướt thành siêu thị hoặc làm cho chúng có vẻ cao cấp hơn.
Các ví dụ nổi tiếng nhất của mô hình này có thể được tìm thấy ở Hong Kong. Trong số 211 chợ truyền thống của thành phố, 121 thuộc sở hữu công khai và 90 còn lại do quỹ đầu tư bất động sản Link REIT kiểm soát.
Kể từ năm 2017, Link đã ký hợp đồng quản lý các chợ truyền thống cho các công ty thương mại đầu tư mạnh vào việc đổi tên chúng thành “thị trường cao cấp”. Ở đó, những người mua sắm giàu có có thể mua hải sản từ Nhật Bản, trứng cá muối từ Nga và các loại hàng hóa khác mà trước đây chỉ có ở siêu thị cao cấp.
Điều này không phải lúc nào cũng có hiệu quả đối với dân địa phương. Những người không thể mua được hàng vì giá quá cao buộc phải tìm nơi khác. Một số thậm chí còn bắt đầu mua hàng tạp hóa qua biên giới ở thành phố Thâm Quyến lân cận.
![]() |
Chợ truyền thống không có sức hấp dẫn với người trẻ. Ảnh: Peacefoo/iStock. |
Các nhà cung cấp cũng bị siết chặt do mô hình dẫn đến những cơ cấu hoạt động tập trung hơn. Khi giá thuê tăng gấp đôi, nhiều gian hàng nhỏ, từng hoạt động với ngân sách eo hẹp đã được các công ty lớn hơn cho thuê.
Cả hai điều này đã làm thay đổi đáng kể đặc điểm của các chợ truyền thống của Hong Kong.
Ở các thành phố tại Trung Quốc đại lục, sự thay đổi liên quan tới các dự án cải tạo và đổi mới do chính phủ lãnh đạo. Ví dụ, một số lượng lớn chợ truyền thống ở phía nam tỉnh Hải Nam được cải tạo từ năm 2017 đến 2018 để phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất.
Với nỗ lực đứng vào hàng ngũ “thành phố vệ sinh quốc gia” và “thành phố văn minh quốc gia”, một thành phố trong tỉnh đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ để bổ sung hoặc cập nhật hệ thống thông gió tại các khu chợ ẩm ướt cũng như lắp đặt màn hình điện tử và các thiết bị khác.
Sự hợp tác của Prada với chợ Wuzhong là trường hợp điển hình của mô hình này. Các kiến trúc sư và nhà thiết kế làm cho khu chợ trông hấp dẫn hơn, nhưng cấu trúc kinh doanh vẫn không thay đổi. Do đó, thay đổi chỉ giới hạn ở việc cải tạo bề ngoài.
Tuy nhiên, khi được thực hiện đúng cách, việc cải tạo có thể nâng cao sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng trẻ tuổi, mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp cũng như điều hành thị trường.
Mô hình cuối cùng liên quan đến việc nắm bắt tâm tư của người trẻ tuổi. Ví dụ, tập đoàn Lingnan của Quảng Châu đã công bố kế hoạch bắt đầu bán các món ăn được cắt gọt, chế biến sẵn để có thể nhanh chóng nấu tại nhà. Bằng cách đó, những người trẻ thích tự nấu nướng nhưng không có thời gian có thể thực hiện điều mình muốn mà không cần quá vất vả.
Các thị trường khác đang cố gắng khôi phục chức năng bị lãng quên của chợ ẩm thực truyền thống: mạng xã hội. Họ xây dựng các cửa hàng hoa, tiệm bánh, hiệu sách và trung tâm dành cho người cao tuổi ngay trong khuôn viên, mở rộng chúng từ nơi để mua thực phẩm thành không gian cộng đồng chung.
Liệu những cải tạo này có giúp các chợ truyền thống chống chọi lại thách thức từ xu hướng “bán lẻ mới” và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các gia đình Trung Quốc? Không có câu trả lời dễ dàng, nhưng nhà nghiên cứu Zhong Shuru rất lạc quan.
Theo anh, chợ truyền thống đại diện cho kho tàng nguyên liệu địa phương.
Một người trẻ tuổi ở Hải Nam nói với Zhong rằng việc mua sắm cùng bố mẹ khiến cô yêu thích đi chợ, một phần vì có thể mua được những thực phẩm theo mùa được sản xuất tại địa phương mà không thể tìm thấy ở nơi khác.
“Các chợ truyền thống đang thay đổi, nhưng tôi hy vọng chúng vẫn duy trì được bản sắc để bảo tồn một phần quan trọng của sự đa dạng đô thị của Trung Quốc cho thế hệ tiếp theo”, Zhong nói.
Theo Zing
Bỏ học cấp 3, Xu Bin dành cả đời để tự chế máy bay với tham vọng nó sẽ mở ra một ngành công nghiệp mới ở Trung Quốc.
" alt="Người trẻ Trung Quốc không đi chợ"/>Hàng loạt cuộc thăm dò, khảo sát dư luận trong chưa đầy hai tuần trước ngày bầu cử cho thấy tình thế sít sao chưa từng có tại các bang chiến trường, tạo nên tình thế rất khó lường cho cuộc bầu cử năm nay.
Kết quả thăm dò của Washington Post/Schar Schooltại 7 bang chiến trường cho thấy trong nhóm cử tri đã đăng ký, ông Trump và bà Harris đều có tỷ lệ "chắc chắn ủng hộ" là 37%, "nghiêng về" là 10%. Trong nhóm cử tri tiềm năng, tổng hai tỷ lệ này của ứng viên Cộng hòa và Dân chủ đều là 48%.
Thăm dò được thực hiện từ ngày 30/9 đến 15/10 với 5.016 cử tri đã đăng ký tại 7 bang chiến trường, sai số 1,7 điểm phần trăm. Thăm dò còn xác định nhóm cử tri "then chốt", những người chưa quyết định sẽ bầu cho bên nào, có quy mô đáng kể và sẽ là yếu tố khó lường nhất trong bầu cử.
"Thắng bại tại các bang chiến trường có thể được phân định với chênh lệch sít sao", phát ngôn viên Washington Post nói. "Lựa chọn của nhóm 'then chốt' có thể tác động đến kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử".
Khảo sát tại 7 bang chiến trường được công bố ngày 23/10 của Bloomberg News/Morning Consultcũng cho thấy kết quả tương tự, khi tỷ lệ ủng hộ bà Harris là 49,1%, cao hơn một chút so với tỷ lệ 48,5% của ông Trump, nhưng nằm trong phạm vi sai số của khảo sát.
2021 là chuỗi 365 ngày hoàn toàn khác biệt những năm trước: bệnh dịch bùng phát, có người thất nghiệp, có người giảm lương, có người phải làm việc tại nhà suốt 6-7 tháng ròng rã… Thưởng Tết tới tận thời điểm này vẫn “bặt vô âm tín” với hầu hết các “officer” nên chuyện mang tiền về cho mẹ/vợ… chắc chắn không như các năm trước. Chuyện sắm Tết theo đó cũng cần thay đổi.
Tôi cũng là một bà nội trợ đang bù đầu với chuyện chi tiêu hàng ngày. Nói “giật gấu, vá vai” thì hơi quá nhưng để xông xênh thì hoàn toàn không có. Ngay khi áng chừng được tổng số tiền mình có cho dịp Tết Nguyên đán, tôi và ông xã nhanh chóng bàn bạc để có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
![]() |
Phân bổ các khoản chi tiêu hợp lý
Trước tiên, vợ chồng tôi gạch đầu dòng các khoản chính cần chi tiêu. Dịch bệnh vẫn phức tạp, năm nay chúng tôi quyết định ở lại Hà Nội chứ không về quê. Hai vợ chồng sẽ tranh thủ về quê thăm bố mẹ hai bên và biếu ông bà chút đỉnh trước Tết. Đây cũng là khoản chi quan trọng nhất với cả hai vợ chồng. Dù ít dù nhiều, chúng tôi vẫn muốn “mang tiền về cho mẹ” chút đỉnh để hiếu kính ông bà, san sẻ việc sắm Tết…
Vợ chồng tôi dành khoảng 30% ngân sách để sắm Tết nhưng nói không với quần áo mới vì cảm thấy không cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng có 1 khoản nhỏ để trang trí nhà cửa và gửi lì xì cho các gia đình thân thiết nhất.
Số tiền còn lại trong ngân sách chính là để tiết kiệm bởi dịch bệnh cứ thế này, kinh tế năm mới chắc còn nhiều khó khăn, quỹ dự phòng là điều quan trọng nhất với mọi gia đình.
Kiểm tra đồ dùng và lập danh sách cần mua
Đây là việc cần làm với mọi bà nội trợ trước khi mua sắm chứ không phải dịp Tết. Hai vợ chồng tôi tranh thủ các buổi tối rảnh rỗi thì dọn tủ, dọn kho vừa sắp xếp lại nhà cửa cho gọn gàng, vừa “kiểm kê”. Những thứ có thể tận dụng được thì sẽ tái sử dụng và chỉ lập danh sách những thứ thật cần thiết.
Sau đó, chúng tôi lại dành thời gian để lọc lại danh sách cần mua thêm một lần nữa, vừa tiết kiệm chi phí vừa tránh tình trạng mua nhiều chất đống rồi để quá hạn, chất đống chật chội nhà cửa… Sống tối giản và tiết kiệm hợp lý giống người Nhật chẳng phải điều chúng ta vẫn hô hào nhau học hỏi hay sao?
Săn khuyến mại nhưng phải tỉnh táo
Càng cận Tết càng có nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm. Đây sẽ là dịp tốt để chị em mua sắm một cách tiết kiệm. Tuy nhiên, đây mới là lúc chứng minh tay nghề mua sắm và sự tỉnh táo của mỗi bà nội trợ.
Phải cân đong đo đếm với danh sách đồ cần mua, số lượng cụ thể, giá trị sử dụng… rồi xem chi tiết các chương trình khuyến mại trước khi quyết định xuống tay nhé các mẹ đảm ơi! Hãy chọn mua những mặt hàng phù hợp và thiết thực với cuộc sống hiện tại của gia đình chứ đừng ham của rẻ, khuyến mại nhiều mà rước hết về nhà, kẻo vỡ quỹ lúc nào không biết.
So sánh giá và tham khảo hội chị em bạn dì trước khi mua sắm
Đây là chuyện mà các chị em nên làm thường ngày, trước khi quyết định mua sắm bất cứ món đồ có giá trị nào. 5 phút lướt Internet hay các sàn thương mại điện tử hoặc hỏi thăm hội chị em bạn dì thông thái, các mẹ sẽ có đầy đủ thông tin về tính năng, giá thành, chất lượng… Vậy tại sao không làm người nội trợ thông minh thời 4.0 ngay trong dịp Tết này? Đơn giản hoá ngày Tết.
Bình thường, gia đình tôi khá cầu kỳ, nào hoa tươi cắm ban thờ, trang trí phòng khách, cành đào, mai vàng… đủ cả, rồi bánh trái, hoa quả tươi… Nhưng năm nay, vợ chồng tôi đều quyết định đơn giản hoá mọi thứ.
Cả nhà quyết định không đón khách Tết này vì dịch bệnh, nên khoản bánh mứt, thức ăn vặt… cũng giảm nhiều. Mâm cơm tất niên, tân niên hay giao thừa… cũng bớt món vì ông xã sợ vợ vất vả, hơn nữa, làm nhiều, ăn không hết lại lưu cữu đồ ăn, chẳng ngon lành gì.
Tết quan trọng đoàn tụ cùng gia đình nhưng năm nay chúng tôi chỉ có thể gặp bố mẹ, anh chị em… qua điện thoại, Facebook nhưng chắc chắn vẫn là cái Tết ấm áp và hạnh phúc khi tất cả đều mạnh khoẻ, bình an.
Kế hoạch Tết này của bạn thế nào? Hãy chia sẻ với chúng tôi tại địa chỉ: bandoisong@vietnamnet.vn. Ban biên tập giữ quyền chỉnh sửa. Xin trân trọng cảm ơn! |
Ngọc Linh
Tôi đang không biết phải biếu quà Tết bố chồng là thứ gì, bởi bố chồng tôi rất khó tính và có ác cảm với tôi.
" alt="Tết 'bình thường mới', mua sắm thế nào bình thường… ví?"/>