"Chủ trương đấu giá đất là đúng, nhưng cũng có ý kiến lo ngại, nhiều đối tượng lợi dụng cơ hội để thổi giá đất lên cao. Nhà nước sẽ có công cụ và chính sách nào để kiểm soát việc đẩy giá đất ảo lên quá cao, nhưng vẫn tiếp tục áp dụng hình thức đấu giá để đảm bảo hài hòa lợi ích, tăng thu cho ngân sách nhà nước?", ông Hiếu đặt vấn đề.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên cũng đề nghị giải đáp thắc mắc về cơ chế để chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất đáp ứng như cầu của người dân.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy (Ảnh: Anh Thơ).
Trả lời việc này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nói đã có kiến nghị Chính phủ, các địa phương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính khả thi, cứng rắn.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị địa phương thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, Luật Đất đai; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị tại các khu vực có đất đấu giá.
"Các địa phương cần điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất để làm cơ sở tính giá khởi điểm. Thực tế đã xảy ra tình trạng những khu đất đầu tư đồng bộ về hạ tầng nhưng địa phương vẫn lấy giá đất khi chưa đầu tư để làm giá khởi điểm, khiến nhiều đối tượng muốn trúng đấu giá để bán lại kiếm lời", ông Duy nói..
Ngoài ra, theo ông Duy, cần có chính sách đảm bảo nguồn cung về đất ở, nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân và phù hợp với nhu cầu chi trả.
Khi cung - cầu không gặp nhau, đương nhiên giá sẽ bị đẩy lên cao, theo lời Bộ trưởng.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quy chế đấu giá đất có thể phải rút ngắn thời gian nộp đủ tiền trúng đấu giá, công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc để hạn chế việc lợi dụng đấu giá trục lợi.
Đi liền với những giải pháp đó, ông Duy đề nghị tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất.
"Tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ được các giải pháp nêu trên sẽ khắc phục được tình trạng đấu giá đất như ở vùng ven Hà Nội thời gian qua", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bày tỏ.
Khu vực 19 lô đất được đấu giá ở huyện Hoài Đức, Hà Nội với giá cao bất thường gây xôn xao dư luận (Ảnh: Bạch Huy Thanh).
Giải đáp thêm thắc mắc về cơ chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng "đừng nên lo ngại quá".
Ông Chính dẫn Luật Đất đai năm 2024 có những quy định "rất mới và mở". Nếu theo Luật Đất đai năm 2013, người dân có nhu cầu đất ở phải tham gia đấu giá thì tại Điều 124 Luật Đất đai năm 2024 quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
"Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không qua đấu giá trong các trường hợp như giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; giao đất ở cho cá nhân là giáo viên, nhân viên y tế đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo; giao đất ở cho cá nhân thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở...", ông Chính dẫn chứng.
" alt=""/>Bộ trưởng nêu giải pháp chặn trục lợi trong đấu giá đấtTướng Valery Zaluzhny, cựu Tổng tư lệnh quân đội Ukraine (Ảnh: Getty).
Hôm 21/11, ông Valery Zaluzhny, Đại sứ Ukraine tại Anh và cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tin rằng với "sự tham gia trực tiếp của các đồng minh của Nga" vào cuộc chiến ở Ukraine, có thể coi như Thế chiến III đã bắt đầu.
"Tôi tin rằng, trong năm 2024, chúng ta hoàn toàn có thể xem là Thế chiến III đã nổ ra. Lý do là vào năm 2024, Ukraine không còn chỉ đối mặt với Nga, mà còn là binh sĩ từ Triều Tiên. Hãy thực tế", ông nhận định.
Ông Zaluzhny nhấn mạnh, hầu hết các sĩ quan quân đội đều đồng ý rằng tất cả những yếu tố này cho thấy một cuộc chiến tranh thế giới đã bắt đầu và toàn cầu nên chuẩn bị cho nó.
Sau đó ít ngày, hôm 24/11, trong cuộc phỏng vấn với Ukrainska Pravda, ông Zaluzhny tin rằng các nước châu Âu chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lâu dài với Nga.
Ông nói: "Nếu chúng ta nói về các hành động quân sự ngắn hạn, thì rất có thể các nước châu Âu đã sẵn sàng. Nhưng bản chất của câu hỏi là liệu họ có sẵn sàng cho một cuộc chiến "tiêu hao" hay không. Chúng ta hãy cùng đếm. Hãy xem, vào tháng 10, tôi nghĩ Ukraine đã bị 1.643 UAV và khoảng 200 tên lửa Nga tập kích vào các cơ sở năng lượng. Và xu hướng sẽ chỉ tăng lên. Riêng trong tháng này, nếu chúng ta tính số lượng UAV và tên lửa nã xuống các cơ sở dân sự, thì con số đó đã lên tới 3.000. Và tháng này vẫn chưa kết thúc".
"Vì vậy, số lượng mục tiêu trên không đang tăng lên và số lượng phương tiện chiến đấu bị hạn chế và quá đắt đỏ. Ngay cả theo chỉ số này, tôi tin rằng cả Anh và các nước châu Âu đều sẽ không sẵn sàng (cho các hành động quân sự có thể xảy ra chống lại Nga). Mặc dù có đủ số lượng máy bay F-16, có khả năng phòng không, nhưng trong vòng 2-3 tháng, hệ thống phòng không có thể bị cạn kiệt hoàn toàn. Khó có thể nói liệu họ có đang nghiên cứu các biện pháp và phương tiện thay thế để học cách chống lại các mục tiêu trên không hay không. Nhiều khả năng là không", ông nhấn mạnh.
Cựu Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine cũng lưu ý rằng "vào tháng 10 và tháng 9, tiền tuyến đã bị ném khoảng 4.500 quả bom dẫn đường". Ông nhấn mạnh rằng bom KAB có trọng lượng 500kg, để so sánh - trọng lượng đầu đạn của tên lửa Iskander là 480kg.
"Liệu một quốc gia châu Âu hay thậm chí là Anh ngày nay có ít nhất 5.000 tên lửa để hệ thống Patriot bắn hạ bom dẫn đường không? Tôi phần nào nghi ngờ điều đó. Bởi vì chúng rất đắt và do đó, không thể có nhiều, vì việc sản xuất chúng là vấn đề. Do đó, xét về thành phần quân sự này, chúng ta có thể nói rằng họ rõ ràng chưa sẵn sàng", Đại sứ Ukraine tại Anh tin tưởng.
Ông Zaluzhny nói thêm rằng, ngoài các hành động quân sự, người Nga còn sử dụng thông tin và các hoạt động tâm lý trong chiến lược "hủy diệt" của họ.
"Châu Âu đang trong một môi trường ấm áp và không muốn rời khỏi đó ngay bây giờ. Do đó, theo ý kiến cá nhân của tôi, nếu họ sẵn sàng cho một cuộc chiến như vậy trong điều kiện "hủy diệt", thì có lẽ, với những hạn chế rất lớn", ông nói.
" alt=""/>Quan chức Ukraine: Châu Âu chưa sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài với NgaLực lượng quân đội trực cầu phao Phong Châu tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích còn lại (Ảnh: Báo Phú Thọ).
Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan, phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn và phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.
Bên cạnh đó, các địa phương phải chỉ đạo, thực hiện rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm có nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại địa bàn; triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho cha mẹ, trẻ em, học sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường.
Các địa phương cũng được giao kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh của các cơ sở giáo dục, các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp.
Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước tại địa phương.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tình trạng đuối nước.
Bên cạnh đó, hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; bảo đảm an toàn cho bản thân.
Khẩn trương ban hành chương trình, tài liệu và tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục phổ thông.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng về chương trình phòng chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng được giao tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ động đề xuất, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng dân cư.
Chiều 18/11, 10 học sinh Trường THCS Hiền Quan rủ nhau ra bãi sông Hồng thuộc khu 1, xã Hiền Quan chơi. Trong khi vui chơi, 6 em xuống tắm, sau đó có 1 em bơi được vào bờ, còn 5 em bị đuối nước, mất tích.
Tối 18/11, thi thể cháu Trần Mỹ Duyên đã được lực lượng chức năng tìm thấy.
Khoảng 13h30 ngày 19/11, lực lượng cứu nạn, cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ 5 học sinh lớp 8 đuối nước trên sông Hồng.
Hiện còn 3 nạn nhân mất tích là các cháu Hà Thị Thu Lan, Hà Tiến Dương và Lê Anh Dũng. Lực lượng chức năng Phú Thọ đang dốc sức tìm kiếm.
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước đối với học sinh