Bên cạnh đó, Việt Nam đã khống chế cơ bản dịch Covid-19, mở cửa giao thương trở lại cùng với tâm lý chủ quan của người dân khiến cho các dịch có nguy cơ gia tăng.
“Thời tiết giao mùa và chúng ta mới mở cửa giao thương khiến tỷ lệ trẻ mắc bệnh về hô hấp gia tăng, trong đó có ca mắc Adeno. Trước đây, chúng ta cũng từng ghi nhận các đợt dịch do virus hô hấp như vậy nhưng không xét nghiệm nên không ghi nhận số ca”, BS Khanh khẳng định.
Đánh giá đây là loại virus lây lan nhanh trong cộng đồng, BS Khanh nói thêm tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, chữa bệnh chủ yếu điều trị triệu chứng vì vậy việc xét nghiệm hay không với virus Adeno cũng không thay đổi hướng điều trị cho bệnh nhân.
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thông tin thêm, Adeno chia làm 7 nhóm từ A-G trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân - Hè hoặc Thu - Đông. Vì vậy đây là thời điểm số trẻ mắc bệnh có xu hướng tăng.
“Nhiều nghiên cứu của các nước trên thế giới cho thấy viêm phổi do virus Adeno có thể trở thành dịch và những dịch này thông thường hay tăng lên sau các đợt dịch sởi, cúm. Việt Nam vừa trải qua dịch Covid-19, cúm A vì vậy khả năng tỷ lệ viêm phổi do Adeno tăng cũng phù hợp”, PGS.TS Hanh nói thêm.
TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng thông tin, do có hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên, bệnh viện này đã sớm phát hiện được có sự gia tăng nhanh bệnh nhân có xét nghiệm virus Adeno dương tính đến khám và điều trị.
Cũng theo TS.BS Ngãi, số ca gia tăng phản ảnh thực trạng mầm bệnh virus Adeno đang tồn tại nhiều trong cộng đồng. Thêm vào đó virus này có thể tồn tại trên các bề mặt nhiều ngày; khả năng lây lan của virus cũng khá dễ dàng qua “giọt bắn” và “tiếp xúc”; cơ hội để tạo ra đường lây đang rất phổ biến như nơi tập trung đông người, các sinh hoạt tập thể trong không gian kín, bí, lơ là vệ sinh tay, ít quan tâm đến vệ sinh bề mặt…
“Ai cũng có thể là đối tượng cảm nhiễm của virus Adeno. Như vậy nguy cơ mỗi cá thể mắc bệnh rồi trở thành nguồn nhiễm mới, kể cả nguồn nhiễm không có triệu chứng rất cao”, bác sĩ cho biết.
Phụ huynh cần làm gì bảo vệ trẻ?
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh thông tin các tổn thương thường gặp nhất do mắc virus Adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn…), viêm bàng quang, viêm não màng não…
Khi trẻ viêm nhiễm đường hô hấp có các biểu hiện tăng nặng như trẻ mệt hơn, ăn kém, thở nhanh, khó thở cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, xác định căn nguyên và điều trị kịp thời.
Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi, bên cạnh gây bệnh ở hệ thống hô hấp và một tỷ lệ thấp ở đường tiêu hóa, như viêm dạ dày ruột, viêm bàng quang, viêm màng não… virus Adeno còn là “đối tượng” bị tình nghi liên quan đến tình trạng “viêm gan bí ẩn”.
Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu riêng cho loại virus trên. Như vậy việc tuân thủ các giải pháp phòng ngừa không đặc hiệu vẫn là giải pháp cơ bản. Đó là vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, đảm bảo môi trường thông thoáng; dinh dưỡng hợp lý; kiểm soát tốt các bệnh nền, bệnh mạn tính; cả người lớn và trẻ em tiêm chủng đủ vắc xin phòng bệnh theo lịch, trong đó có cả vắc xin Covid-19.
“Chúng ta nên chuyển những thực hành phòng bệnh đã tích lũy được phòng chống Covid-19 thành những thói quen tốt trong phòng bệnh truyền nhiễm tương tự. Có như vậy thì dịch bệnh sẽ được kiểm soát”, TS.BS khuyến cáo.
5 điều cần biết về virus Adeno: 1) Virus Adeno: Thường có đỉnh dịch vào mùa Đông-Xuân, gây bệnh đường hô hấp, mắt, dạ dày-ruột. 2) Triệu chứng: Sốt, nghẹt mũi, ho và đau họng (giống cúm A/Covid-19), viêm kết mạc mắt, triệu chứng tiêu hóa (nôn và tiêu chảy). 3) Chẩn đoán: Rất nhiều virus có triệu chứng tương tự. Bệnh nhẹ và thường tự khỏi. 4) Điều trị: Chủ yếu tự khỏi và điều trị triệu chứng (nghỉ ngơi, uống đủ nước, vệ sinh mũi, thuốc hạ sốt, giảm ho). 5) Phòng bệnh: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc và tăng cường dinh dưỡng, vận động tăng sức đề kháng. BS Đỗ Anh(Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai) |
Nhà ở xã hội tại TP.HCM (Ảnh: Đại Việt).
Trước đó, các ngân hàng thương mại triển khai cho vay từ năm 2013 với lãi suất 6%/năm, đến năm 2019 và 2020 giảm xuống còn 5%/năm và duy trì ở mức 4,8%/năm từ năm 2021 đến nay.
Quyết định này sẽ tác động đến nhiều đối tượng vay gồm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được quy định tại Thông tư số 7 của Bộ Xây dựng; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, việc tăng lãi suất này còn ảnh hưởng đến cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Nhóm khác bị tác động là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở.
Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế cũng bị tác động.
Bên cạnh đó, người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định 188 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cũng bị ảnh hưởng.
(Theo Dân Trí)