Dạy học qua Internet
Với hình thức dạy học qua Internet, Bộ GD-ĐT yêu cầu bài học và học liệu được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông theo các quy định, hướng dẫn của Bộ. Bao gồm sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Bài học và học liệu phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Bên cạnh đó, phải được tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về tổ chức hoạt động dạy học, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và các quy định,hướng dẫn của Bộ; chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng các bài học, học liệu để tổ chức dạy học theo kế hoạch của nhà trường; góp ý nội dung bài học và học liệu.
Bảo đảm yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. Phối hợp với gia đình trong việc tổ chức dạy học.
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động học cho học sinh gồm: thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên; kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học qua Internet khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Đối với học sinh, cần được hướng dẫn về kỹ năng sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ công nghệ thông tin trên Internet trước khi tham gia bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá.
Dạy học trên truyền hình
Để dạy học trên truyền hình, yêu cầu thiết bị, hạ tầng kết nối phải đáp ứng các yêu cầu thu sóng truyền hình tương thích với hệ thống truyền hình quốc gia.
Bài học do giáo viên có kinh nghiệm dạy, ghi hình để tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ.
Học liệu được sử dụng trong dạy học bao gồm sách giáo khoa, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài học trên truyền hình, bảo đảm phù hợp với đối tượng học sinh từng cấp học. Bên cạnh đó phải được tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
Giáo viên dạy qua truyền hình |
Về tổ chức hoạt động dạy học, cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ; chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của từng lớp học, môn học, theo lịch phát sóng các bài học. Phân công, giao nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách môn học theo lớp xây dựng kế hoạch bài học để tổ chức, hướng dẫn học sinh và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo các bài học.
Bên cạnh đó, thông báo thời khoá biểu theo lịch phát sóng các bài học cho giáo viên, học sinh, gia đình để phối hợp tổ chức cho học sinh học. Quản lý, giám sát, đánh giá, công nhận kết quả học tập của học sinh trong việc tổ chức dạy học trên truyền hình.
Đối với giáo viên, cần xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình, bao gồm tài liệu hướng dẫn, câu hỏi bài tập và kiểm tra, đánh giá kết quả theo nội dung bài học.
Gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh trước khi bài học được phát trên truyền hình; liên hệ với gia đình để phối hợp tổ chức, hướng dẫn, giám sát học sinh học tập. Tiếp nhận báo cáo, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Đánh giá kết quả học tập
Đối với kiểm tra thường xuyên, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua Internet; kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh đối với dạy học trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp.
Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ về đánh giá, xếp loại học sinh.
Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả của học sinh qua Internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
Khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho các em ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ về đánh giá, xếp loại học sinh.
Ngoài ra, cần đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.
Thanh Hùng
Tình cờ vào phòng xem con đang trong giờ học trực tuyến, chị Hồng Vân (một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội) bất ngờ khi thấy con đang đứng tập thể dục, trước mặt là màn hình máy tính.
" alt=""/>Cách tổ chức, kiểm tra, đánh giá dạy học qua internet và trên truyền hìnhChồng tôi tuy là một người đàn ông giỏi giang, trách nhiệm và nhiệt huyết với công việc nhưng cũng rất trăng hoa. Chuyện anh ấy ra ngoài bồ bịch, lăng nhăng ở bên ngoài không phải hiếm nhưng tôi vẫn nhắm mắt cho qua vì tôi nghĩ đến gia đình và hai đứa con của mình.
Gần đây, tôi thấy cô trợ lý trẻ đẹp của chồng có vẻ quan tâm đến chồng tôi thái quá. Nửa đêm, tôi cũng thấy cô ta nhắn tin nói chuyện “công việc” này kia với chồng tôi. Nghĩ đến chuyện không hay nên tôi lập tức cho cô ta nghỉ việc.
Sau đó, theo lời khuyên của một người bạn, tôi tuyển một cậu thanh niên làm trợ lý cho chồng để tránh chồng tôi trăng hoa, gái trai. Hơn nữa, qua cậu trợ lý này, tôi sẽ biết rõ hơn về lịch trình làm việc cũng như các mối quan hệ của chồng.
Nghe cô bạn nói có lý, tôi tuyển Việt - một nhân viên có kinh nghiệm 2 năm về làm cho chồng tôi. Qua trò chuyện, tôi thấy Việt cũng nhanh nhẹn, biết việc, hiểu chuyện. Tôi cũng nói rõ là ngoài phần lương cứng của công ty, mỗi tháng cậu ta sẽ nhận được thêm “lương mềm” khi làm việc cho tôi. Thấy Việt vâng dạ, tôi mừng lắm.
Những tháng đầu, tôi thấy Việt báo cáo về lịch trình làm việc của chồng tôi khá đầy đủ. Tuy nhiên, dạo gần đây, tôi thấy chồng thường xuyên về nhà muộn, tôi có hỏi Việt thì cậu ta nói chồng tôi dạo này bận việc nên thường phải ở lại công ty giải quyết công việc.
Hôm đó, tôi đi mua sắm nên tiện ghé qua công ty chồng. Trước đó, Việt nhắn tin rằng cả chồng tôi và cậu ta đều ở công ty chứ không đi đâu cả. Tuy nhiên, khi tôi đến thì không thấy cả chồng và nam trợ lý đâu. Tôi biết mình đã bị 2 người này lừa.
Qua theo dõi, tôi biết được gần đây Việt thường xuyên dùng xe riêng đưa chồng tôi đi chơi bời, thác loạn ở những khu phố đèn đỏ. Tận tay bắt được chồng lên giường cùng gái gọi, tôi uất nghẹn, đau khổ vô cùng. Tôi với chồng cãi nhau to, chồng còn hét lên và nói tôi đã quá sai khi can thiệp vào “chuyện riêng” của anh ấy. Chồng còn mắng tôi đã thuê trợ lý về để quản lý, theo dõi anh ấy.
Khi ra ngoài nhà nghỉ, bắt gặp cậu trợ lý đang đứng bên ngoài, tôi nổi cơn thịnh nộ, mắng mỏ cậu ta một hồi. “Tao đã tin tưởng mày, tao đối xử với mày không bạc. Sao mày lại lừa dối tao?”, tôi quát.
Sau đó, tôi đòi Việt trả lại tất cả số tiền “lương mềm” tôi đã đưa cho cậu ấy từ trước đến giờ nhưng cậu ta từ chối. Việt nói rằng tất cả nguyên nhân đều là do chồng tôi còn cậu ta chỉ là một thằng làm thuê “chỉ đâu, đánh đấy”.
Hiện giờ, tôi với chồng đang chiến tranh lạnh, anh đi về nhà chỉ như một chiếc bóng. Anh ta giống như một con ngựa bất kham, tôi càng kìm kẹp, bó buộc thì anh ta càng muốn thoát ra. Giờ tôi không biết phải làm sao với người chồng lắm tài nhưng cũng nhiều tật của mình. Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
Tôi đã từng nhiều lần nghĩ đến việc kết thúc mọi chuyện với Uyên để quay về với vợ con nhưng khi gặp gỡ nàng, mọi suy nghĩ ấy tan biến hết, chỉ còn chuyện kia.
" alt=""/>Tuyển nam trợ lý cho chồng, vợ đại gia ôm đầu nhận quả đắng