SIM số giá triệu USD không phải là chuyện hiếm gặp ở khu vực này. Trong một cuộc đấu giá SIM số khác ở Dubai (UAE) năm 2015, SIM số 052-2222222 đã được nhà mạng Du chốt bán cho một khách hàng với giá 2,2 triệu USD.
Cũng trong cuộc đấu giá, nhà mạng này đã cho bán 70 SIM số đẹp khác và tất cả đều đã được bán hết với mức giá từ 4.900 USD tới 19.500 USD, bên cạnh mức giá 2,2 triệu USD cho SIM số 052-2222222.
Khách hàng đã chi 2,2 USD cho SIM số trên là ông Mohamed Hilal, CEO của một doanh nghiệp có trụ sở tại Dubai. Ông khẳng định không mua SIM số này cho doanh nghiệp mà sẽ dùng cho mục đích cá nhân.
Tất cả SIM số mà nhà mạng Du đấu giá đều đi kèm hàng nghìn phút gọi và tin nhắn liên tục trong 2 năm. Theo lãnh đạo của Du, nhu cầu SIM số đẹp của khách hàng tại Dubai là rất lớn.
"Ở đây họ quan tâm tới biển số xe đẹp và cả số điện thoại đẹp. Đôi khi chúng tôi không thể trao cho khách hàng số điện thoại mà họ muốn. Chúng tôi quyết định cách công bằng nhất là đấu giá 70 SIM số đẹp này và cho phép mọi người có quyền được đấu giá", ông Fahad Al Hassani, lãnh đạo nhà mạng, cho hay.
Tuy nhiên những SIM số trên vẫn được coi là rẻ so với SIM số +971-50-7777777, từng được một khách hàng của nhà mạng Etisalat trả giá 21,1 triệu USD vào năm 2008 để sở hữu.
Khách hàng này chính là ông Mohamed Hilal, một đại gia Dubai. Ông mua SIM số này nhiều khả năng để phù hơp với chiếc iPhone 4 dát kim cương giá 8 triệu USD, một trong những chiếc điện thoại đắt giá nhất thế giới vào thời điểm đó.
Theo Strait Times, năm 2017, SIM số 18888888888 đã được bán với giá 120 triệu Tệ (khoảng 24 triệu USD). Số 8 được phát âm gần với "phát", do đó người mua SIM này tin rằng SIM số sẽ mang lại sự phát đạt, thịnh vượng.
SIM này sau đó đã được đăng ký dưới tên một công ty Trung Quốc có trụ sở tại Sán Đầu. Toàn bộ số tiền bán SIM đã được quyên góp vào một quỹ từ thiện.
Theo AsiaOne, chuyện đấu giá SIM số đẹp là phổ biến ở Trung Quốc, nhiều khách hàng sẵn sàng trả hàng nghìn USD để có được số điện thoại ưng ý. Tuy nhiên mức giá 24 triệu USD cho SIM số 18888888888 vẫn là kỷ lục tại Trung Quốc.
Việt Nam không phải là thị trường viễn thông duy nhất "chuộng" SIM số đẹp, tuy nhiên tại các nước loại SIM số này thường được nhà mạng bán đấu giá. Ảnh: Ngô Minh. |
Gần nhất vào đầu tháng 4/2019, một SIM số đẹp đuôi 55555 tại Trung Quốc đã được bán với giá 350.000 Tệ (52.000 USD) chỉ 12 phút sau khi mở đấu giá. Theo SCMP, đã có 140 người đăng ký tham giá phiên đấu giá và 107 nâng giá trước khi SIM số này được bán cho người dùng có tên Li Zisheng.
Thậm chí tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi từ 50.000 tới 100.000 USD để có được số điện thoại ưng ý. Theo Ed Mance, chủ nhân của trang PhoneNumberGuy.com, chia sẻ với The Washington Post,các doanh nghiệp Mỹ rất thích các đầu số cố định như 310, 212, 305, 702 và tránh các đầu số như 628, 424.
Mance cho hay số đắt nhất anh từng bán là một số dạng (XYX) XXX-XXXX, với 8 số cuối giống nhau, giá 95.000 USD. Hàng loạt các "số đẹp" khác anh đang rao bán cũng có giá ở mức này.
Trước đó, hàng loạt giao dịch SIM số đẹp giá chục tỷ đồng tại Việt Nam đã được cả người mua và người bán công khai lên mạng. Các giao dịch này thường ở dạng trao tay và thanh toán bằng tiền mặt.
Dư luận cho rằng nhiều khả năng những giao dịch này là chiêu trò thổi giá của giới đầu cơ SIM số đẹp cũng như đặt dấu hỏi khi không có sự xuất hiện của cơ quan thuế trong những giao dịch có giá trị lớn này.
Bạn muốn rời khỏi cửa hàng với chính xác những thứ mà bạn dự định sẽ mua từ nhà? Cách tốt nhất để làm được điều đó chính là tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ "không làm phiền".
Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế đăng tải trên tạp chí Học viện Khoa học Marketing mới đây, những người sử dụng điện thoại để làm những việc không liên quan trong lúc đang mua sắm có xu hướng mua phải các mặt hàng mà họ không dự định mua hoặc quên mất những món đồ cần mua.
Kết quả từ nghiên cứu này phần nào cho thấy tác động khủng khiếp của điện thoại đối với việc ra quyết định của chúng ta.
Theo Futurism, nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiến hành khảo sát khoảng 2.520 người mua sắm sau khi họ rời khỏi một cửa hàng. Họ phát hiện thấy những người sử dụng điện thoại trong lúc mua sắm và làm những việc không liên quan thường mua thêm 9% các món hàng ngoài kế hoạch của họ.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm khác, trong đó yêu cầu 231 người tham gia xem một đoạn video được ghi lại từ góc nhìn của một người mua rau củ. Người này đã đặt 9 món hàng vào trong giỏ nhưng đã nhặt và bỏ ra một vài món hàng khác.
Một số người khác sẽ được nghe một cuộc trò chuyện không liên quan đến mua sắm trong lúc đang xem video. Một số người thì phải nhận các thông báo đẩy liên tục từ các ứng dụng trên điện thoại. Ngược lại nhóm cuối cùng không bị làm phiền hay sao nhãng bởi bất cứ thứ gì trong lúc mua hàng.
Mua sắm trong lúc mất tập trung chính là nguyên nhân
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, những người tham gia hoàn thành nhiệm vụ mua sắm và không sử dụng điện thoại đã mua được chính xác 15 món hàng mà họ đã ghi chú từ đầu. Ngược lại những người bị làm phiền bởi các cuộc gọi, xem video hay thông báo đẩy trên điện thoại có dấu hiệu bị phân tâm nên đã mua nhầm phải những thứ không cần thiết.
Nhà nghiên cứu Michael Sciandra cho biết, điện thoại di động đang trở thành một thứ gây sao nhãng chính đối với nhiều khách hàng. Sciandra nói: "Phát hiện của chúng tôi có thể ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với việc sử dụng điện thoại di động trong khi mua sắm và thuyết phục họ nhìn nhận xem tác động của các thiết bị di động đối với cuộc sống của chúng ta tích cực hay tiêu cực ra sao".
Thông qua nghiên cứu trên có thể tạm kết luận rằng, trước khi quyết định bước vào cửa hàng, hãy xác định mục tiêu mua sắm những thứ cần thiết thay vì nghĩ đến việc dùng điện thoại vì bất cứ mục đích gì. Đó là cách nhanh nhất để tránh việc mua phải những món hàng không cần thiết.
Mai Huyền
" alt=""/>Nghiên cứu: Dùng điện thoại trong lúc mua sắm dễ khiến bạn mua nhầm phải món đồ linh tinhSau khi bài viết được đăng tải, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã lập tức lên tiếng ủng hộ. Bà Warren đang chạy đua cho kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, và một trong những sách lược tranh cử của bà là kiểm soát các công ty công nghệ.
“Ông Hughes nói đúng. Những công ty công nghệ ngày nay có quá nhiều quyền lực đối với nền kinh tế, xã hội và cả nền dân chủ của chúng ta. Họ đã chèn ép đối thủ, sử dụng thông tin của cá nhân để kiếm lợi, xóa sổ các công ty nhỏ và giết chết sự sáng tạo”, bà Warren viết trên Twitter.
Trong bài viết của mình, ông Hughes cho rằng Ủy ban thương mại Mỹ FTC đã phạm sai lầm khi cho phép Facebook mua lại Instagram và WhatsApp. Theo ông Hughes, ở thời điểm được Facebook mua, Instagram và WhatsApp đều đã là những dịch vụ rất được ưa chuộng, dù chưa đạt được doanh thu đáng kể.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, người liên tục kêu gọi phải kiểm soát các công ty công nghệ lớn đang sử dụng sách lược này để tranh cử tổng thống Mỹ. Ảnh: Getty. |
Hạ nghị sĩ Ro Khanna cũng đồng ý với những ý kiến của ông Hughes, và cho rằng Facebook đúng ra không được phép mua lại WhatsApp và Instagram.
“Tôi tin rằng con đường đúng đắn trong tương lai là xem xét thật kỹ những vụ mua bán và đảm bảo không công ty nào có một đặc quyền về nền tảng để chèn ép sự cạnh tranh. Lịch sử của thung lũng Silicon được tạo nên khi những gã khổng lồ của quá khứ như AOL, Yahoo, Cisco hay thậm chí Microsoft nhường chỗ cho những gã khổng lồ mới. Chúng ta cần những bộ luật được biên soạn chặt chẽ để đảm bảo điều đó tiếp tục trong tương lai”, ông Khanna bình luận.
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal cũng có ý kiến tương tự. Trong bài phỏng vấn với CNBC, ông cho rằng thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp cần phải bị xem xét lại, và Bộ Tư pháp Mỹ cũng phải tiến hành các biện pháp chống độc quyền.
“Trở thành một công ty lớn không phải là điều vi phạm pháp luật. Tuy nhiên tận dụng quy mô và sức mạnh trên thị trường như Facebook để mua lại các công ty sáng tạo trước khi họ có thể đạt đến mức độ trưởng thành, hay sao chép những công nghệ để chèn ép cạnh tranh và sự sáng tạo là sai trái”, ông Blumenthal chia sẻ.
Nhà báo công nghệ nổi tiếng Walt Mossberg cũng lên tiếng ủng hộ bài viết của ông Chris Hughes.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết thẳng thắn và thông minh của ông Chris Hughes về việc phải chia nhỏ công ty khổng lồ và tệ hại này, đồng thời phải quản lý thật chặt chẽ những đơn vị còn lại dưới một bộ luật về quyền riêng tư thật nghiêm khắc”, ông Mossberg nói trên Twitter.
Phản hồi về bài viết của Chris Hughes, người phát ngôn của Facebook Nick Clegg cho rằng những ý kiến không hoàn toàn chuẩn xác.
“Chúng ta không thể áp đặt trách nhiệm bằng cách yêu cầu chia nhỏ một công ty Mỹ thành công. Trách nhiệm của những công ty chỉ có thể đến qua quá trình lâu dài, kỹ lưỡng để đưa ra bộ luật mới cho Internet. Đó cũng chính là những gì Mark Zuckerberg yêu cầu”, ông Nick Clegg cho biết.
" alt=""/>Ý tưởng 'cắt xẻ Facebook' được ủng hộ mạnh mẽ