Thành lập khoa mới, PTIT muốn trở thành đơn vị dẫn đầu về đào tạo an toàn thông tin

  发布时间:2025-01-15 21:33:26   作者:玩站小弟   我要评论
Hội đồng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa ra Nghị quyết về việc thành lập và quy đket qua bóng đá hôm nayket qua bóng đá hôm nay、、。

Hội đồng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa ra Nghị quyết về việc thành lập và quy định chức năng,ànhlậpkhoamớiPTITmuốntrởthànhđơnvịdẫnđầuvềđàotạoantoànthôket qua bóng đá hôm nay nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của khoa An toàn thông tin.

Là đơn vị đào tạo thuộc Học viện, khoa An toàn thông tin có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn thông tin.

Nhiệm vụ của khoa An toàn thông tin là quản lý, tổ chức giảng dạy các môn học, học phần do khoa quản lý cho các hệ đào tạo của Học viện; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Học viện, bao gồm: Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Học viện giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập...

Khoa An toàn thông tin cũng có nhiệm vụ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa để gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo...

{ keywords}
Từ năm 2013 đến nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tuyển sinh và đào tạo hơn 2.100 sinh viên ngành An toàn thông tin.

Trong đề án thành lập khoa An toàn thông tin, PTIT đã nêu rõ mục tiêu phát triển khoa trong giai đoạn 2022 - 2025 là kiện toàn tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, triển khai điều chỉnh và thực thi chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu, tăng dần quy mô tuyển sinh lên 450 - 500 sinh viên vào năm 2025.

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống học liệu, triển khai các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về an toàn thông tin, tham gia xây dựng chương trình và thực hiện các khóa đào tạo bồi dưỡng và tăng cường trao đổi, hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tầm nhìn phát triển của khoa An toàn thông tin trong giai đoạn 2025 - 2030 là ổn định quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, phát triển đội ngũ giảng viên trình độ cao, mở hệ đào tạo kỹ sư an toàn thông tin chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu - phát triển chuyên sâu về an toàn thông tin.

Các định hướng cụ thể của khoa An toàn thông tin là trở thành đơn vị số 1 trên toàn quốc về đào tạo an toàn thông tin cả về quy mô và chất lượng đào tạo, luôn có 50 sinh viên an toàn thông tin xuất sắc/ năm.

Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động của các Lab an toàn thông tin theo hướng xuất sắc, công bố quốc tế và phát triển các sản phẩm an toàn thông tin quốc gia, với tối thiểu 1 sản phẩm ứng dụng/năm); xây dựng tổ chức từ 1 - 2 ngành đào tạo quốc tế có liên quan đến an toàn thông tin, khẳng định vị thế khoa đào tạo an toàn thông tin hàng đầu khu vực.

Trước đó, từ năm 2013, PTIT đã được Bộ GD&ĐT cho phép thí điểm mở ngành An toàn thông tin hệ đại học chính quy, mã ngành 7480202. Ngay trong năm 2013, Học viện đã tuyển sinh ngành An toàn thông tin khoá đầu tiên với 131 sinh viên nhập học tại cơ sở đào tạo Hà Nội.

Số lượng tuyển sinh ngành An toàn thông tin của PTIT đã tăng dần qua các năm và hiện ổn định ở mức 300 sinh viên ở 2 cơ sở đào tạo của Học viện tại Hà Nội và TP.HCM. Điểm tuyển sinh ngành An toàn thông tin cũng luôn đứng ở nhóm cao nhất Học viện, chỉ sau ngành CNTT. 

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, hiện nhân lực an toàn thông tin của Việt Nam khoảng gần 38.000 người, với khoảng 25.000 người trong các doanh nghiệp công nghệ số, 350 giảng viên, hơn 9.100 người chuyên trách trong cơ quan nhà nước, 2.800 người trong doanh nghiệp an toàn thông tin, 610 người trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng. Mỗi năm các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đào tạo 2.000 sinh viên an toàn thông tin; 5.000 lượt tập huấn trong nước. Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam cần có 120.000 nhân sự an toàn thông tin.

最新评论