发布时间:2025-01-24 19:29:00 来源:NEWS 作者:Ngoại Hạng Anh
Nguyễn Văn Hưng (28 tuổi),ỏahiệp vớivideoYouTubenhảbóng đá trực tuyến con trai Bà Tân Vlog, chủ nhân của kênh YouTube Hưng Vlog vừa bị phạt hai lần với tổng số tiền 17,5 triệu đồng, trong 20 ngày vì đăng tải video vi phạm thuần phong mỹ tục. Nội dung hai video bị phạt lần lượt là Troll em gái em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết; Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi và cái kết.
Điều dễ dàng nhận thấy là những video này đều có nội dung nhảm nhí, độc hại, cổ súy cho những hành vi không đúng đắn như "dạy" trẻ nhỏ cách trộm cắp hay xúi giục hành động mất vệ sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong những nội dung tiêu cực được YouTuber này đăng tải. Nhiều kênh Vlog khác cũng có cách hoạt động tương tự với những video như "thả 100 cái dao trên cao xuống", "thử thách một ngày làm chó"...
Không cần phải có tầm tri thức cao rộng, một người bình thường cũng có thể nhận ra những nội dung không lành mạnh của những video dạng này. Nhưng số người xem vẫn lên tới con số vài triệu, thậm chí vài chục triệu views. Phần đông người theo dõi và xem những kênh YouTube này là các thanh thiếu niên độ tuổi từ nhỏ tới mới lớn, phần đa đều còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Đương nhiên, ở lứa tuổi này, trẻ thường có xu hương bắt chước và định hình tính cách theo những gì thường xuyên tiếp cận. Đây sẽ là mối nguy hại rất lớn cho nhận thức của cả một thế hệ trẻ Việt Nam.
Trước vấn nạn này, YouTube đã có tuyên bố ngăn chặn sự lan truyền của các video độc hại trên nền tảng của mình. Cụ thể, nội dung của các video đăng tải trên nền tảng YouTube phải tuân thủ theo chính sách Nguyên tắc cộng đồng hoặc các quy tắc ứng xử trên YouTube. Nguyên tắc này không cho phép xuất hiện các video với nội dung spam và có hành vi gian lận nhằm mục đích lừa đảo, gây hiểu lầm hoặc lừa gạt người dùng; các video có nội dung nhạy cảm, khiêu dâm, ảnh khỏa thân, hình ảnh không an toàn cho trẻ em và hành vi tự hủy hoại bản thân; video có nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm, xuất hiện lời nói, hành vi căm thù, bạo lực, tấn công người xem bằng mã độc hoặc khuyến khích hành vi... Thế nhưng quá trình kiểm duyệt và mức xử phạt thực tế vẫn còn rất lỏng lẻo, bỏ sót nhiều.
>> Video nhảm 'câu view' lên ngôi vì người xem ngày càng dễ dãi
Tác động và ảnh hưởng lớn là vậy, nhưng mức phạt được đưa ra cho các chủ nhân những video này thật sự là một điều thất vọng. Con số tiền phạt khoảng 10 triệu đồng mỗi video dường như chẳng thấm tháp vào đâu so với những gì các YouTuber này nhận được từ những clip mà họ đăng tải. Theo ước tính, những vlogger tầm trung có thể thu nhập từ vài chục triệu đến vài trăm triệu một tháng. Con số đó còn lớn gấp nhiều lần đối với những người có tiếng, sở hữu những kênh YouTube có nút bạc, nút vàng. Với khoản lợi nhuận khổng lồ đó, chẳng có lý gì họ dừng lại hành vi tạo video nhảm, độc hại của mình sau vài vụ phạt hành chính như vừa qua.
Tuy nhiên, chế tài xử phạt cũng chỉ quyết định một phần đến sự tồn vong của các kênh YouTube nhảm. Người đóng vai trò quyết định trong vấn đề này chính là người xem, mà ở đây cụ thể là giới trẻ. Muốn video nhảm hết đất sống, chúng ta cần đồng lòng tẩy chay, không xem, không share, không cổ súy những sản phẩm độc hại này. Với đối tượng trẻ em dễ bị lôi kéo, các bậc cha mẹ cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội của con em mình, tránh buông lỏng quản lý, để mặc trẻ tự do trong môi trường internet đầy rẫy hiểm họa.
Có cầu thì ắt có cung. Muốn không còn các video nhảm, chúng ta cần phải giảm bớt nguồn cung. Chỉ khi nào người xem mạnh dạn rời đi, lợi nhuận từ sản xuất video giảm sút, chủ nhân những vlog tự khắc hết động lực và rời bỏ "con gà đẻ trứng vàng" này.
相关文章
随便看看