Bé Trần Minh Hoài tiếp tục được ủng hộ hơn 20 triệu đồng
2025-01-27 07:49:34 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:147lượt xem
Vừa qua,éTrầnMinhHoàitiếptụcđượcủnghộhơntriệuđồbảng xếp hạng nhất anh Báo VietNamnet tiếp tục trao 20.700.000 đồng do bạn đọc ủng hộ cho bé Trần Minh Hoài, đứa trẻ đáng thương trong bài viết "Mẹ tật nguyền bất lực chẳng đỡ nổi, con ung thư ngã nhào", đăng tải ngày 18/02/2022.
Đại diện Báo VietNamNet trao tiền do bạn đọc ủng hộ cho chị Thu, mẹ bé Hoài.
Chị Thu, mẹ của Hoài khá bất ngờ khi con trai nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thương của các nhà hảo tâm. Chị bày tỏ: "Đối với chúng tôi, số tiền lần trước nhận được đã rất nhiều rồi. Chưa bao giờ tôi được cầm trong tay hàng chục triệu đồng như vậy. Thực sự, tôi không biết nói sao để cảm ơn hết tấm lòng rộng lớn của các anh chị".
Trần Minh Hoài (11 tuổi) mắc phải căn bệnh ung thư hạch, phát hiện vào khoảng tháng 5 năm ngoái. Thời điểm đó, dịch Covid-19 tại thành phố đang phức tạp, chị Thu chỉ có thể đưa con đi khám ở các bệnh viện tại địa phương nhưng kết quả đều là hạch lành tính.
Mãi đến tháng 11, vợ chồng chị mới từ Kiên Giang đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 thăm khám, phát hiện con bị ung thư đã di căn. Tại Bệnh viện Ung bướu, bác sĩ đưa ra phác đồ hóa trị. Bởi phát hiện muộn, bệnh đã nặng, con phải sử dụng nhiều thuốc đặc trị, ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Không những thế, do Hoài chỉ được bảo hiểm y tế chi trả 80% nên chi phí vô cùng tốn kém.
May mắn Minh Hoài nhận được nhiều yêu thương của độc giả VietNamNet.
Chị Thu vốn bị tật nguyền, bàn chân trái trụi lũi sau tai nạn hỏa hoạn ngày bé. Trước khi con trai phát bệnh, chị xin làm những công việc lặt vặt như rửa chén, sơ chế cá ngoài chợ. Còn chồng chị đi biển, lênh đênh cả tuần đến 10 ngày, nhiều thì kiếm được 2-3 triệu, nhưng cũng có khi lỗ vốn. Hai vợ chồng phải chắt bóp, tằn tiện mới đủ nuôi 3 đứa con nhỏ.
Khi Hoài được chẩn đoán đúng bệnh, vợ chồng chị chẳng còn nơi nào để vay mượn. Họ cầu cứu khắp nơi, mong có cơ hội chữa trị cho con. May mắn, cậu bé đáng thương đã được rất nhiều tình cảm quý báu của bạn đọc VietNamNet.
Khánh Hòa
Tai nạn bất ngờ, người đàn ông nguy cơ nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng
Tai nạn hy hữu cách đây 2 năm khiến anh Hậu bị liệt nửa người dưới. Nằm một chỗ quá lâu, phần ụ ngồi bị lở loét ngày càng nặng. Bác sĩ cho biết, nếu không điều trị kịp thời, anh có thể nguy hiểm tính mạng.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Thanh Tùng
Chị Hà cho biết, cả nhà chị đang cân nhắc các phương án khác nhau.
“Chúng tôi tính hoặc là tìm lớp luyện thi cấp tốc để thi IELTS thêm lần nữa, xem có nâng lên được nửa điểm không. Phương án này chắc tốn khoảng chục triệu, chưa kể gần 5 triệu lệ phí thi. Bên cạnh đó, bố cháu và cháu đang tìm hiểu về kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội vì thấy khá nhiều trường công bố tuyển sinh bằng phương thức này” – càng tính chị Hà càng lo lắng.
Gia đình chị Thanh Phương (Quận 3, TP.HCM) cũng lo lắng không kém dù đã cho cô con gái luyện thi IELTS.
Chị Phương nói gia đình mình không có điều kiện để cho con du học, con cũng biết vậy và xác định nếu có cơ hội học bổng thì sau khi học xong đại học ở trong nước mới đi. Vì vậy trước đây cả nhà chưa hề tính tới việc thi IELTS.
Nhưng từ đợt tuyển sinh đại học năm ngoái, thấy một số trường thuộc top đầu có xu hướng tuyển sinh bằng cả chứng chỉ Tiếng Anh, cộng với điểm chuẩn bằng điểm thi tốt nghiệp THPT quá cao, nên hồi tháng 8 năm ngoái, con chị đã xin cho theo học một lớp luyện thi IELTS online để tăng cơ hội vào đại học.
“Con biết kinh tế gia đình không dư dả nên cũng rụt rè, mình thấy vậy cũng thương, thôi thì hai vợ chồng gắng mà làm thêm để đóng học phí cho con. Bây giờ thấy cũng may mà cho con học vì con muốn vào Trường ĐH Luật TP.HCM hoặc ĐH Kinh tế - Luật, cả hai trường này đều có xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ”.
Chị Phương cho biết cô con gái đặt mục tiêu đạt 6.0, đã đăng ký thi đợt cuối tháng hai.
“Thấy con học suốt ngày, sau giờ đến trường là bài vở trên lớp, bài ở lớp học thêm với tiếng Anh mà mình cũng nóng ruột” – chị Phương than thở.
Trong khi đó, không ít học sinh lớp 12 cũng chia sẻ áp lực khi phải đạt điểm IELTS càng cao càng tốt.
Nguyễn Lâm An (Ba Đình, Hà Nội) bắt đầu học luyện thi IELTS theo yêu cầu của mẹ. Cô bé tự nhận định rằng mình không có năng khiếu ngoại ngữ, nên việc học tiếng Anh với em ngay từ cấp 1, cấp 2 khá chật vật, chỉ đạt kết quả khá dù mẹ đã rất đầu tư, từ học gia sư đến trung tâm.
Đến năm lớp 10, mẹ cô bé cho học luyện IELTS với mục đích có thể cho đi du học.
“Em từng thi được 5.5 thôi. Mẹ nói bây giờ đang dịch nên không cho đi du học nữa nhưng vẫn yêu cầu em phải đạt tối thiểu là 6.5 để được xét tuyển vào mấy trường nhóm đầu vì nếu xét điểm thi tốt nghiệp THPT sợ em không đủ. Bây giờ em đang học luyện một thầy một trò, em thấy học vừa nặng vừa tốn tiền của mẹ, lại lo việc phải đỗ đại học nên rất áp lực”.
Năm 2021, cả nước có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT… là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng.
Thậm chí, những trường đại học nhóm đầu thường có điểm chuẩn cao ‘chót vót’ như Trường ĐH Y Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân… cũng lần đầu tiên “săn lùng” thí sinh giỏi ngoại ngữ.
Nhiều người nhìn nhận, kết quả bài thi tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa đủ để đánh giá năng lực, trình độ của thí sinh về các kỹ năng ngôn ngữ lẫn tư duy học thuật. Thậm chí, kể cả nếu thí sinh đạt điểm tuyệt đối bài thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh, điều này cũng không có nhiều giá trị nếu đề thi không mang tính phân loại cao.
Nhưng với các chứng chỉ quốc tế lại khác. Hệ thống thi và cấp chứng chỉ IELTS nói riêng và nhiều chứng chỉ tiếng Anh nói chung đã được hình thành trên toàn cầu trong một khoảng thời gian đủ dài và có uy tín.
“Ngôn ngữ IELTS chạm tới những chủ đề chuyên sâu nhất như kỹ thuật, kinh tế, khoa học, xã hội. Khi học sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên đồng nghĩa với việc các em đã có khả năng nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ tiếng Anh học thuật ở mức độ tương đối.
Do đó, đây sẽ là một công cụ tốt như một tiêu chí đầu vào, thậm chí là cả đầu ra cho các trường. Việc này cũng sẽ làm đa dạng hóa sự lựa chọn cho học sinh, tạo nền tảng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế cho học sinh phổ thông và sinh viên đại học”, một giảng viên nhận định.
Năm 2022 này, thay vì dành phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT như những năm trước, các trường đã công bố phương án tuyển sinh với điểm chung là giảm chỉ còn từ 50% chỉ tiêu trở xuống cho phương thức này. Thậm chí, ở một số trường top, số lượng chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức đã giảm xuống còn 10 – 20%, thấp nhất từ trước đến nay. Số lượng chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển đại học có sử dụng chứng chỉ quốc tế gia tăng, một số trường thậm chí dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp có chứng chỉ quốc tế. Ví dụ như Trường ĐH Thương mại dành khoảng 40% cho phương thức xét tuyển này trong tổng số 4.150 chỉ tiêu tuyển sinh của trường; hay Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ dành 25 – 35% chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển có sử dụng chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế như IELTS...
Phương Mai
Tuyển sinh đại học: IELTS sẽ được 'chuộng' hơn điểm 10?
‘Cơn sốt’ luyện thi IELTS đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố, khi rất nhiều gia đình cho con luyện thi loại chứng chỉ này. Nhiều phụ huynh nhận thức ILETS là giấy thông hành để vào những trường ĐH top đầu ở Việt Nam.
" alt=""/>Đạt 7.0 IELTS, thí sinh xét tuyển đại học vẫn như ngồi trên đống lửa