Với quyết định trên, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cơ quan liên quan, địa phương thực hiện kế hoạch này.
Động thái này được đưa ra theo hướng phù hợp các định hướng, chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. Trên cơ sở đó, xác định cụ thể tỉ lệ các loại nhà ở đầu tư phát triển trong năm 2022. Đây cũng là cơ sở để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ tỉnh và huy động mọi nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.
Trong kế hoạch đưa ra, tỉnh Khánh Hòa dự kiến, tổng diện tích sàn nhà ở cần đầu tư xây dựng là hơn 1 triệu m2 sàn (tương ứng khoảng 13.400 căn nhà). Trong đó, dự kiến nhà ở thương mại tăng 3.742 căn; nhà ở xã hội tăng 819 căn; nhà ở phục vụ tái định cư là 420 căn và nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây là 8.417 căn.
Để thực hiện phát triển nhà ở trên địa bàn năm 2022, tổng nguồn vốn cần có khoảng 10.390 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở xã hội là khoảng 315 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 4.403 tỷ đồng; nhà tái định cư trên 270 tỷ đồng, số còn lại là nhà ở của dân.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, dự kiến có các nguồn vốn để phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, bao gồm phát triển nhà ở thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa...; nhà ở riêng lẻ tự xây của các hộ gia đình bằng nguồn vốn tích lũy; vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ưu đãi…, và một phần từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
Rủi ro khi mua bán nhà ở xã hội bằng hình thức lập vi bằng ở Bình PhướcTrước tình trạng người dân mua bán nhà ở xã hội dưới hình thức lập vi bằng, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước vừa phát thông tin cảnh báo." alt=""/>Khánh Hòa muốn xây hơn 800 căn nhà ở xã hộiTuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 (trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển nhà ở xã hội nhằm xử lý triệt để những bất cập liên quan đến quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị), dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
“Bộ Xây dựng đã đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung quy định về quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội. Một trong những phương án đưa ra theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng. Thay vào đó, bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh;
Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường, lớp dành cho người khuyết tật, yêu cầu bắt buộc UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội” – Bộ Xây dựng thông tin.
Liên quan đến mô hình dự án nhà ở xã hội tập trung (dự án nhà ở xã hội độc lập, quy mô lớn), Bộ Xây dựng xin ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trong quá trình Dự thảo Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về việc xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, đây là chủ trương lớn của thành phố đã đề xuất với Chính phủ từ năm 2017.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô đất khoảng 280ha đã được bố trí ở khu vực Đông Anh khoảng 84ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô cũng là 4ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55ha và một khu nữa ở Đông Anh với quy mô lớn khoảng gần 100ha. Dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ.
Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, cho thấy, tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích gần 7,8 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,700 triệu m2.
Với kết quả này, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn cũng như yêu cầu đặt ra.
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Bộ Xây dựng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Bộ trưởng Xây dựng lên tiếng việc nhà ở xã hội ‘leo giá’ 21-25 triệu đồng/m2Đại biểu đặt vấn đề giá nhà ở xã hội đang ở mức rất cao trên 15 triệu đồng/m2, có nơi 21 - 25 triệu/m2 và chất vấn Bộ trưởng Xây dựng có thể đưa giá nhà ở xã hội về với khả năng của người có thu nhập thấp không?" alt=""/>Dân chật vật mua nhà đề xuất sửa quy định về quỹ đất nhà ở xã hộiNgày 14/7, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Trên cơ sở kết quả Hội nghị, Bộ Xây dựng đã tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13 ngày 29/8/2022 về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn lành mạnh.
Trong đó, có nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể đối với các Bộ ngành, địa phương để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, những tồn tại, điểm nghẽn, nút thắt thị trường bất động sản.
Ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1435 về việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
“Thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ hiện đang tích cực làm việc trực tiếp với các địa phương và có tổng hợp, kiến nghị riêng từ các doanh nghiệp để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp. Tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng 12/2022” – Bộ Xây dựng cho hay.
Đồng thời, Bộ Xây dựng hiện nay đang hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để sớm trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định trình tự triển khai thực hiện đối với dự án nhà ở, khu đô thị) để tạo khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản trong dài hạn.
Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; rà soát quỹ đất, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, tổ chức giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án lựa chọn chủ đầu tư để thúc đẩy phát triển, tăng nguồn cung bất động sản, nhà ở phục vụ nhu cầu ở thực tế…
Tập trung gỡ vướng cho hơn 1.000 dự án bất động sản
Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh gần đây thị trường có một số dấu hiệu phát triển không ổn định, có nguy cơ dẫn đến bong bóng.
Về nguồn cung, nhiều dự án đầu tư vướng thủ tục pháp lý chưa triển khai thực hiện hoặc dừng thi công khiến nguồn cung giảm. Cơ cấu sản phẩm bất động sản đang ở tình trạng mất cân đối, chưa phù hợp nhu cầu thị trường: Dư thừa nhà ở thương mại cao cấp, ít nhà ở giá trung bình phù hợp với đại đa số người dân, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Vì vậy, giá nhà ở neo mức cao, người dân khó tiếp cận, tác động đến tính thanh khoản. Lượng giao dịch bất động sản giảm, nhất là trong quý IV/2022.
Cùng với đó là những khó khăn của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Việc khó tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiến cho dự án bất động sản dừng thi công. Ngoài ra, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên vật liệu tăng... khiến một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất, kinh doanh, giảm lao động, nhà thầu phải dừng thi công...
Ngoài ra còn những khó khăn do tâm lý khách hàng. Một số dự án không bảo đảm pháp lý khiến các nhà đầu tư, người dân mất lòng tin.
Trao đổi về hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng, Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, Tổ công tác đã làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, ghi nhận một số nhóm vấn đề vướng mắc có thể tác động đến thị trường bất động sản. Vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn và việc thực thi pháp luật chưa nghiêm ở một số địa phương, dự án; vướng mắc liên quan pháp luật đất đai; vướng mắc liên quan quy hoạch; vướng mắc liên quan đến pháp luật về đầu tư, đấu thầu dự án có đất công xen kẽ; vướng mắc về hoạt động đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Với nhóm giải pháp thúc đẩy dự án đang triển khai, các bộ, ngành, địa phương rà soát dự án đang triển khai đủ điều kiện pháp lý, có khó khăn sẽ đôn đốc; các dự án còn vướng pháp lý thì làm rõ nội dung vướng mắc để tháo gỡ, nhất là dự án nhà ở thương mại. Hiện cả nước còn hơn 1.000 dự án ở nhóm này, khi được tháo gỡ khó khăn, sẽ tạo nguồn cung đáng kể cho thị trường – Thứ trưởng thông tin.
Về các giải pháp lâu dài, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, cần tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, các địa phương tích cực nắm bắt tình hình doanh nghiệp trên địa bàn để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển ổn định, lành mạnh.
Lập Tổ công tác của Thủ tướng gỡ khó hàng loạt dự án bất động sảnTổ công tác có 8 thành viên do Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng cùng các thành viên của Văn phòng Chính phủ, các Bộ Công an, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước." alt=""/>Gỡ vướng hơn 1.000 dự án bất động sản, báo cáo Thủ tướng trong tháng 12