"Điều dưỡng viên" đặc biệt
Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường (SN 1993, Quận 3, TP.HCM) chia tay Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi (TP.HCM) sau hơn 5 tháng giữ vai trò “điều dưỡng viên đặc biệt”.
Hơn 5 tháng trước, Trường đến bệnh viện trong tình trạng phải thở máy, suy hô hấp, tổn thương phổi nặng vì nhiễm Covid-19. Tại bệnh viện, những cơn ho thắt ngực cùng nỗi sợ hãi khiến anh muốn buông bỏ tất cả.
Trường từng nghĩ đến việc trèo rào, trốn viện ra ngoài để “sống được ngày nào hay ngày đó”. Thế nhưng, hình ảnh y bác sĩ người ướt đẫm mồ hôi vẫn tận tình chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân đã thay đổi suy nghĩ của Trường.
Hà Ngọc Trường sau 5 tháng tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Anh nhận thấy sự sống thật đáng quý và quyết định phải sống tiếp để về với gia đình, người thân. Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Những ngày nằm trên giường bệnh, Trường nhìn thấy, cảm nhận được sự vất vả, khổ cực của các y bác sĩ trong việc giành giật sự sống cho từng bệnh nhân.
Anh cũng thấu hiểu nỗi cô đơn, đau đớn của các bệnh nhân trở nặng. Họ thiếu vắng bàn tay chăm sóc, niềm an ủi, động viên của người thân dù đang phải chiến đấu với căn bệnh đáng sợ.
Không thể ngồi yên, Trường quyết định xin bệnh viện cho mình được hỗ trợ y bác sĩ trong việc chăm sóc người bệnh. Thời gian đầu, khi vẫn còn bị những cơn ho khan hành hạ, Trường nhận nhiệm vụ đưa cơm, lấy nước cho bệnh nhân.
5 tháng trước, khi bệnh tình thuyên giảm, Trường xin ở lại bệnh viện chăm sóc người bệnh. |
Sau đó, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 cao tuổi, có bệnh nền, thậm chí khuyết tật, chỉ có thể nằm hoặc ngồi xe lăn… Thấy bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân, Trường đến đút cơm, nước cho họ.
Trường kể: “Khi còn ở khu điều trị đặc biệt, tôi từng trải qua cảnh nằm một chỗ trên vị trí mình tự làm bẩn suốt mấy tiếng đồng hồ. Khi thấy các bệnh nhân khác phải nằm trong tình cảnh ấy, tôi đến thay áo, lau mình cho họ”.
“Sau đó, tôi gội đầu cho các bệnh nhân đang phải thở oxy. Ban đầu, tôi lau mình cho các bệnh nhân 2 lần/ngày. Sau này, khi bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 hơn, dù cố gắng lắm, tôi cũng chỉ có thể lau mình cho họ mỗi ngày 1 lần thôi”, anh nói thêm.
Ban đầu, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, đưa cơm, nước cho bệnh nhân. |
“Mong mọi người sống an vui”
Ngoài chăm sóc bệnh nhân, Trường tình nguyện làm lao công quét dọn vệ sinh phòng bệnh. Ngay khi sức khỏe ổn định, đủ điều kiện xuất viện, Trường tiếp tục tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0.
Anh được các y bác sĩ tại đây hướng dẫn cách thay bình oxy, kiểm tra và thay dịch truyền, hỗ trợ đặt nội khí quản… Chỉ một thời gian ngắn, Trường biết cách đo dấu hiệu sinh tồn, xem các chỉ số báo hiệu của máy thở để kịp thời thông tin đến bác sĩ.
Suốt 5 tháng làm tình nguyện viên, Hà Ngọc Trường luôn trong tình trạng bận rộn, tất bật với công việc chăm sóc bệnh nhân. Anh không từ chối công việc nào được y bác sĩ phân công hay người bệnh yêu cầu.
Khi sức khỏe hồi phục, Trường thay tã, đút cơm, tắm gội cho người bệnh nặng. |
Thậm chí, khi nhận tin mẹ bị nhiễm bệnh và chuyển biến nặng, Trường vẫn không lơ là công việc của mình. Đến khi hay tin mẹ mất, anh đau đớn tột cùng với ý nghĩ “mình đem dịch bệnh về lây cho mẹ”.
Trường xót xa, đau buồn vì chưa kịp báo hiếu cho mẹ một lần. Thời khắc mẹ đau bệnh, một mình chống chọi với căn bệnh đáng sợ, anh cũng không được ở bên, chăm sóc. Tuy vậy, Trường đã biến những đau thương ấy thành động lực để giành giật sự sống cho các bệnh nhân.
“Trước đó, tôi nỗ lực giúp đỡ bệnh nhân với hy vọng giảm tải cho các y bác sĩ. Sau này, tôi càng cố gắng hơn với mong muốn ai cũng sẽ vượt qua bệnh tật. Tôi luôn mong các bệnh nhân khỏi bệnh, ai cũng xuất viện, sống an vui”, Trường nói.
Anh chăm sóc những bệnh nhân lần đầu quen biết như người thân của mình. |
Thế nên, ban ngày, Trường dọn vệ sinh, thay tã, tắm gội cho bệnh nhân. Đêm về, khi có bệnh nhân trở nặng, anh không ngủ, thức cùng bác sĩ theo dõi, chăm sóc. Lúc cao điểm, anh hỗ trợ vòng ngoài, cung cấp các trang thiết bị cần thiết để giúp bác sĩ cấp cứu bệnh nhân.
Từng có thời điểm rơi vào tuyệt vọng, Trường hiểu rõ tầm quan trọng của sức mạnh tinh thần trong việc đối đầu với Covid-19. Mỗi ngày, Trường cố gắng tạo niềm vui, đem nụ cười, tinh thần lạc quan đến mọi giường bệnh bằng cách nói chuyện dí dỏm, hài hước.
Công việc của Trường không chỉ giảm tải cho y bác sĩ mà còn giúp F0 không có người thân bên cạnh thêm vững tâm vượt qua bệnh tật. |
Anh cũng cố gắng liên hệ, kết nối người bệnh với thân nhân qua các cuộc gọi trực tuyến. Việc này giúp bệnh nhân vững tâm, vui hơn khi đang phải một mình điều trị Covid-19.
Anh nói: “Tôi luôn tạo ra không khí vui vẻ, lạc quan cho phòng bệnh. Tuy vậy, cũng có lúc tôi rất buồn. Đó là những lúc tôi biết được một bệnh nhân nào đó sẽ không qua khỏi nhưng chẳng thể làm được gì thêm”.
“Những lúc ấy, tôi chỉ biết ngồi kề bên và cố gắng thực hiện mọi ước muốn cuối cùng của họ. Khi quyết định ở lại chăm sóc bệnh nhân, tôi xem họ như người thân của mình. Tôi luôn cố gắng chăm sóc, lo lắng cho họ như lo cho chính người thân, gia đình của mình”, anh nói thêm.
Trường nói anh luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu xã hội, cộng đồng cần đến mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường quyết định xuất viện về nhà, kết thúc hành trình thiện nguyện chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi từ 16/6.
Anh chia sẻ rằng, dù không mong muốn nhưng nếu bệnh viện cần, anh vẫn tiếp tục công việc tình nguyện. Bởi, thiện nguyện đã cho anh hiểu được giá trị cuộc sống.
Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Hà Ngọc Trường nhiễm bệnh, phải vào bệnh viện điều trị. Tại đây, anh tình nguyện hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc người bệnh. Sau khi khỏi bệnh, Trường tiếp tục tình nguyện xin ở lại bệnh viện suốt 5 tháng để hỗ trợ y bác sĩ, chăm sóc bệnh nhân. Với những cống hiến của mình, Trường lọt vào đề cử Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021. Mời độc giả bình chọn cho nhân vật TẠI ĐÂY. |
Bài, clip: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mẹ của Trường mới mất vì Covid-19 nhưng anh nén đau thương, tình nguyện ở lại bệnh viện dã chiến để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, cùng họ giật lại sự sống.
" alt=""/>Nếu họ mất vì Covid“Ngày đó, Chris còn xin đổi chỗ để ngồi kế bên tôi nữa. Tháng 6/2012 ngay sau khi tốt nghiệp cấp ba, chúng tôi tổ chức đám cưới. Đến tháng 6 sắp tới là tròn 10 năm hai đứa kết hôn rồi”, Danh kể lại.
Sau khi học xong bậc tiểu học tại Việt Nam, Danh theo gia đình sang Mỹ sinh sống, học tập. Cô dễ dàng hòa nhập hơn với môi trường sống mới từ khi có Chris xuất hiện. Giờ đây, cùng với Chris, mỗi nơi hai vợ chồng đi qua đều là tổ ấm.
Cặp vợ chồng ghi lại kỷ niệm tại Italy. |
“Chồng tôi là quân nhân, thường phải thay đổi nơi đóng quân mỗi 2-3 năm/lần. Dù phải cùng anh di chuyển nhiều, tôi vẫn thấy rất vui và ấm áp. Chúng tôi tâm niệm rằng đã là vợ chồng thì phải thấu hiểu, nhường nhịn nhau thì nhà mới yên ấm. Tôi chưa từng mệt mỏi khi phải chuyển nhà nhiều lần cùng anh”, Danh nói.
Cô gái 27 tuổi cũng chưa từng một lần nuối tiếc khi lấy chồng năm 17 tuổi. Với cô, kết hôn sớm chính là điều kiện để hai người cùng nhau trải qua những thay đổi và biến cố trong cuộc đời, từ đó thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
Cả hai ghi lại khoảnh khắc đẹp tại Indonesia. |
“Vợ chồng tôi thống nhất với nhau rằng có chuyện gì không vừa ý thì đóng cửa, ngồi xuống nói chuyện và giải quyết cho ra nhẽ. Chồng tôi thường nói ‘Đừng đi ngủ khi còn đang giận và ấm ức chuyện gì về nhau’”, Danh bày tỏ.
Cùng nhau đi du lịch
Không chỉ đồng điệu trong tính cách, Danh và chồng còn có chung sở thích đi du lịch. Đặc thù công việc phải di chuyển đến nhiều nước của Chris càng là cơ hội để cặp vợ chồng được khám phá nhiều hơn những miền đất mới mẻ.
Danh và Chris trong một chuyến đi về TP.HCM. |
Theo Danh, vợ chồng cô thường dành những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ dài để cùng nhau du lịch, nghỉ ngơi sau quãng thời gian làm việc mệt mỏi. Đây cũng là lúc để cả hai học hỏi thêm nhiều điều mới, lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ để có thể cùng nhau nhìn lại khi về già.
“Từ 2018 đến 2020, chồng tôi làm nhiệm vụ tại Hàn Quốc. Từ 2020 đến 2024, anh lại chuyển sang Đức. Sinh sống tại những nước ngoài như vậy giúp chúng tôi du lịch được nhiều hơn. Đến hiện tại, cả hai đã cùng nhau đi qua 17 quốc gia/vùng lãnh thổ khắp thế giới”, Danh kể lại.
Đôi vợ chồng trẻ tại Sapa. |
Danh thích vi vu khắp nơi vào những ngày hè ấm áp, tìm kiếm điểm đến văn hóa để tham quan, nghỉ dưỡng. Đối lập, Chris lại yêu thích du lịch mạo hiểm với leo núi, trượt tuyết, lướt sóng hoặc đạp xe địa hình.
Dù khác biệt về sở thích, Chris thường là người nhường nhịn vợ, lựa chọn đi những nơi mà cô thích.
Nhưng cả hai đều có chung một điểm đến đặc biệt yêu thích, đó chính là Việt Nam.
“Với hai đứa, dù có đi đâu và ở đâu đi nữa, thì nơi chốn đẹp nhất, kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn là những lần về Việt Nam. Ở TP.HCM, dù chỉ là ngồi lề đường ăn tô phở 15.000 đồng hay nắm tay nhau đi trên đường phố nắng gắt, tôi vẫn thấy hạnh phúc. Tôi rất vui khi được kể với chồng về nơi mình sinh ra và lớn lên, cho anh thấy con người Việt Nam hiền hòa, đáng yêu đến nhường nào”, Danh nói.
Lần gần nhất, Danh và Chris về Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán năm 2020. Cả hai có dự định về Việt Nam nhiều hơn nếu không có Covid-19.
Đại dịch cũng khiến cặp vợ chồng phải hủy bỏ rất nhiều chuyến đi dù đã lên kế hoạch từ lâu. Tuy vậy, cả hai đành chấp nhận để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
“Trong suốt năm 2020 và 2021, dịch bệnh lúc căng thẳng, lúc bình ổn, chúng tôi đi đâu cũng phải tính toán và tìm hiểu rất kỹ về quy định phòng dịch tại từng nơi. Giáng sinh vừa qua, chúng tôi đã cùng nhau sang Áo. Vì đã tiêm 3 mũi vaccine, chúng tôi không cần xét nghiệm trước chuyến bay”, cô kể lại.
Trong tương lai gần, điểm đến mà vợ chồng Danh mong chờ được ghé thăm nhất vẫn sẽ là Việt Nam. Cô đang chờ đợi tình hình dịch bệnh ổn định, các quy định di chuyển dễ dàng hơn, khi đó sẽ về nước thăm họ hàng, tận hưởng không khí ấm áp tại quê hương.
Đôi trẻ cùng vi vu khắp nhiều nơi như Mỹ, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Lào... |
“Hiện tại, vé máy bay từ Đức về Việt Nam vẫn rất đắt, quy định phòng dịch lại ngặt nghèo. Có lẽ trong năm nay, chúng tôi chỉ có thể du lịch một vài nơi ở châu Âu mà thôi, hẹn Việt Nam một ngày gần nhất khi mọi thứ thuận tiện”, Danh chia sẻ.
Theo Dân Trí
Qua những chuyến đi, chị Hà My thấy hai con mạnh dạn, tự lập hơn và biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cảnh quan, dọn dẹp sau khi cắm trại.
" alt=""/>Hành trình đi 17 quốc gia của cặp vợ Việt, chồng MỹMới đây, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã có buổi làm việc liên quan đến nội dung giải quyết đơn thôi việc cho chị N.B., nhân vật trong bài viết "Sống lao đao vì 2 năm bị Viện Y dược học dân tộc TPHCM treo đơn xin nghỉ"báoDân tríđăng tải ngày 30/9. Buổi làm việc có sự tham dự của hai thanh tra viên là ông T.M.Đ và ông L.P.T.
Theo biên bản làm việc ngày 8/10, Thanh tra Sở Y tế TPHCM thông tin lại nội dung đơn khiếu nại của chị N.B., gửi ngày 16/9. Theo đó, chị B. là nhân viên Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM, trong giai đoạn 2018-2022.
Ngày 1/12/2021, chị nộp đơn xin nghỉ việc vì nhà neo đơn, không người chăm sóc mẹ già trên 70 tuổi và báo cáo thôi việc từ ngày 15/1/2022 (45 ngày theo Luật Lao động). Ngày 7/12/2021, Viện Y dược học dân tộc TPHCM có văn bản phản hồi về việc chưa bố trí được người thay thế, chưa chấp nhận cho thôi việc.
Sự việc kéo dài đến ngày 10/6 nhưng chưa được giải quyết, chị B. đã gửi đơn khiếu nại lần 1 đến Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Sau đó, chị tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở Y tế để được bảo vệ quyền lợi.
Chị N.B. cho biết, buổi làm việc ngày 8/10 diễn ra trong không khí cởi mở, rõ ràng. Chị B. được trao đổi trực tiếp với Thanh tra Sở Y tế, nêu việc đã gửi đơn khiếu nại lần 1 đến Viện Y dược học dân tộc TPHCM vào tháng 6, nhưng không nhận được phản hồi. Hơn 30 ngày không được giải quyết, đến ngày 1/8, nữ nhân viên y tế gửi đơn khiếu nại lần 2 đến Viện Y dược học dân tộc TPHCM, sau đó mới tiếp tục gửi đơn đến Sở Y tế.
Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho chị B. biết, hiện pháp luật Việt Nam có 3 dạng đơn, gồm: Đơn khiếu nại (theo Luật Khiếu nại 2011), đơn tố cáo (theo Luật Tố cáo 2018) và đơn phản ánh, kiến nghị (theo Luật Tiếp công dân 2013). Theo nội dung biên bản làm việc, Thanh tra Sở Y tế đề nghị chị B. xác định lại đơn gửi có đúng mục đích khiếu nại hay không.
Nữ nhân viên y tế đã chia sẻ, hiện Viện Y dược học dân tộc TPHCM chỉ cho biết sẽ đề xuất kỷ luật chị bằng hình thức buộc thôi việc, thể hiện trong các biên bản chị đã gửi cho Thanh tra Sở Y tế. Mốc thời gian Viện Y dược học dân tộc TPHCM không chấp nhận giải quyết đơn nghỉ việc là từ ngày 14/1/2022.
Lúc này, theo chị B., đại diện Thanh tra Sở Y tế đã giải thích từ mốc thời gian nêu trên đến ngày chị gửi đơn khiếu nại lên Sở Y tế là hơn 2 năm 9 tháng, hết thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại (90 ngày).
Chị B. tiếp tục chia sẻ, tại buổi làm việc vào tháng 3, Viện Y dược học dân tộc TPHCM yêu cầu chị đến làm việc thêm một thời gian, để nơi này giải quyết đơn xin nghỉ từ thời điểm quay lại làm việc nêu trên. Lúc này, chị B. đề cập việc sẵn sàng viết đơn xin nghỉ việc không hưởng lương để được giải quyết ngay, vì hoàn cảnh thực tế không thể trở lại làm việc, nhưng phía Viện Y dược học dân tộc TPHCM không chấp nhận.
Cũng qua tường thuật của chị B., trong buổi gặp mặt, Thanh tra Sở Y tế TPHCM phân tích, chị B. là viên chức, khác với người lao động, nên Viện Y dược học dân tộc TPHCM áp dụng xử lý đơn nghỉ việc theo Luật Viên chức (thay vì theo Luật Lao động). Viện Y dược học dân tộc TPHCM tiến tới thi hành quy trình kỷ luật vì nhiều lần yêu cầu chị B. quay trở lại vị trí làm việc, nhưng nữ nhân viên không chấp hành.
"Thanh tra Sở Y tế TPHCM nói rằng, tôi là viên chức, dù được quyền nộp đơn xin nghỉ việc vẫn phải do thủ trưởng đơn vị xem xét, sau đó ra văn bản phản hồi có chấp nhận giải quyết thôi việc hay phải chờ sắp xếp, bố trí công việc. Nghĩa là thời gian để được quyết định cho nghỉ việc có thể nhiều hoặc ít hơn con số 45 ngày từ lúc xin nghỉ (theo Luật Lao động), tùy tình hình ở Viện, thuộc thẩm quyền xem xét của Viện trưởng, người đứng đầu cơ quan.
Thanh tra Sở Y tế nói tôi là viên chức phải thực hiện đúng quy định, khác với người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Nếu không chấp hành thì thủ trưởng cơ quan có thể xem xét kỷ luật", chị B. thuật lại.
Kể thêm buổi làm việc ngày 8/10, chị B. nói đã đề cập với Thanh tra Sở Y tế về việc Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ những quy định xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc bằng các hình thức cụ thể là khiển trách, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc ở nghị định trước đó. Vậy hiện nay, không còn quy định cụ thể về hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng.
Thanh tra Sở Y tế đã trả lời chị B., rằng điều này đúng nhưng chưa đủ, vì Nghị định 112 không nêu rõ các hình thức kỷ luật, nhưng không có nghĩa rằng viên chức sẽ không bị kỷ luật. Theo chị B., Thanh tra Sở Y tế TPHCM nói với chị rằng, theo quy định hiện tại, viên chức muốn nghỉ việc phải phụ thuộc vào quyết định lãnh đạo đơn vị, nhưng không có quy định mốc thời gian cụ thể xem xét giải quyết đơn xin nghỉ việc.
Nữ nhân viên y tế cho rằng, nếu không có quy định rõ ràng thời gian giải quyết thôi việc sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của viên chức, người lao động. Ngoài ra, chị có lý do nghỉ việc chính đáng, khi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bất khả kháng, không thể đi làm, và có các giấy tờ xác nhận.
Chị B. tiếp tục được Thanh tra Sở Y tế chia sẻ việc pháp luật vẫn có Luật Khiếu nại để người lao động khiếu nại, để đảm bảo quyền lợi. Ngoài ra, nếu chứng minh, trình bày được lý do chính đáng, chị B. có thể được hội đồng kỷ luật của Viện Y dược học dân tộc TPHCM xem xét không kỷ luật. Trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật (nếu có), nhân viên y tế có quyền khiếu nại.
Chị B. có thắc mắc thêm, nếu chưa được giải quyết nghỉ việc thì chị vẫn còn là viên chức, vì sao khi sinh con không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM hỗ trợ hưởng chế độ thai sản?
"Phía Thanh tra Sở Y tế TPHCM nói, họ chỉ có nhiệm vụ xử lý và giải quyết đơn thư. Những công tác về tổ chức, chế độ thai sản, nếu tôi có thắc mắc cần gửi phản ánh, kiến nghị đến nơi có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết. Nếu Viện Y dược học dân tộc TPHCM thừa nhận sai, viên chức có thể đưa ra các yêu cầu như xin lỗi, bồi thường…", chị B. kể lại nội dung Thanh tra Sở Y tế TPHCM trả lời.
Ngày 12/10, lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM xác nhận với phóng viên Dân trí, cơ quan này đã mời chị N.B. lên làm việc vào ngày 8/10, trong buổi họp đã hướng dẫn chi tiết cho nữ viên chức trên các thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu chị B. vẫn cần hỗ trợ, Thanh tra Sở Y tế TPHCM có thể tổ chức thêm buổi tiếp dân để trao đổi cho chị lần nữa.
Liên quan đến các vấn đề bất cập tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM do báo Dân tríphản ánh, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết vẫn đang trong quá trình thanh tra, làm rõ.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 1/12/2021, chị N.B. nộp đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình, báo cáo với Viện Y dược học dân tộc TPHCM sẽ thôi làm việc từ ngày 15/1/2022 (tức đúng 45 ngày sau khi nộp đơn theo Luật Lao động). Sau đó, Viện Y dược học dân tộc TPHCM viện dẫn "do yêu cầu công tác, chưa bố trí được người thay thế" và do viên chức "tự ý nghỉ việc", nên đơn xin nghỉ việc của chị B. không được giải quyết.
Sau hơn 2 năm bị "treo" đơn, cuộc sống gia đình nữ nhân viên y tế lao đao vì không xin được việc mới, không nhận được các khoản hỗ trợ thai sản khi sinh con, không được đóng bảo hiểm từ năm 2022.
Tương tự, chị M.T. cũng không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải quyết nguyện vọng xin nghỉ việc từ đầu năm 2023 đến năm 2024, dù liên tục trình bày hoàn cảnh khó khăn. Hậu quả, nhiều tháng qua chị không có việc mới, cuộc sống và kinh tế gia đình bị ảnh hưởng nặng.
" alt=""/>Bị treo đơn nghỉ, viên chức Viện Y dược học dân tộc TPHCM phải "ngậm đắng"?