Theữnglýdokhiếnchođiệnthoạicủabạntrởnênchậmchạkêt qua bong đao thời gian sử dụng, có rất nhiều nguyên nhân khiến smartphone trở nên chậm. May mắn thay, phần lớn những nguyên nhân này có thể xử lý và ngăn chặn được nếu có kiến thức phù hợp. Dưới đây là một số lý do dẫn đến tình trạng này.
Ứng dụng chạy nền
Chúng ta thường cài đặt nhiều ứng dụng, và có lẽ sau đó quên xóa bớt những thứ hiếm khi hay chẳng bao giờ dùng đến. Nhiều ứng dụng trong số đó yêu cầu tài nguyên nền, làm mới dữ liệu, kết nối mạng, hay giám sát một số phần nào đó của hệ thống trong nền để phục vụ những mục đích nhất định.
Bạn có thể áp dụng một số cách như sau: Xóa bỏ các ứng dụng cũ và không được sử dụng là một cách bảo trì hệ thống quan trọng và rất đơn giản. Thật may mắn, các phiên bản Android gần đây càng tạo điều kiện dễ dàng hơn bao giờ hết, cung cấp các công cụ dọn dẹp bộ nhớ trong có thể tự động xóa các ứng dụng bạn không sử dụng đến trong thời gian dài.
Để kiếm tra những dịch vụ nào hiện đang chạy trên điện thoại của bạn, bạn cần kích hoạt "Developer Options" bằng cách gõ 7 lần vào phần số bản dựng nằm trong Setting > About phone. Từ đó bạn vào Developer Options và bấm vào "Running services”. Một cách khác đó là bạn có thể chạy ứng dụng theo dõi dịch vụ như Greenify hoặc Servicely để xem những dịch vụ này ảnh hưởng đến tài nguyên hệ thống và thời lượng pin theo thời gian như thế nào. Điều này sẽ giúp xác định những ứng dụng tồi tệ nhất để gỡ bỏ nhằm cải thiện hiệu năng.
Bộ lưu trữ đầy và sự phân mảnh
Tốc độ ghi của các ổ flash NAND (bộ nhớ lưu trữ trong) sẽ bị chậm đi khi bạn lấp đầy nó, có thể đây là lý do tại sao điện thoại của bạn có cảm giác khá chậm chạp. Điều này có thể do sự tồn đọng của các ứng dụng, những bức ảnh và video không được xóa đi trong nhiều năm...
Android sẽ hiển thị một thông báo khi bạn hết bộ nhớ, cung cấp các tùy chọn để dọn dẹp các tập tin media và ứng dụng không sử dụng. Tốt nhất bạn nên chủ động xử lý tình hình trước khi nó xảy ra, có thể bằng cách tự mình xóa bỏ các tập tin bằng tay hay sử dụng tính năng dọn dẹp bộ nhớ tích hợp trong điện thoại.
Thậm chí nếu bạn không thấy một trong những thông báo "dọn dẹp bộ nhớ" nói trên, thì bộ nhớ bị rối loạn bởi các ứng dụng lâu năm và đã bị xóa nhưng vẫn có thể làm chậm hệ thống. Chúng ta vẫn hay gọi điều này là "phân mảnh". Phân mảnh cũng xảy ra vì các vùng bộ nhớ bị lỗi.
Bộ nhớ flash và ổ SSD không có các bộ phận di dời như các ổ cứng cũ, do đó sự giảm sút hiệu năng đọc ngẫu nhiên không phải là vấn đề, nhưng tình trạng độ trễ tăng lên khi truy xuất dữ liệu từ các khối không được tổ chức sẽ có thể xảy ra. Việc theo dấu các tập tin đã bị phân mảnh trên một ổ đĩa rất lớn có thể làm tăng thời gian quét và lỗi hiệu suất đáng kể cho việc ghi dữ liệu lên một ổ flash bị phân mảnh khi tìm không gian trống trên một ổ đĩa như vậy là không hề dễ dàng.