Nỗ lực này đã gây được chú ý trong cộng đồng khởi nghiệp và đã được các kênh BBC News và StartupDaily đưa tin. Khi đề cập đến vấn đề này, Melvin Chee cho biết:
"Tôi đã quyết định bắt đầu ngay sau khi có kinh nghiệm khi thảo luận về Oberlo trên một nhóm Facebook từ tháng Mười Hai. Tôi nghĩ tại sao mình không thử trong kỳ nghỉ này và thế là mọi thứ bắt đầu".
Dropshipping là gì?
Với dropshipping, chủ sở hữu cửa hàng thương mại điện tử có thể bán và giao sản phẩm đến khách hàng mà không cần nhìn thấy hoặc xử lí trực tiếp các sản phẩm. Khi bán một sản phẩm, đơn giản là bạn mua nó từ nhà cung cấp và sản phẩm này sẽ được vận chuyển trực tiếp đến khách hàng. Dropshipping còn khá mới mẻ và còn xa mới có thể đạt tới sự hoàn hảo nhưng rõ ràng đây là một trong những cách đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp với một cửa hàng trực tuyến.
Melvin đã bắt đầu với số vốn đầu tư chưa đến 100 USD. Tất cả những gì anh chàng này cần là thời gian, một tên miền và thuê bao Shopify + Oberlo. Anh cho biết: "Dropshipping cho phép tôi tập trung vào những gì mình làm tốt nhất, đưa vào vận chuyển và giao hàng cho khách".
Chọn ý tưởng cho sản phẩm
Sau khi tiếp cận hàng ngàn sản phẩm, Melvin đang bắt đầu bằng cách chọn sản phẩm cho cửa hàng của mình – quần áo. Sau đó anh thu hẹp các thể loại, giữ lại những mặt hàng có khả năng hút khách và loại bỏ những sản phẩm ít được người dùng chú ý.
Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị “Khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển KT-XH” tổng kết công tác năm 2016 và triển khai kế hoạch 2017 của Bộ KH&CN.
Theo thông báo, Thủ tướng nhận định, thời gian qua lĩnh vực KH&CN nước ta tiếp tục phát triển và đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển KT-XH chung của đất nước. Xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đứng thứ 59/140 quốc gia và vùng lãnh thổ, cao hơn xếp hạng về kinh tế; riêng các chỉ tiêu đầu ra liên quan trực tiếp đến KH&CN nằm trong nhóm 50.
Số lượng doanh nghiệp KH&CN cũng tăng nhanh, ứng dụng KH&CN trong nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong y tế, nông nghiệp. Khoa học xã hội có đóng góp tích cực trong xây dựng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại như: chỉ số sẵn sàng công nghệ của Việt Nam chỉ đứng thứ 92; mối quan hệ giữa nghiên cứu và ứng dụng còn bất hợp lý; hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ còn hạn chế; nhiều đề tài chưa sát thực tế; quản lý nhà nước về KH&CN còn bất cập, nhất là về sở hữu trí tuệ và đo lường tiêu chuẩn chất lượng; cơ chế chính sách còn chưa phù hợp, chưa phát huy được nhiều nguồn lực xã hội vào phát triển KH&CN; sự phối hợp giữa viện - trường trong nghiên cứu, phát triển KH&CN còn hạn chế.
Thủ tướng nhấn mạnh, để KH&CN thực sự trở thành quốc sách, là động lực phát triển KT-XH đất nước, ngành KH&CN cần đặc biệt quan tâm, chú trọng thực hiện tốt các mục tiêu đổi mới thể chế, cơ chế chính sách về KH&CN; đẩy mạnh chăm lo, phát triển nguồn nhân lực trong đó con người, cán bộ KH&CN có trình độ, chất lượng mang tính quyết định; phát triển cơ sở hạ tầng cho KH&CN; nâng cao năng lực hội nhập quốc tế của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy KH&CN phát triển; nâng cao hiệu quả của việc xác lập, thực thi quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN.
" alt=""/>Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ