“Truyền thông báo chí với phòng, chống tác hại thuốc lá”
作者:Công nghệ 来源:Công nghệ 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-17 00:13:46 评论数:
Ngày 27/2/2014,ềnthôngbáochívớiphòngchốngtáchạithuốclábxh cup c2 tại Hội trường Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (46 Tràng Thi – Hà Nội) đã diễn ra hội thảo với chủ đề “truyền thông báo chí với phòng, chống tác hại thuốc lá” nhằm định hướng hoạt động trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian tới.
Hội thảo có sự góp mặt của Văn phòng Ủy ban Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia (VINACOSH), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Quốc tế phòng chống Lao và Bệnh phổi (The Union), đại diện của các tổ chức trong lĩnh vực phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn Hà Nội, đại diện các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và có sự tham gia của hơn 30 cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn Hà Nội.
Hội thảo “truyền thông báo chí với phòng, chống tác hại thuốc lá” |
Luật PCTHTL đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2012 và chính thức có hiệu lực ngày 01/05/2013. Trong quá trình vận động để ban hành Luật và triển khai thực thi Luật, các cơ quan truyền thông báo chí đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, tuy nhiên vẫn còn nhiều người dân chưa nắm được các quy định của Luật.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi Luật PCTHTL, đặc biệt là công tác kiểm tra thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại các địa điểm chưa thật sự tốt, do đó hiện tượng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại nhiều địa điểm công cộng còn khá nghiêm trọng, ý thức chấp hành Luật của một bộ phận người dân còn chưa cao.
Mô hình thành phố không khói thuốc đã được thực hiện tại TP Huế và Nha Trang. |
Trong thời gian tới, Luật PCTHTL sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 với mục tiêu chính là giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây ra. Giảm tỉ lệ hút thuốc lá trong một số nhóm đối tượng sau: Thanh thiếu niên (từ 15 đến 24 tuổi): giảm từ 26% 2011 xuống 18% 2020; Nam giới: từ 47% 2011 xuống 39% năm 2020; Nữ giới xuống 1,4% năm 2020, đồng thời tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc.
Để thực hiện được mục tiêu chung, công tác truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến và giám sát việc thực thi tại các khu vực cấm hút thuốc như: bệnh viện, trường học, nơi làm việc và một số nơi công cộng…
Nguyễn Nhung