Soi kèo phạt góc Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
èophạtgócValladolidvsRealMadridhngàbongda.com.com vn Nguyễn Quang Hải - 25/01/2025 08:20 Kèo phạt góc
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1: Đối thủ yêu thích
-
LTS: Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024. VietNamNet xin trân trọng đăng tải bài viết của tác giả Lưu Mai Anh, ĐH Quốc gia Hà Nội về Tổng Bí thư. Bài viết được đăng trong cuốn “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế” và cuốn “Người Văn – Nghĩ và Sống” nhân kỷ niệm 50 năm tựu trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lớp Văn khóa VIII (1963 – 1967).
Tôi nghe nói về GS Nguyễn Phú Trọng đã lâu nhưng mãi thời điểm ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, tôi mới có dịp gặp. Nơi làm việc của ông tại trụ sở Thành uỷ Hà Nội thật đơn sơ, bình dị. Là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, dù khi ấy đang rất bận rộn với công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và biết bao công việc của Thành phố, nhưng ông vẫn cởi mở, chân tình tiếp tôi như với một người đã từng thân quen từ lâu. Với chất giọng trầm ấm, ông lần lượt trao đổi theo vấn đề tôi nêu, mà lại như những câu chuyện tự sự sâu lắng…
GS Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/04/1944, trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hai cụ thân sinh đều làm ruộng, sống ngay thẳng, nhân hậu và giữ nếp gia phong. Các anh chị em đều thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Năm 1947, ông theo gia đình tản cư lên Thái Nguyên. Năm 1950, ông hồi cư về sống trong vùng tề, hàng ngày chứng kiến biết bao cảnh đói khổ, giặc Pháp lùng sục, vây ráp, bắt bớ, tra tấn cán bộ du kích, Việt Minh. Làng xóm lúc nào cũng nơm nớp, lo sợ. Năm 1952, ông bắt đầu đi học thầy giáo trường làng - một thầy giáo già đức độ nhưng nghiêm khắc.
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quê hương giải phóng, cậu học trò Nguyễn Phú Trọng được đi học trong không khí hoà bình, phấn khởi. Lớp 2 và lớp 3 ông học ở xã nhà. Khi lên lớp 4, ông phải đi học xa, vì hai xã mới có một lớp.
Trời rét cắt da cắt thịt cũng chỉ có vài manh áo mỏng, chân đi đất, phải đốt than bỏ vào ống bơ để sưởi ấm dọc đường. Lớp học là một gian "tảo mạc" tuềnh toàng của khu đình cổ. Được cái ông học rất "sáng dạ" nên năm nào cũng đứng ở tốp dẫn đầu lớp.
Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại Gia Lâm, Hà Nội. Nhà xa, lại cách trở con sông Đuống, ông và các bạn phải đi học từ 3 - 4 giờ sáng. Mùa hè còn đỡ, mùa đông rất vất vả, nhiều hôm trời mưa, đò không chở sớm, ông đành đến lớp muộn. Được một thời gian, phải trọ học.
Vài ba anh em ở nhờ một nhà dân, tự lo cơm nước và giúp đỡ nhau học tập. Ăn uống kham khổ, thiếu thốn, nhiều lúc ông phải vừa học vừa tự lao động kiếm sống. Có lẽ vì thế mà người thanh niên Nguyễn Phú Trọng đã sớm có ý thức tự lập và có ý chí vươn lên.
Ngay từ nhỏ, ông đã rất thích văn học dân gian và thường ước mơ được theo nghề văn hoặc nghề báo. Ham học lại thông minh nên học hết lớp 10, ông thi đỗ ngay vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoá 1963 - 1967).
Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú TrọngTrường sở lúc này còn phân tán. Năm đầu học ở khu Chùa Láng, năm sau chuyển về khu Mễ Trì. Từ năm 1965 đến năm 1967, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Đó là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang hồi quyết liệt, nhưng thầy và trò nhà trường vẫn nêu cao quyết tâm dạy tốt và học tốt. Mỗi khi nhớ lại những tháng ngày học tập tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS. Nguyễn Phú Trọng không khỏi bồi hồi xúc động pha lẫn sự tự hào.
Ông kể: "Vào một buổi sáng đẹp trời, đầu tháng 9.1963, chúng tôi tập trung ở giảng đường 1 - phố Lê Thánh Tông (tức khu 19 Lê Thánh Tông bây giờ). Trước lúc điểm danh, tôi đứng chơi dưới vườn Tao đàn. Ngước nhìn lên cổng trường ngắm mãi dòng chữ "Trường Đại học Việt Nam" sao mà cảm thấy lâng lâng, hãnh diện. Gặp nhau buổi đầu còn bỡ ngỡ, làm quen còn rụt rè, nhưng thấy bạn hữu ai cũng "siêu" cả, không học sinh giỏi nhất, nhì Văn toàn miền Bắc (lúc đó miền Nam chưa được giải phóng) thì cũng đứng đầu hàng tỉnh…".
Cuối năm 1964 - đầu năm 1965, trong không khí sục sôi đánh Mỹ, thanh niên học sinh đua nhau viết đơn bằng máu tình nguyện xin vào Nam chiến đấu, hối hả luyện tập, tập trận giả, tập hành quân, báo động, đào hào, đào hầm… Một số thanh niên lớp ông lên đường vào Nam chiến đấu, một số "phải ở lại" để tiếp tục học tập - chuẩn bị hành trang tri thức phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.
Ông thuộc nhóm thứ hai. Mái trường đại học đã chắp cánh cho ước mơ của ông. Ông được học Văn học - ngành mà ông hằng yêu thích. Ông đặc biệt say mê đọc, học thơ ca dân gian, truyện cổ dân gian, thơ Nguyễn Du, Tản Đà, Nguyễn Bính, Tố Hữu… những hồn thơ thấm đậm chất dân gian. Ông học vào loại giỏi, lao động cừ, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp và Đoàn thanh niên.
Năm 1967, với sự hướng dẫn của GS Đinh Gia Khánh, cậu sinh viên năm thứ tư Nguyễn Phú Trọng đã bảo vệ thành công khoá luận tốt nghiệp về đề tài: "Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu" với điểm tối ưu duy nhất của khoá đó. Cùng năm này (1967), ông vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, một điều rất hiếm đối với sinh viên thời bấy giờ.
Nhà trường có ý định giữ ông lại làm cán bộ giảng dạy. Ông cảm thấy rất vui và hồi hộp chờ đợi. Nhưng rồi thực tế lại diễn ra theo chiều hướng khác: ông được điều động về công tác tại Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) - cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông hoàn toàn bất ngờ và không khỏi băn khoăn, lo lắng, nhưng đã là đảng viên thì phải chấp hành sự phân công của tổ chức.
Ông bắt đầu sự nghiệp ở Tạp chí Học tập bằng việc đọc, phân loại, ghi phích, làm công tác tư liệu. Ông kể: "Thú thật là những ngày đầu tôi thấy nản vì công việc khô khan, đơn điệu. Tôi ngỏ ý muốn được làm công tác nghiên cứu và biên tập về lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhưng các đồng chí lãnh đạo trả lời là làm gì thì cũng phải làm tư liệu, bắt đầu từ tích luỹ kiến thức.
Tôi nghe thấy có lý và cố quen dần với công việc". Từ đó, cùng với việc làm tư liệu, ông đặt cho mình nhiệm vụ viết bài, bắt đầu từ những chuyên đề nhỏ. Thế rồi bài báo đầu tiên của ông đã ra đời sau hàng năm trời thai nghén, ấp ủ (Bài "Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu" đăng trên Tạp chí Văn học số 11.1968).
Được các đồng nghiệp trong tạp chí động viên, giúp đỡ tận tình, cộng với sự cầu thị, ham học hỏi, ông tiến bộ khá nhanh. Năm 1971, theo chủ trương chung, ông được cơ quan phái đi thực tế dài hạn (1 năm) ở xã Phú Lãm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông ở nhà dân, ăn chung với dân, cũng "bám đội, lội đồng", tham gia lao động và sinh hoạt Đảng như một xã viên, đảng viên của xã.
Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngChiều 18/7/2024, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh Kinh tế chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Là học viên trẻ của Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ, nhưng ông đi học đúng vào thời điểm bố ốm nặng do bị tai biến mạch máu não, vợ mới sinh con, bản thân vừa mới phục hồi sức khoẻ sau một thời gian bị chảy máu dạ dày nên ông gặp không ít khó khăn.
Điều lý thú và bổ ích đối với ông lúc đó là được rảnh rang công việc, tập trung nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Riêng bộ "Tư bản" ông đã được học, được nghiên cứu trong gần một năm. Đó là một dịp hết sức hiếm và quý để ông có thể tự trau dồi thêm kiến thức, lấy đó làm nền tảng cho sự nghiệp sau này.
Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô). Ông lại đứng trước một loạt khó khăn mới: ngôn ngữ mới, ngành học mới; làm sao trong hai năm vừa nghe giảng, vừa thi, hoàn tất phần minimum về Xây dựng đảng, vừa viết và bảo vệ luận án tiến sĩ.
Ông thực sự lo lắng và chẳng có cách nào khác là lại phải quyết tâm "trần lưng ra chịu trận". Cuối cùng ông đã đạt được kết quả xứng đáng với công sức bỏ ra: thi đỗ phần minimum với điểm tuyệt đối và là người đầu tiên của Khoa bảo vệ thành công luận án, trước thời hạn hai tháng.
Tháng 8/1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10.1983), Trưởng ban (tháng 9.1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3.1989), Phó tổng biên tập (tháng 5.1990) rồi Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản (tháng 8/1991).
Ông còn nhớ, hồi học phổ thông ông thích nghề làm báo chỉ đơn giản là do cảm tính, thấy "được bay nhảy", "được đi đây đi đó", nhưng càng về sau này, qua thực tế công việc, ông càng hiểu nghề báo đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và càng yêu nghề báo hơn.
Gần 30 năm công tác tại Tạp chí Cộng sản, GS Nguyễn Phú Trọng đã kinh qua nhiều công việc và đã viết, biên tập hàng trăm bài báo lý luận với nhiều thể loại khác nhau, từ xã luận, chuyên luận, bình luận, tiểu phẩm đến giới thiệu sách, giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn, phê phán các biểu hiện sai trái, tiêu cực… với tất cả sự trải nghiệm và tâm huyết của mình với nghề.
Ông bảo: "Nghề báo là nghề cao quý, nhưng vô cùng gian khổ, khó khăn. Nhà báo phải hiểu đúng và nắm rất vững chức năng, nhiệm vụ của tờ báo mà mình phụng sự, cộng tác. Những người làm ở tạp chí lý luận chính trị như Tạp chí Cộng sản càng phải có cố gắng lớn, quyết tâm cao và thực sự có lòng say mê, yêu nghề, ham học hỏi và đặc biệt là có một phương pháp làm việc đúng".
GS Nguyễn Phú Trọng đã gắn bó và có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của Tạp chí Cộng sản, nhất là từ khi ông làm Phó tổng biên tập rồi Tổng biên tập, Tạp chí đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Các bài viết đã bớt tính kinh viện, bám sát các vấn đề của cuộc sống, có thêm nhiều hàm lượng thông tin; nhiều bài viết đã đi sâu vào thực tiễn, phục vụ đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Năm 1992, ông được phong học hàm phó giáo sư và 10 năm sau, ông được phong học hàm giáo sư...
Ông được cán bộ và nhân dân Hà Nội quý mến, tin tưởng bởi trí tuệ, phong cách, tinh thần làm việc, tính khiêm nhường và sự nhạy bén linh hoạt trong giải quyết công việc của ông. Nhiều người đã gửi thư bày tỏ tình cảm, sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có cá nhân ông.
Những người cùng làm việc hoặc đã từng gần gũi GS Nguyễn Phú Trọng cho biết, ông sống rất giản dị, chân thành, tôn trọng, gần gũi anh em, đồng nghiệp, sâu sát thực tế, luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng. Ông dường như chẳng có thời gian để nghỉ ngơi. Thứ bảy, chủ nhật ông "thư giãn" bằng cách đi cơ sở, xuống tiếp xúc với dân, khảo sát thực tế hoặc đi thăm bạn bè.
Báo chí đã kể nhiều về những chuyến đi của ông xuống tận địa bàn để tìm hiểu, kiểm tra và giải quyết những vấn đề khúc mắc, như: khu "xóm liều" Thanh Nhàn, khu xử lý rác thải Sóc Sơn, Công ty Vận tải xe buýt... những chuyến thăm viện dưỡng lão, trung tâm cai nghiện ma tuý, trung tâm bảo trợ xã hội, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn...
Ông là người có ý thức giữ gìn phẩm chất, đạo đức, không lợi dụng chức quyền để vun vén riêng tư cho cá nhân và gia đình. Đi làm, trưa ông vẫn thường ăn cơm ở nhà bếp tập thể cơ quan cùng anh em; những cuộc họp lớp gặp gỡ bạn cũ ông vẫn "mày tao chi tớ", sôi nổi như thủa sinh viên.
Ông thường bảo: "Con người ta mỗi người một số phận, hôm nay làm việc này, ngày mai có thể làm việc khác, sống với nhau cốt ở cái nghĩa, cái tình". Ông còn bộc bạch: "Tôi biết có nhiều việc mình chưa làm được, nhiều dự định chưa hoàn thành, trong công tác còn nhiều khuyết điểm; ở cương vị của người chèo lái, tuyệt đối không được phép chủ quan; trái lại phải cố gắng, nỗ lực hết mình mới có thể hoàn thành nhiệm vụ".
Năm 2000, cô Đặng Thị Phúc - giáo viên đã từng dạy GS Nguyễn Phú Trọng khi ông học lớp 4 - với tất cả tình cảm trìu mến, đã viết tặng ông bài thơ có đoạn:
"Ngờ đâu trò nhỏ năm nào
Nay thành cán bộ cấp cao giúp đời
Nhìn em như ngắm hoa tươi
Bõ công chăm sóc từ thời ấu thơ"
(Người trò nhỏ năm xưa)
Đó chính là hạnh phúc của "người lái đò" như cô giáo Đặng Thị Phúc và cũng là hạnh phúc của người học trò "qua sông" đang ngày đêm miệt mài, tận tụy đem sức mình đóng góp cho đất nước, cho quê hương như GS Nguyễn Phú Trọng!
Lưu Mai Anh (ĐH Quốc gia Hà Nội)
8 điểm đặc biệt về thân thế và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Vụ trưởng Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) Nguyễn Đức Hà chia sẻ 8 điểm đặc biệt về thân thế và sự nghiệp của Tổng Bí thư." alt="Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những tháng năm là sinh viên Đại học Tổng hợp">Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những tháng năm là sinh viên Đại học Tổng hợp
-
Đoàn Minh Quang hiện là học sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Năm cấp 3, khi theo học tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, nghe bạn bè nói về chuyện đi du học, Quang cũng dự định sẽ tích lũy đủ tiền và đi sau khi tốt nghiệp đại học. Cho đến mùa hè năm lớp 11, khi chỉ còn vỏn vẹn 5 tháng trước kỳ xét tuyển sớm, một người cô thân thiết động viên Quang nên thử sức với du học Mỹ. Người này cũng thuyết phục mẹ của Quang nên để con nộp hồ sơ vì nhận thấy khả năng của em. Cuối cùng, khi chỉ còn vài tháng nước rút, hai mẹ con quyết định bắt tay vào làm hồ sơ thông qua việc tối ưu những gì sẵn có.
Trong số những ngôi trường Quang nộp vào, hầu hết đều là các trường đại học khai phóng như DePauw University, Wabash College, Furman University, Kenyon College... Quang cho biết có nhiều lý do khiến em đưa ra quyết định này, nhưng điều quan trọng nhất là học phí tại đại học Mỹ nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình em.
Vì thế, các trường đại học khai phóng sẽ là những lựa chọn tốt giúp em có cơ hội xin được mức học bổng cao. Ngoài ra, những ngôi trường này cũng cho phép sinh viên được thay đổi ngành nếu cảm thấy không phù hợp. Đây là điều khiến Quang rất tâm đắc.
Sau khi xác định những ngôi trường mình mong muốn nộp vào, trong vỏn vẹn 5 tháng, Quang bắt đầu tập trung làm hồ sơ, viết luận, xin thư giới thiệu và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.
Ngoại trừ SAT, Quang không đến bất kỳ lớp học thêm nào, kể cả việc học các môn chính trên trường.
“Em hiểu rằng mỗi lần thi lại là một lần gánh nặng về tài chính. Em không muốn tạo thêm áp lực cho mẹ nên tự đặt ra mục tiêu và thử thách cho mình bằng việc chỉ thi duy nhất một lần cho các chứng chỉ, sử dụng bằng tiền em đi làm trợ giảng, gia sư và bưng bê ở quán cà phê...”, Quang nói.
Theo đó, nam sinh đã thử sức với công việc làm thêm để giảm gánh nặng tài chính cho mẹ. Sự quyết tâm này đã giúp Quang đạt được 1540/1600 SAT và 8.0 IELTS ngay trong lần thi đầu tiên.
Trong quãng thời gian cấp 3, Quang cũng đã thay đổi mình rất nhiều thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, nghiên cứu khoa học. Do chưa có ý định đi du học từ sớm, những điều này em làm đều không xuất phát vì mong muốn có một bộ hồ sơ đẹp mà chỉ để thỏa mãn sự tò mò, khát khao tri thức và sự tự thử thách bản thân.
Hứng thú tham gia các cuộc thi về Toán và Khoa học, Quang cùng hai người bạn tham gia và giành được giải Vô địch Toán mô hình năm 2023. Ngoài ra, nam sinh cũng có một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phương pháp dạy con lên hứng thú học tập của học sinh được đăng trên tạp chí quốc tế.
Trên trường, Quang là trưởng ban chuyên môn câu lạc bộ khoa học CNN Science Intelligence và tự thành lập một ban nhạc riêng. Trong bộ hồ sơ của mình, nam sinh tạo một “art portfolio” bao gồm hình ảnh những lần em tham dự các cuộc thi về âm nhạc, đi diễn cùng ban nhạc, những bài hát em tự cover và nhảy…
Quang cho rằng, những điều em làm có thể không liên quan nhiều đến nhau nhưng đều thể hiện rất rõ ràng con người của em. Chẳng hạn như em từng áp dụng kỹ năng thanh nhạc khi nói chuyện, từ đó gây được sự chú ý với người khác. Dần dần, em “nghiện” cảm giác muốn trải nghiệm những thứ mới và thường “làm mới” những thứ sẵn có theo cách khác đi.
Chia sẻ trong bài luận, Quang cũng kể về từng giai đoạn phát triển của cuộc đời mình, trong đó, có mảng ký ức hiếm hoi giữa em với bố và cảm giác như đổ gục sau sự ra đi của ông. Nhưng rồi, từ một đứa trẻ luôn phải ở nhà một mình, tự tìm kiếm thú vui cho bản thân, nhờ những điều đọc được thông qua trang sách, em dần dần “chuyển mình”. Quang bắt đầu dám thể hiện bản thân, bộc lộ nhiều hơn các sở thích, dám thử những thứ mới, nhờ đó có được những thành quả và những người bạn đầu tiên.
Việc viết về hành trình bản thân đi qua, theo Quang đã khiến cho hội đồng tuyển sinh nhìn thấy rõ con người của em. “Có lẽ, ban tuyển sinh thấy ở em sự lập dị. Em có thể sẵn sàng nhảy vào làm bất cứ thứ gì em thấy hứng thú đến mức quên ăn, quên ngủ.
Em cũng có thể kết hợp những thứ tưởng chừng không liên quan đến nhau để tạo ra những thứ mới lạ… Tất cả những điều ấy khiến họ cảm thấy tò mò và hứng thú”.
Nộp hồ sơ tới 15 trường đại học, Quang nhận được “cái gật đầu” từ nhiều ngôi trường Mỹ, trong đó có một số trường sẵn sàng cấp cho em mức học bổng từ 4 – 6 tỷ đồng như DePauw University, Wabash College, Furman University…
Tuy nhiên, Quang quyết định sẽ theo học ngành Toán học tại Kenyon College, ngôi trường em cho rằng có văn hóa phù hợp với tính cách mình. Đặc biệt, Quang từng đọc và nhận thấy sinh viên của trường rất hạnh phúc với những việc mình làm, trong khi trường luôn tôn trọng những nét khác biệt của từng sinh viên. Mặt khác, đây cũng là ngôi trường cấp cho em mức học bổng cao nhất, khoảng hơn 7 tỷ đồng.
Lựa chọn theo học ngôi trường này, Quang kỳ vọng trong quãng thời gian học tập tại đây, em sẽ có cơ hội tham gia nghiên cứu và thực tập cho các doanh nghiệp lớn tại Mỹ.
Để có được kết quả này, Quang cũng cảm thấy biết ơn mẹ và các thầy cô đã từng dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian phổ thông. “Em may mắn được sống trong tình yêu thường, sự bao bọc, hướng dẫn của mẹ và các thầy cô. Em vẫn luôn tin rằng, khi sống với lòng biết ơn và luôn có kế hoạch rõ ràng, bản thân có thể vượt qua được tất cả những khó khăn và tự nắm lấy tương lai của chính mình”, Quang nói.
Hồ sơ ‘khủng’ giúp nam sinh Việt đỗ loạt trường top 1 nhiều quốc giaTừng giành học bổng ASEAN sang Singapore du học từ năm lớp 10, đạt 1590/1600 SAT, 8.5 IELTS và có nhiều giải thưởng ở môn Toán và Tin học, Đức Minh được hàng loạt ngôi trường top đầu tại nhiều quốc gia chào đón." alt="Nam sinh mồ côi giành học bổng 7 tỷ vào đại học Mỹ">Nam sinh mồ côi giành học bổng 7 tỷ vào đại học Mỹ
-
Đội ngũ giảng viên nước ngoài chất lượng là một điểm mạnh của Gloucestershire Vietnam “Nhà trường rất chú trọng công tác lựa chọn giảng viên. Đối với giảng viên phụ trách giảng dạy tiếng Anh, các thầy cô phải đạt các chứng chỉ TESOL/TEFL/TESL hoặc CELTA. Nhóm giảng viên chuyên ngành có học vị thạc sĩ trở lên và kinh nghiệm giảng dạy, làm việc ở môi trường quốc tế”, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc cho biết.
Theo TS. Matthew Andrews - Phó Hiệu trưởng Đại học Gloucestershire (Anh Quốc), giảng viên giảng dạy tại các trường đại học đối tác trên thế giới phải thông qua những tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt của Đại học Gloucestershire trước khi chính thức đứng lớp.
“Từ đội ngũ cán bộ - giảng viên với chuyên môn cao đến thành tích của sinh viên khi tốt nghiệp cũng như kết quả từ các cuộc thi lớn hay các hoạt động nghiên cứu, là những minh chứng cụ thể cho chất lượng giảng dạy của các thầy cô. Chúng tôi đánh giá rất cao đối tác chiến lược của mình là Gloucestershire Vietnam”, TS. Matthew Andrews chia sẻ thêm.
Song song với các giảng viên nước ngoài công tác tại Gloucestershire Vietnam, Đại học Gloucestershire thường xuyên cử các giáo sư từ Anh Quốc sang giảng dạy trực tiếp cho sinh viên Việt Nam ở những học phần chuyên ngành.
Bên cạnh đó, các lớp học đồng giảng online giữa sinh viên Gloucestershire Vietnam và sinh viên Anh Quốc cũng là một điểm nổi bật khi sinh viên cả hai quốc gia cùng học với nhau ở một số môn học. Các giảng viên tại Anh Quốc và Việt Nam sẽ luân phiên nhau giảng dạy tại những buổi đồng giảng này. Các sinh viên sẽ cùng nhau thảo luận, làm bài tập và thuyết trình trong các buổi học.
Tiếp cận kiến thức toàn cầu và kỹ năng từ giảng viên quốc tế
Bằng kinh nghiệm giảng dạy và làm việc tại nhiều quốc gia, các giảng viên tại Gloucestershire Vietnam truyền cảm hứng học tập cho sinh viên thông qua những kiến thức và kỹ năng từ thực tiễn.
ThS. Dmitry Pavlov - giảng viên ngành Kinh doanh quốc tế chia sẻ: “Trong các môn học của mình, tôi cung cấp cho sinh viên những góc nhìn đa dạng để các bạn có thể giải quyết vấn đề từ những góc độ khác nhau. Ngoài ra, chúng tôi cũng chia sẻ cho sinh viên kinh nghiệm từ môi trường làm việc quốc tế của mình để các bạn áp dụng vào thực tế công việc sau này”.
Là cựu sinh viên đạt thành tích tốt nghiệp đứng đầu ngành Tiếng Anh và Ngôn ngữ học Gloucestershire Vietnam, Nguyễn Đông Quân cho biết: “Việc học 100% bằng tiếng Anh đã giúp mình có một nền tảng ngoại ngữ thật vững chắc để có cơ hội du học. Môi trường học tập đa văn hóa do thầy cô mang đến đã giúp mình không bị bỡ ngỡ khi du học nước ngoài sau khi hoàn tất chương trình cử nhân quốc tế”.
Cùng suy nghĩ với Đông Quân, Hồ Xuân Tân - sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing cảm thấy bản thân phát triển hơn về kỹ năng và tư duy khi học tập với giảng viên nước ngoài: “Học với giảng viên nước ngoài giúp em thay đổi rất nhiều về tư duy khi làm dự án của môn học. Thầy cô rất chú trọng vào tư duy phản biện và khả năng sáng tạo của sinh viên thay vì chỉ dừng lại ở những nội dung trong sách vở”.
Chính những lợi thế từ việc học tập trực tiếp với giảng viên nước ngoài đã giúp sinh viên phát triển toàn diện từ kiến thức chuyên ngành đến khả năng sử dụng tiếng Anh cũng như các kỹ năng liên quan đến chuyên ngành. Điều này giúp sinh viên nắm bắt được xu hướng của thị trường lao động toàn cầu và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình tìm việc sau khi tốt nghiệp.
Năm 2024, Gloucestershire Vietnam tuyển sinh các ngành:
Tiếng Anh và Ngôn ngữ học
Quản trị kinh doanh và Marketing
Quản trị khách sạn và Du lịch quốc tế
Kinh doanh quốc tế
Truyền thông đa phương tiện
Quản trị Logistics
Kế toán - Tài chính
Chương trình cử nhân quốc tế Gloucestershire Vietnam nhận hồ sơ xét tuyển đợt 5 từ ngày 01/07/2024. Đặc biệt, thí sinh khi xét tuyển sẽ có cơ hội nhận học bổng lên đến 180 triệu đồng dựa trên các phương thức: điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá năng lực (ĐHQG TP.HCM), điểm IELTS.
Ngọc Minh
" alt="Học với giảng viên nước ngoài">Học với giảng viên nước ngoài
-
Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bochum, 0h30 ngày 26/1: Khó có bất ngờ
-
Arne Slot chỉ mới đến Liverpool nhưng đã tạo được thành tích hết sức ấn tượng. Ảnh: IGScore Tại Premier League, Liverpool (34 điểm) đang ngạo ngạo dẫn đầu với cách biệt 9 điểm so với Arsenal (25 điểm) xếp sau và bỏ xa đương kim giữ cúp Man City (23 điểm) đến 11 điểm, chỉ sau 13 vòng đấu.
Ở sân chơi Champions League, đoàn quân của Slot cũng có thứ hạng tương tự, khi là đội duy nhất toàn thắng cả 5 trận. Đáng kể, vị thuyền trưởng người Hà Lan còn làm được điều Jurgen Klopp vĩ đại không thể - đả bại ‘vua’ Cúp C1, Real Madrid (2-0) được chỉ huy bởi bậc thầy Carlo Ancelotti!
Trong khi Pep Guardiola ví Liverpoolthời Klopp như thể ‘cái gai’… ở mông, thì với Slot xuất hiện, còn khiến vị chiến lược gia người Tây Ban Nha khổ sở hơn: đánh mất sự kiềm chế của bản thân sau trận thua 0-2 ở Anfield.
Thuyền trưởng Man City chia sẻ, bị sốc trước những tiếng hô vang từ CĐV Liverpool: “Ông sẽ bị sa thải vào sáng mai”. Bởi choáng váng, Pep đã ‘đáp trả’ bằng cách giơ 6 ngón tay, hàm ý 6 chức vô địch Premier League, Man City giành được trong 7 năm qua.
Trước đó, Liverpool của Slot cũng dễ dàng khiến MU ‘ôm hận’ (thua 0-3), góp phần khiến Erik ten Hag mất việc.
Ngoài ra còn có một đội bóng cực kỳ ấn tượng mùa trước – Leverkusen của Xabi Alonso, để thua tối tăm mặt mũi (0-4) khi đấu với các học trò của Slot.
Một điều chúng ta nhận ra từ kết quả, Liverpool thắng MU, Man City, Real Madrid và Leverkusen mà không hề thủng lưới 1 bàn nào! Thật là đáng nể!
Salah phản ứng mạnh vì Liverpool không tăng lương
Mohamed Salah ngày càng thất vọng với lãnh đạo Liverpool và không tin CLB sẽ tăng lương đáp ứng yêu cầu cho bản hợp đồng mới." alt="Arne Slot đích thị là hung thần của MU, Man City và Real Madrid">Arne Slot đích thị là hung thần của MU, Man City và Real Madrid
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- Điểm sàn Trường ĐH Tài chính Marketing năm 2024
- Cựu sinh viên trường ĐH FPT kể chuyện ‘trải nghiệm tuổi 18’
- Top 10 ghi bàn Siêu kinh điển: Messi vượt trên Ronaldo
- Soi kèo góc Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1
- Soi kèo góc Lincoln Red Imps vs Dinamo Minsk, 22h59 ngày 15/8
- Đáp án chính thức môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2024 của Bộ GD
- Mourinho bị tẩy chay, kêu gọi đi khỏi bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ
- Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Bataeh Club, 22h59 ngày 23/1: Cận kề nguy hiểm
- Soi kèo phạt góc Wolves vs Newcastle, 22h30 ngày 15/9
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1: Nỗ lực vượt khó
- Soi kèo góc Ferencvarosi vs Midtjylland, 1h00 ngày 14/8
- Sao Arsenal ngỡ ngàng nhận điện thoại của Pep lúc Man City ẵm cúp
- Soi kèo góc Boavista vs Benfica, 2h15 ngày 24/9
- Nhận định, soi kèo Porto vs Olympiacos, 0h45 ngày 24/1: Chủ nhà sa sút
- 'Lách luật’ yêu cầu viết đơn tham gia câu lạc bộ để học sinh tựu trường sớm
- Kết quả bóng đá HAGL 0
- Thắng đậm Nam Định tại Thiên Trường, HLV CAHN nói gì?
- Nhận định, soi kèo Đồng Nai vs Trẻ TPHCM, 16h00 ngày 23/1: Tiếp tục chìm sâu
- Lamine Yamal được vinh danh Cầu thủ trẻ xuất sắc Kopa Trophy
- Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học giành học bổng toàn phần tiến sĩ
- Soi kèo góc Leicester City vs Aston Villa, 21h00 ngày 31/8
- Soi kèo phạt góc Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
- Soi kèo góc Feyenoord vs Bayer Leverkusen, 23h45 ngày 19/9
- Học qua dự án
- Cả nước có 162 thí sinh điểm 0 thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
- Dự đoán điểm chuẩn các khối xét tuyển đại học năm 2024
- Kết quả bóng đá Brighton 2
- Messi ghi 3 bàn trong 11 phút, cùng Inter Miami phá kỷ lục MLS
- 搜索
-
- 友情链接
-