Các dòng virus thuộc Omicron thường gây ra triệu chứng nhẹ hơn những chủng khác như Delta và Alpha. Hầu hết người bệnh sẽ có các biểu hiện giống như cảm lạnh và cúm.
Các quan chức y tế vẫn khuyến cáo, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh là tiêm vắc xin Covid-19.
Một số chuyên gia lo lắng BA.2.75 có thể làm mất khả năng miễn dịch có được từ vắc xin và từng nhiễm bệnh nhưng họ vẫn rất thận trọng.
Matthew Binnicker, Giám đốc Virus học lâm sàng tại Phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota (Mỹ) cho biết còn quá sớm để đưa ra quá nhiều kết luận.
"Nhưng tỷ lệ lây truyền có vẻ như đang tăng theo cấp số nhân, đặc biệt ở Ấn Độ", ông Binnicker nói với Medical Express.
Tiến sĩ Gagandeep Kang, nhà nghiên cứu virus ở Ấn Độ, nhận định, chúng ta cần phải chấp nhận thực tế đang sống với mức độ rủi ro cao hơn trước đây.
Các chuyên gia đánh giá, mối quan tâm chính là một số đột biến nằm trong các khu vực liên quan đến protein gai - chịu trách nhiệm cho sự xâm nhập của tế bào. Biến thể mới có thể cho phép virus bám vào các tế bào của con người hiệu quả hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã bắt đầu theo dõi biến thể này.
Nhà dịch tễ học, Giáo sư Catherine Bennett, cho hay, biến thể này có thể phải cạnh tranh với những dòng virus khác.
"Càng có nhiều biến thể phụ, nguy cơ tái nhiễm càng lớn. Bạn bình phục sau khi mắc một biến thể nhưng sau đó gặp một biến thể khác, bạn có thể nhiễm lại. Mỗi biến thể phụ có một chút khác biệt và sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của chúng ta", Giáo sư Bennett nói.
TIN BÀI KHÁC
Các xu hướng, hạn chế và cơ hội
Báo cáo cho biết, trong giai đoạn 2019 – 2026, nhu cầu về mạng vô tuyến trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thông minh tăng lên, bên cạnh đó gia tăng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tích hợp internet vạn vật (IoT) trong camera giám sát sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ kết nối vô tuyến toàn cầu. Mặt khác, chi phí lắp đặt và bảo trì cao trong hệ thống mạng vô tuyến sẽ kìm hãm sự phát triển ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, sự xuất hiện của công nghệ IoT và AI trong chiếu sáng thông minh dự kiến sẽ tạo ra các cơ hội sinh lời trong tương lai gần.
Công nghệ Wi-Fi sẽ thống trị đến năm 2026
Dựa trên công nghệ, Wi-Fi đã đóng góp tới gần 1/4 thị phần công nghệ kết nối vô tuyến toàn cầu vào năm 2019 và dự kiến nó sẽ thống trị đến năm 2026. Sự thâm nhập vào các ngành công nghiệp khác nhau đã thúc đẩy sự tăng trưởng của công nghệ này. Mặt khác, công nghệ kết nối vô tuyến trong phạm vi ngắn (NFC: Near-Field Communications) sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm nhanh nhất đạt 14,6% trong suốt thời gian dự báo. Tiềm năng cao của công nghệ NFC trong việc chia sẻ dữ liệu, cổng thanh toán và các dịch vụ khác sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của phân khúc này.
Phân khúc điện tử tiêu dùng sẽ thống trị trong giai đoạn dự báo
Dựa trên ứng dụng, phân khúc điện tử tiêu dùng chiếm thị phần lớn trong năm 2019, tạo ra khoảng 1/4 thị trường công nghệ kết nối vô tuyến toàn cầu. Điều này là do sự gia tăng các xu hướng đối với các công nghệ thiết bị đeo. Đồng thời, phân khúc chăm sóc sức khỏe sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm nhanh nhất với 16,1% trong thời gian dự báo. Sự tích hợp của IoT và AI trong các thiết bị chăm sóc sức khỏe sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của phân khúc này.
Châu Á-Thái Bình Dương sẽ duy trì sự thống trị về doanh thu trong giai đoạn dự báo
Dựa trên khu vực địa lý, châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa doanh thu thị trường công nghệ kết nối vô tuyến toàn cầu vào năm 2019, và dự kiến sẽ duy trì thị phần lớn nhất trong giai đoạn từ 2019 đến 2026. Khu vực này cũng sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm nhanh nhất với 13,9% vào cuối năm 2026. Sự tăng trưởng này được cho là do sự phát triển công nghệ ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi. Xét về doanh thu, khu vực Bắc Mỹ có doanh thu thị trường công nghệ kết nối vô tuyến cao thứ hai trong năm 2019.
Phan Văn Hòa (theo Lightreading)
Mới đây, Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đã đưa ra chuẩn mới có nhiều ưu việt hơn so với Wi-Fi 6 có tên gọi Wi-Fi 6E.
" alt=""/>Thị trường công nghệ kết nối vô tuyến tăng trưởng vượt bậc toàn cầu năm 2026