Các bác sĩ thông tin những người từng cận tử có "trải nghiệm sáng suốt độc nhất vô nhị". Họ cảm thấy như bị tách rời khỏi cơ thể, có thể quan sát các sự việc đang diễn ra. Họ bắt đầu đánh giá ý nghĩa của cuộc sống, bao gồm các hành động đã thực hiện trong suốt cuộc đời của họ.
Nhóm tác giả cũng xem xét hoạt động của não bộ trong các trải nghiệm cận tử. Họ nhận thấy có biểu hiện “đột biến” lên đến một giờ cho tới khi bệnh nhân được hồi sức trở lại.
Theo Medical News Today, Tiến sĩ Sam Parnia, Trường Y khoa NYU Grossman, đồng tác giả của nghiên cứu trên, đã dành hơn 20 năm để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Cuộc sống là gì? Khi nào cuộc sống thực sự kết thúc?”. Ông cho biết, sự hồi tưởng và sóng não thay đổi có thể là dấu hiệu đầu tiên của trải nghiệm cận tử.
Ông nói: “Kết quả của chúng tôi đưa ra bằng chứng rằng khi cận kề cái chết và trong tình trạng hôn mê, con người có ý thức nội tại, nhận thức nhưng không đau khổ”.
Tiến sĩ Parnia nói rằng điều này chứng minh các chức năng cơ thể có thể không hoàn toàn dừng lại vào thời điểm chết.
Ông nói: "Những trải nghiệm sáng suốt đó không thể coi là ảo giác của một bộ não rối loạn hoặc sắp ngừng hoạt động mà là cảm giác độc đáo của con người xuất hiện trên bờ vực của cái chết".
Một người phụ nữ ở Mỹ cho biết, cô đã chết trong 27 phút do tim ngừng đập. Các bác sĩ sử dụng máy khử rung tim cho Tina Hines lần thứ sáu - điều này khiến cô sống lại.
Tina cho biết dù sức khỏe chưa tốt nhưng cô không sợ hãi. Cô tâm sự những gì đã trải qua khiến người phụ nữ này bất ngờ. Cô nói: “Tôi cảm thấy bình an”.
Một trường hợp khác là Tiến sĩ Lynda Cramer bị ngừng tim trong 14 phút vào năm 2001. Vị tiến sĩ cho biết khi các nhân viên y tế chạy đến cứu cô, cô cảm thấy như thể mình đang ở một thế giới khác. Cô nhớ mình đã nhìn thấy một dãy núi cao gấp 30.000 lần so với đỉnh Everest.
Theo The Sun, các bác sĩ tại Đại học bang Virginia (Mỹ) giải thích những phút giây cận tử là trải nghiệm thay đổi cuộc sống có thể xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt. Đó có thể là chấn thương, não ngừng hoạt động, gây mê toàn thân sâu hoặc ngừng tim.
Cảm giác sẽ khác nhau tùy người. Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia chia sẻ, bệnh nhân trải qua thời gian cận tử cảm thấy rất thoải mái và không đau đớn. Một số có cảm giác rời khỏi cơ thể, người khác thấy tâm trí hoạt động rõ ràng và nhanh nhạy hơn bình thường.
Các triệu chứng chính
Nếu đã hoặc đang gặp phải những triệu chứng dưới đây, bạn cần đi khám. Mặc dù bệnh lao có thể điều trị được, nhưng nếu không chữa sớm, sẽ gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe.
Theo Mirror, khi bác sĩ nghi ngờ đó là nhiễm trùng lao, họ sẽ kiểm tra đường thở, các hạch bạch huyết, xét nghiệm da hoặc máu.
Các triệu chứng chính của bệnh lao bao gồm: Ho dai dẳng và đôi khi có đờm kéo dài hơn 3 tuần, có thể có máu, giảm cân, đổ mồ hôi đêm, sốt cao, mệt mỏi, ăn mất ngon, sưng cổ.
Trong một số trường hợp, người bệnh bị đau xương do vi khuẩn lao đã lan đến và làm nhiễm trùng xương.
Các phương pháp điều trị
Bác sĩ sẽ xác định bệnh nhân mắc dạng lao nào trước khi điều trị: lao tiềm ẩn, bệnh lao và lao kháng thuốc.
Lao tiềm ẩn là khi bạn nhiễm bệnh nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Liệu pháp phổ biến nhất đối với dạng lao này là dùng một liều thuốc kháng sinh hằng ngày trong nửa năm. Người mắc lao tiềm ẩn thường không lây bệnh cho người khác.
Bệnh lao là dạng có triệu chứng truyền nhiễm khi vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Ngoài một đợt kháng sinh kéo dài 6 tháng, bệnh nhân còn được kê đơn điều trị thuốc dùng trong một tháng. Lúc này, người bệnh có khả năng lây lan vi khuẩn trong không khí, khiến người hít phải bị nhiễm lao.
Lao kháng thuốc kháng nhiều hơn một loại thuốc, được gọi là lao đa kháng thuốc, rất nguy hiểm. Việc điều trị loại lao này mất nhiều thời gian hơn, từ 20 đến 30 tháng và bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng phụ.
Trò chuyện với chị Điểm, được biết, bé Phạm Bảo Duy (sin năm 2011), con trai thứ hai của chị hiện đang mắc bệnh tim bẩm sinh. Hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, tính mạng bé đối diện với nhiều nguy hiểm.
Bé Duy bị suy tim nặng, áp lực phổi cao |
Vợ chồng chị Điểm có với nhau 3 người con gồm 1 gái và 2 trai. Nhà không có nhiều đất canh tác nên anh chị đi làm thuê làm mướn kiếm tiền nuôi các con. Bi kịch bắt đầu khi chị sinh con gái đầu lòng, anh Phạm Văn Thắng, chồng chị trở nên nghiện rượu, thường xuyên say xỉn rồi mắc chứng xơ gan nặng, thần kinh có biểu hiện bất thường.
Mỗi lần chồng uống rượu say là đập phá nhà cửa, mắng chửi vợ con rồi bỏ nhà đi lang thang khiến chị Điểm khổ sở đi tìm. Chị cho hay, ngay cả khi không uống rượu, anh Thắng cũng không được nhanh nhẹn, tỉnh táo như người khác.
“Một tháng anh ấy chỉ đi làm được dăm ba bữa rồi lại nghỉ ở nhà uống rượu triền miên. Có lần say đến nỗi mua dầu về đốt nhà, tôi phải bế con đi trốn”, chị nói trong nước mắt.
Con bệnh tật, bố nghiện rượu rồi bệnh, mình mẹ không thể lo nổi |
Năm 2011, chị Điểm sinh cháu thứ hai là bé Phạm Bảo Duy. Được 2 tuần tuổi, bác sĩ phát hiện Duy bị tim bẩm sinh, tuy nhiên chưa thể phẫu thuật bởi bệnh phức tạp, suy tim nặng và áp lực phổi cao.
Theo bác sĩ, hướng điều trị tốt nhất là hàng tháng đưa con đến bệnh viện thăm khám, uống thuốc đều dặn. Hiện tại, trung bình mỗi ngày, tiền thuốc cho Duy là 160.000 đồng/ngày, chưa kể chi phí đi lại, sinh hoạt của hai mẹ con ở bệnh viện.
Chồng rượu chè, bệnh tật không thể lao động, chị Điểm một mình gồng gánh nuôi bốn miệng ăn trong gia đình. Có lẽ vì thế, chị nhận làm đủ thứ việc dù vất vả đến mấy. Phun thuốc sâu, làm hồ, làm cỏ, miễn có ai thuê là chị nhận.
Căn nhà lụp xụp của gia đình chị Điểm |
Kết quả siêu âm của Duy |
“Đợt này cháu Duy yếu quá nên phải nằm viện điều trị suốt. Mỗi lần phát bệnh cháu nôn ra cả máu”, chị cho biết. Từ khi sinh ra, thời gian Duy ở viện còn nhiều hơn ở nhà. Không có ai chăm con, chị phải nghỉ làm đưa con đi viện. Tiền không làm ra, chị vay ngân hàng 130 triệu đồng đến nay vẫn chưa trả.
Ở nhà, hai đứa nhỏ còn lại gửi cậu mợ trông hộ. Không còn khả năng tiếp tục vay tiền, cũng không biết kiếm đâu, điều đó đồng nghĩa với việc con trai có thể phải dừng thuốc bất cứ lúc nào khiến chị Điểm vô cùng sợ hãi, lo lắng cho tương lai đứa con thơ.
Có lẽ lúc này, bé Phạm Bảo Duy đang rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi thông tin xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Võ Thị Điểm; xóm Bắc Sơn, xã Đức Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; SĐT 0366090852 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.068 (bé Phạm Bảo Duy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Chị Vân chỉ mong có tiền cứu cô con gái mắc bệnh nặng, nhưng vì đã vay quá nhiều nên không còn hỏi vay ai được nữa.
" alt=""/>Xót xa người phụ nữ nghèo loay hoay tìm cách cứu con