Hôm nay, ngày 25/7, Kaspersky Lab công bố báo cáo mới về thực tế hiện nay và xu hướng của thị trường cung cấp dịch vụ quản lý (MSP) toàn cầu. Nghiên cứu này được Kaspersky Lab và Business Advantage khảo sát trên 569 công ty MSP với các dịch vụ quản lý từ 10 quốc gia.
Hãng bảo mật này dự báo, khi thị trường dịch vụ quản lý toàn cầu dự kiến sẽ đạt 245 tỷ USD vào cuối năm 2022, thì an ninh mạng không còn được coi là một chức năng riêng biệt hoặc tùy chọn ở các công ty MSP nữa. Thay vào đó, nó đã trở thành một phần không thể tách rời của các dịch vụ CNTT mà họ cung cấp - với sự hài lòng của khách hàng và khả năng giữ các sự cố an ninh ở mức tối thiểu, trong số các chỉ thị hoạt động chính.
Đáng chú ý, báo cáo của Kaspersky Lab cho thấy 92% các công ty MSP hiện nay đưa an ninh mạng là một phần trong danh mục dịch vụ của họ và 51% xem nó là điều thiết yếu cho sự liên tục trong hoạt động của khách hàng. Vì thế, việc đem đến sự bảo vệ khỏi các mối đe dọa mạng được dự kiến sẽ là ưu tiên hàng đầu của các công ty MSP trong tương lai.
Theo Kaspersky Lab, an ninh mạng dự kiến sẽ thúc đẩy ngành kinh doanh MSP bằng nhiều cách. Các công ty MSP với các khách hàng nhỏ hơn (khoảng 50 trạm làm việc của người dùng cuối) tin rằng việc mở rộng danh mục bảo mật của họ sẽ tạo cho họ một danh tiếng tốt trong số các công ty khác (78%) và giúp họ thu hút được khách hàng mới (77%). Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ làm việc với các doanh nghiệp lớn hơn xem an ninh mạng là một cách để giữ doanh thu hiện tại của họ (78%).
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Kaspersky Lab cũng cho thấy các công ty MSP phải đối mặt với một số thách thức khi đầu tư vào việc mở rộng cung cấp dịch vụ an ninh mạng của họ. Cụ thể, 2/3 các công ty MSP phục vụ cả thị trường doanh nghiệp lớn (60%) và các doanh nghiệp nhỏ (58%) đều đồng ý rằng tình trạng thiếu hụt các chuyên gia bảo mật CNTT đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho khách hàng góp phần vào thách thức của việc tăng cường cung cấp dịch vụ an ninh mạng của họ.
" alt=""/>92% công ty cung cấp dịch vụ quản lý đưa an ninh mạng vào danh mục dịch vụCazes bị bắt tại Thái Lan hôm 5/7, là kết quả của “một trong những vụ điều tra tội phạm quan trọng nhất trong năm”, theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions. Vụ điều tra này đã đánh sập chợ cung cấp vũ khí, thuốc phiện và các tài liệu bị đánh cắp với lượng khách hàng lên đến 200.000 người.
Cazes bị phát hiện tự tử tại Thái lan một tuần sau đó (vào ngày 12/7). Quan chức bộ Tư pháp cho biết anh này đã tự tử.
Mặc dù thành công trong việc tạo ra một khu chợ ngầm trên mạng với lợi nhuận khổng lồ, anh này bị bắt vì lộ tài khoản Hotmail và laptop không được bảo mật.
“Anh ấy là một chàng trai dễ mến. Tôi không khĩ anh ta yêu tiền đến mức làm việc phạm pháp như vậy”, Joe Lacerte - một người bạn của Cazes nói với Radio-Canada.
“Tôi biết mẹ anh ta. Bà ấy rất thân thiện. Thật tồi tệ khi anh ta sử dụng trí thông minh của mình vào những việc như vậy”.
Trong phần “Nói về tôi” trên AlphaBay, Cazes viết anh muốn trang của mình trở thành “eBay ngầm lớn nhất”, theo tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Dark web là một phần riêng biệt của mạng Internet, yêu cầu phần mềm riêng để truy cập. Kết nối vào mạng này sẽ thông qua nhiều lớp server, do đó, người dùng có thể truy cập ẩn danh, đồng thời nội dung trên đó cũng không thể xuất hiện khi tìm kiếm qua Google Search.
Alphabay có lượng giao dịch ước tính trị giá hàng trăm triệu USD mỗi năm, lớn hơn nhiều lần so với Silk Road – chợ dark web bị đánh sập bởi chính phủ Mỹ vào năm 2013.
" alt=""/>Cuộc sống bí ẩn của ông trùm dark webĐược thiết kế với mục tiêu đe dọa tài chính, Triada năm 2016 bị xem là mã độc di động hiện đại nhất vì nó có thể tự cài vào quy trình Zygote của Android, chạy mã trong tất cả ứng dụng. Đầu năm nay, nó bổ sung công nghệ sandbox (cụ thể là DroidPlugin) để tăng khả năng lẩn trốn.
Theo Dr. Web, mã độc gần đây bị phát hiện được nhúng trong thư viện libandroid_runtime.so, có khả năng xâm nhập quá trình của mọi ứng dụng đang chạy mà không cần đặc quyền root máy. Thư viện bị chỉnh sửa được tìm thấy trên vài thiết bị di động, bao gồm Leagoo M5 Plus, Leagoo M8, Nomu S10 và Nomu S20 của Trung Quốc. Các chuyên gia giả định người trong công ty hay đối tác có tham gia trong quá trình viết firmware đã cài trojan này.
" alt=""/>Ít nhất 2 thương hiệu điện thoại Trung Quốc giá rẻ bị cài sẵn mã độc