Đại diện VNPT cho biết, để khắc phục sự cố cáp quang biển liên tục đứt, VNPT đã tích cực ứng cứu bổ sung kênh cáp đất và triển khai nhiều giải pháp san tải lưu lượng giữa các hướng kết nối và các dịch vụ, phối hợp với các đối tác cung cấp dịch vụ/ứng dụng quốc tế để tối ưu chất lượng streaming, ưu tiên lưu lượng theo khung giờ và dịch vụ.
Từ 18/2/2023, VNPT đã bổ sung thêm 30% dung lượng băng thông quốc tế từ các tuyến cáp đất liền theo hướng qua Campuchia/Thái Lan đến Singapore và qua Trung Quốc đến HongKong, do vậy chất lượng truy cập Internet quốc tế của các khách hàng VNPT cơ bản được đảm bảo kể cả khi các tuyến cáp biển chưa được sửa chữa xong.
Dự kiến tuyến cáp biển APG sẽ hoàn thành sửa chữa và bổ sung cho VNPT thêm 400G dung lượng cuối tháng 2/2023, góp phần củng cố năng lực và đảm bảo dự phòng cho mạng internet VNPT.
Là Tập đoàn viễn thông đầu tiên đầu tư vào cáp biển đi quốc tế, VNPT đã tham gia xây dựng 5 tuyến cáp biển (4 tuyến đang hoạt động, tuyến SJC 2 - South East Asia Japan 2 Cable System kết nối Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, HongKong, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2023), đồng thời duy trì dung lượng qua các tuyến cáp đất đi Singapore và HongKong để đảm bảo nền móng kết nối mạng lưới thông tin cho hoạt động kinh tế xã hội của Việt nam với Thế giới.
Để dự phòng trong trường hợp các tuyến cáp biển hiện có gặp sự cố, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng trưởng băng thông quốc tế của người dùng trong dài hạn, VNPT đã và đang đầu tư thêm 4 tuyến cáp biển mới, trong đó tuyến SJC 2 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm nay, bổ sung thêm 18T lưu lượng quốc tế cho người dùng tại Việt Nam.
Tuyến cáp quang biển SJC2 (South East Asia – Japan 2 Cable System) kết nối Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, HongKong, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, do VNPT cùng các tập đoàn viễn thông công nghệ lớn như CHT, CMI, DHT, Facebook, KDDI, Singtel, SKB, Telin và TICC đầu tư hiện đã đạt tỷ lệ xây dựng khoảng 60% với 8/10 điểm cập bờ.
Điểm cập bờ Việt Nam của cáp SJC2 tại Quy Nhơn đã được VNPT phối hợp tốt với nhà thầu hoàn thành vào tháng 8/2019, toàn tuyến dự kiến đi vào khai thác vào cuối năm nay. Với 18T dung lượng internet quốc tế sở hữu qua tuyến SJC2 - gấp nhiều lần nhu cầu hiện nay, VNPT sẽ cung cấp dung lượng lớn băng thông quốc tế cho người dùng, đảm bảo dự phòng trong mọi trường hợp sự cố, đồng thời hỗ trợ đường truyền cho cả các nhà mạng khác. VNPT cũng đang tham gia đầu tư 3 tuyến cáp biển mới. Dự kiến đến 2030, Việt Nam sẽ có hạ tầng cáp biển hiện đại với 9 tuyến, đưa Việt Nam thành Hub kết nối trong khu vực, giảm phụ thuộc vào 2 Hub chính hiện nay là Singapore, HongKong (Trung Quốc).
Ngoài các tuyến cáp biển, VNPT còn có các hướng cáp đất liền kết nối Việt Nam đi quốc tế như tuyến cáp đất kết nối với HongKong qua Trung Quốc, tuyến cáp kết nối với Singapore qua Campuchia, Thái Lan… Các tuyến cáp đất quốc tế có độ ổn định cao, được sử dụng bổ sung, dự phòng cho các tuyến cáp biển khi có sự cố, đảm bảo an toàn mạng lưới và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Và còn nhiều ví dụ về việc sử dụng công nghệ phục vụ cho chiến tranh khác nữa, chẳng hạn như chatbot có tên eVorog (eEnemy), với hơn 344.000 thuê bao tại Ukraine, được sử dụng cho phép người dân thông báo về các địa điểm của quân Nga. Nhóm hacker tình nguyện “IT Army” tấn công vô hiệu hoá các website của đối phương, nhóm Aerorozvidka chế tạo drone từ máy in 3D và pin thuốc lá điện tử…
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích cho biết, hầu hết linh kiện phức tạp trong trang thiết bị quân sự của Nga thu được trên chiến trường đều do những công ty trụ sở tại Mỹ hay châu Âu sản xuất: Từ microchip, bảng mạch, động cơ cho tới ăng-ten, hệ thống quang học.
“Có một điểm chung trong phần lớn vũ khí Nga thu giữ được trên chiến trường Ukraine. Chẳng hạn, súng phóng rocket 9M949 cỡ nòng 300-mm sử dụng con quay hồi chuyển sợi quang học sản xuất tại Mỹ. Hệ thống phòng không TOR-M2 dựa trên bộ phận máy hiển thị sóng của Anh tích hợp trong nền tảng điều khiển radar. Điều này cũng đúng với các tên lửa hành trình Iskander-M, Kalibr, Kh-101”, trích báo cáo của nhóm cố vấn an ninh quốc phòng Anh (RUSI). Đặc biệt, nhiều thành phần trong các linh kiện điện tử này thuộc danh mục “lưỡng dụng” (có thể sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự và quốc phòng).
Vai trò của điện thoại thông minh trở nên rõ rệt
Hàng triệu thiết bị tại Ukraine là hàng triệu cảm biến cung cấp dữ liệu định vị địa điểm và thời gian. Micro và camera có thể ghi lại và truyền âm thanh cũng như hình ảnh thực tế của chiến tranh hoặc trở thành công cụ tuyên truyền. Những dữ liệu này góp phần tạo nên kho lưu trữ to lớn về cuộc xung đột.
Mnemonic, tổ chức phi lợi nhuận trụ sở tại Berlin, cho biết họ thu thập được hơn 2,8 triệu bản ghi kỹ thuật số tại Ukraine trong vòng chưa đầy 1 năm. Để so sánh, trong 11 năm cuộc chiến ở Syria diễn ra, Syrian Archive, một tổ chức lưu trữ khác, chỉ có thể thu thập và lưu giữ 5 triệu bản ghi số.
Smartphone là giấc mơ trở thành hiện thực với cộng đồng tình báo và là cơn ác mộng cho những người làm phản gián. Nó giúp theo dõi động thái đối phương, nhưng có nguy cơ làm lộ hoạt động của đồng minh Eliot Cohen, sử gia quân sự và chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại WashingtonCác nền tảng như Facebook (bị chặn tại Nga) và VKontakte có những nội dung chiến tranh quan trọng, nhưng phần lớn cuộc chiến này được thể hiện trên Telegram, ứng dụng mã hoá cho phép phân phối rộng rãi nội dung mà hầu như không cần kiểm duyệt.
“Trên Telegram, sự khủng khiếp của chiến tranh trong thời gian thực được phơi bày mà chúng ta chưa từng thấy trước đây…Không bị làm mờ, không bị kiểm duyệt”, Andrew Hoskins, giáo sư an ninh toàn cầu tại Đại học Glasgow cho biết. “Tôi nghĩ, trên một số kênh, mọi hình ảnh và video đều vi phạm Công ước Geneva”.
Các ứng dụng CNTT, một mặt trở thành công cụ phổ biến cho thông tin sai lệch, chiến tranh thông tin, nhưng mặt khác cũng được coi là nguồn lực quan trọng trong thời chiến.
Tầm ảnh hưởng của các công ty công nghệ
Một bài học khác là tầm ảnh hưởng chính sách và chiến lược ngày càng tăng của các công ty công nghệ thương mại, chẳng hạn như hệ thống Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk giúp duy trì mạng lưới thông tin liên lạc của Kyiv; việc sử dụng Cloudflare để bảo vệ dữ liệu trực tuyến nhạy cảm; công nghệ nhắm mục tiêu của Palantir; vai trò của Amazon Web Services với việc đưa dữ liệu của chính phủ lên đám mây.
Ngay từ năm 1961, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Dwight Eisenhower đã cảnh báo về sự nổi lên “của tổ hợp công nghiệp quân sự”, khi họ ngày càng đẩy nhanh các tiến bộ, thậm chí định hình các cuộc xung đột, chứ không chỉ đơn giản là đóng vai “người hầu gái” cho các nhà hoạch định quân sự.
Khi cuộc chiến nổ ra, Google đã tắt nguồn cấp dữ liệu giao thông trực tiếp trên những con đường đông đúc có giá trị chiến lược tại Ukraine. Tương tự, những động thái của Elon Musk về cơ bản đã có tác động tới kết quả của xung đột này cho đến này.
Musk không chỉ bóng gió rằng có thể ngừng cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh tại Ukraine nếu công ty tiếp tục thua lỗ, mà còn đặt ra ranh giới trên thực tế cho cuộc chiến bằng cách từ chối cho phép sử dụng Starlink dẫn đường cho drone sát thủ do lo ngại “thế chiến thứ III”.
“Các công ty công nghệ đang độc lập định hình cuộc chiến trong thời gian thực bằng cách quyết định khả năng cung cấp dịch vụ hay sản xuất sản phẩm nào, cũng như mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận”,Samantha Howell, nhà nghiên cứu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới tại Washington.
Thế Vinh(Theo WSJ, SCMP)