Trường ĐH Mỏ
TheườngĐHMỏltd bong dao đó, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đối với các ngành của trường dao động ở mức 14 - 15 điểm.
Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi, điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng) và điểm ưu tiên xét tuyển (nếu có). Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu nhóm ngành, các thí sinh có kết quả thi bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét tuyển theo tiêu chí phụ là điểm của môn Toán.
Ngưỡng điểm xét tuyển cụ thể của từng ngành đào tạo như sau:
Trước đó, theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các trường phải công bố và chủ động cập nhật ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đúng thời gian quy định trước ngày 22/7, tại trang thông tin của nhà trường, trên Cổng thông tin tuyển sinh và trang nghiệp vụ tuyển sinh.
Thí sinh cần lưu ý rõ, đây là ngưỡng điểm tối thiểu vào trường chứ không phải mức điểm chuẩn chính thức của trường.
Từ ngày 22/7, thí sinh được chính thức thay đổi nguyện vọng theo hai phương thức là Trực tuyến hoặc bằng Phiếu đăng ký xét tuyển.
Trước khi đăng ký, thí sinh cần tham khảo điểm chuẩn các trường, các ngành mà mình yêu thích của những năm trước. Dựa trên số điểm tổ hợp môn xét tuyển, thí sinh nên sắp xếp vị trí các nguyện vọng phù hợp trên nguyên tắc ưu tiên sở thích, nguyện vọng xếp từ cao đến thấp.
Thúy Nga

Điểm sàn xét tuyển năm 2019 của Trường ĐH Xây dựng
- Trường ĐH Xây dựng vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo đại học hệ chính quy năm 2019.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs Racing Club, 07h00 ngày 28/3: Khô hạn bàn thắng
Lỗ rò não tủy hành hạ bệnh nhân suốt 11 năm khiến dịch chảy ra mũi liên tục khi cúi người hoặc nghiêng đầu. Ảnh: Nam Phương
Ban đầu người nhà chỉ nghĩ H. bị viêm mũi thông thường nhưng điều trị nhiều nơi, tình trạng chảy mũi trong không cải thiện. Đồng thời, bé nhiều lần phải nhập viện điều trị viêm màng não không rõ nguyên nhân tái đi tái lại suốt từ năm 2007 - 2018. Sau đó, bé được chẩn đoán xác định đây là một trường hợp rò dịch não tuỷ qua mũi và được chuyển đến BV Đại học Y dược TPHCM.
Tại bệnh viện, khảo sát hình ảnh học, các bác sĩ đã chẩn đoán đây là một trường hợp rò dịch não tuỷ do giãn rộng lỗ tròn nơi đi qua của dây thần kinh V2 (nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba - chi phối cảm giác một phần vùng mặt). Đây cũng là một trong những vị trí rò dịch não tuỷ tự phát hiếm hoi trên y văn thế giới.
Trước khi phẫu thuật, Khoa Tai-Mũi-Họng đã tiến hành hội chẩn với khoa Chẩn đoán hình ảnh và khoa Ngoại thần kinh để đưa ra những phương án phẫu thuật chính xác và an toàn nhất.
Ca mổ phức tạp vô cùng và có thể nói là thử thách đối với ê-kíp. Vì vây, bác sĩ giải thích tường tận với gia đình về nguy cơ phải mổ hở nếu thất bại qua đường nội soi, nguy cơ tái phát lỗ rò sau này, cũng như nguy cơ viêm màng não sau mổ khi can thiệp vào nền sọ và quyết định gửi gắm niềm tin hy vọng vào nỗ lực của nhóm phẫu thuật. Thiếu niên được phẫu thuật nội soi đường mũi vá lỗ rò dịch não tuỷ bằng vật liệu tự thân với mảnh cân cơ thái dương, sụn vách ngăn và vạt mũi vách ngăn.
Trường hợp thuộc dạng hiếm mới ghi nhận trong y văn có 3 ca. Ảnh: Nam Phương
Sau 3 tuần phẫu thuật, bác sĩ đánh giá và ghi nhận thấy hiện tượng chảy dịch trong qua mũi tiếp diễn. 6 tháng sau, phần vạt mũi vách ngăn hồng hào, che phủ tốt vùng phẫu thuật, tình trạng chảy dịch trong qua mũi đã hoàn toàn chấm dứt. Đây được xem trường hợp rò dịch não tuỷ tự phát qua lỗ tròn hiếm hoi và kết quả cho thấy trường hợp này có thể được sửa chữa thành công qua đường nội soi mũi xoang.
TS BS. Lý Xuân Quang, Phó Trưởng Khoa Tai-Mũi-Họng chia sẻ, trường hợp này bệnh hiếm gặp, và cũng là trường hợp được phẫu thuật thứ 3 ghi nhận theo báo cáo y văn trên thế giới. Người bệnh đến bệnh viện với triệu chứng chảy mũi trong và tiền căn viêm màng não tái đi tái lại, đây là một trong những triệu chứng điển hình và thường gặp nhất RDNT vùng nền sọ bên cạnh triệu chứng nhức đầu.
Rò dịch não tủy (RDNT) là tình trạng thông thương bất thường giữa khoang dưới nhện và nền sọ. Đường rò này đi qua màng nhện, màng cứng, xương nền sọ và niêm mạc lót vùng hốc mũi. Chảy dịch não tủy qua đường rò ở mũi có thể do chấn thương và không chấn thương. Rò DNT không do chấn thương hay còn gọi là tự phát chiếm khoảng 4 % trong số đó. RDNT tự phát trong trường hợp điển hình xuất hiện tại vị trí nền sọ bị khí hóa quá mức gây mỏng nền sọ, thường gặp nhất ở vùng khe khứu hoặc ở các xoang cạnh mũi.
Một số trường hợp RDNT tự phát có thể tự lành, nhưng nếu không điều trị thì có khoảng 10% đến 40% số trường hợp xuất hiện viêm màng não mỗi năm nếu không điều trị trong thời gian dài. Viêm màng não tái đi tái lại có thể xuất hiện nếu như các phản ứng viêm tự nhiên không thể tạo mô sợi xơ lấp đường rò gây rò DNT kéo dài.
Phan Nhơn
" alt="Chữa bệnh sổ mũi suốt 11 năm mới biết bị rò dịch não tủy" />- Hàng loạt thông tin về bác sĩ ảo, bác sĩ nhân tạo điều trị ung thư khiến không ít bệnh nhân lầm tưởng.>> Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uống" alt="Sự thật trí tuệ nhân tạo điều trị ung thư tại Việt Nam" />
- Trước các sai phạm xảy ra tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu sáng nay, 1/8 tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
Tại phiên họp,, thay mặt Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về tình hình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và việc xử lý tiêu cực trong khâu chấm thi ở một số địa phương.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là một trong 9 nhóm nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 29 đặt ra để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Nghị quyết 44), trong đó xác định “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ, ĐH tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đại học, cao đẳng...”.
Bộ GD-ĐT đã ban hành Kế hoạch hành động, trong đó xác định đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là khâu đột phá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Lựa chọn này xuất phát từ việc thực hiện đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá sẽ có tác động tích cực tới việc đổi mới phương pháp dạy và học.
Bên cạnh đó, việc thi cử tại thời điểm đó còn rất nặng nề. Mỗi năm phải tổ chức nhiều kỳ thi, nhiều đợt thi (trong gần 1 tháng thí sinh phải dự thi 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ). Học sinh các tỉnh xa phải lên Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn để dự thi rất vất vả, áp lực, tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc của thí sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, các tiêu cực trong thi cử ở Đồi Ngô, Phú Xuyên khiến dư luận rất bức xúc.
Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT đã xây dựng phương án đổi mới thi với mục tiêu khắc phục các bất cập nêu trên, bảo đảm trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình, xã hội. Khi xây dựng phương án thi, cũng có nhiều tranh luận, góp ý. Có ý kiến cho rằng nên bỏ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ tổ chức thi ĐH, CĐ. Tuy nhiên, việc này không thực hiện được vì trái với Luật Giáo dục. Hơn nữa, nếu bỏ thi thì học sinh sẽ không học, chất lượng giáo dục sẽ đi xuống, kết quả học tập của học sinh sẽ không được quốc tế công nhận. Việc Bộ đứng ra tổ chức thi ĐH, CĐ cũng không được vì vi phạm quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ mà Luật Giáo dục đại học năm 2012 đã quy định.
Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, có ý kiến đề xuất vẫn tổ chức thi nhưng thi tốt nghiệp THPT giao cho các địa phương tổ chức, thi ĐH, CĐ giao cho các trường ĐH, CĐ tổ chức. Phương án này cũng được cân nhắc nhiều, tuy nhiên, nếu giao hoàn toàn cho các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT thì với bệnh thành tích, kết quả thi sẽ không công bằng khi tỉnh này ra đề dễ, tỉnh kia ra đề khó, địa phương này coi lỏng, địa phương khác coi chặt. Còn để các trường ĐH, CĐ tự tổ chức thi thì Bộ đã khuyến khích nhưng thực tế rất ít trường thực hiện được vì tốn kém nguồn lực và chi phí, hơn nữa tình trạng luyện thi, dạy thêm học thêm tràn lan rất dễ xuất hiện trở lại.
Cuối cùng, phần lớn các ý kiến đã thống nhất tổ chức một kỳ thi quốc gia vừa bảo đảm mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ. Bộ đã báo cáo và được Chính phủ đồng ý. Phương án này đã kế thừa được những ưu điểm và kết quả đạt được, khắc phục những bất cập của các kỳ thi trước đó, bảo đảm tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh, phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Về vụ việc xảy ra tại Hà Giang, Sơn La vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá là những sai phạm rất nghiêm trọng.
“Ở đây chúng tôi nói rõ, xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm nhưng không vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi và vội vàng đề nghị xóa bỏ kỳ thi này như một số ý kiến đặt ra. Trước các sai phạm xảy ra tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ đã nghiêm túc rà soát và nhận thấy một số hạn chế, thiếu sót trong công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 như sau: Đề thi chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của thi THPT, trong đề thi có những câu hỏi có độ khó cao; phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT đối với các địa phương đã được tăng cường hơn nhưng vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát.
Bộ sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm, đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập, trong đó: Tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi phù hợp, đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia; hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi; cải tiến phương thức tổ chức chấm thi, trong đó xem xét chấm tập trung theo các cụm để nâng cao tính trung thực, khách quan trong khâu chấm thi; quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, các trường đại học, của các cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi; tăng cường vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của Bộ GD-ĐT đối với các Hội đồng thi.
“Hiện nay đang tiến hành sửa 2 luật (Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học), vấn đề thi và tuyển sinh cũng được đặt ra, nhưng như đã phân tích ở trên, việc bỏ thi THPT quốc gia ở thời điểm này là không nên. Bộ sẽ nghiên cứu thấu đáo nhưng quan điểm của Bộ việc bỏ thi THPT quốc gia trong những năm tới là chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, Bộ sẽ cố gắng để kỳ thi này bảo đảm thực chất hơn, đánh giá đúng chất lượng giáo dục của các địa phương”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay sẽ tiếp tục hoàn thiện để kỳ thi THPT quốc gia những năm tới được tổ chức tốt hơn.
Thanh Hùng
"Tôi cũng mong các lãnh đạo địa phương lên tiếng"
TS. Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho rằng việc Bộ trưởng nhận trách nhiệm trước những sự cố xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 là một hành động cầu thị, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu ngành. "Tôi cũng mong rằng các lãnh đạo địa phương, trước tiêu cực xảy ra trên địa bàn của mình, cũng nên có những lời này trước nhân dân, đặc biệt là thí sinh, phụ huynh trên cả nước". Theo TS Khuyến, khi đã phân cấp cho địa phương về việc tổ chức kỳ thi thì người đứng đầu địa phương – tức Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước người dân, trước Chính phủ về những tiêu cực xảy ra trong địa bàn của mình.
Nguyễn Thảo
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề thi THPT quốc gia chưa đạt yêu cầu
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận:Đề thi THPT quốc gia năm 2018 chưa đạt yêu cầu, phần mềm chấm thi chưa chuẩn.
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin nhận trách nhiệm trước các sai phạm về thi THPT quốc gia" />Điều đáng nói là ở thời điểm này, nhà trường chưa thành lập Ban vận động tài trợ nhưng đã tự ý thu tiền của phụ huynh. Ngoài ra, Trường Tiểu học Thạch Linh đã thu tiền trước thời điểm được Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ.
Cụ thể, ngày 16/9, Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh mới phê duyệt đồng ý kế hoạch vận động tài trợ. Nếu theo quy định, sau ngày 16/9, Trường Tiểu học Thạch Linh mới "được phép" thu tiền vận động của phụ huynh.
Số tiền phụ huynh lớp 1 phản ánh thu cào bằng và đã đóng trước ngày 30/8 Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh lại cho biết quá trình kiểm tra cho thấy Trường Tiểu học Thạch Linh đã làm đúng quy trình.
"Để tiếp nhận số tiền vận động tài trợ thì Trường Tiểu học Thạch Linh phải thành lập Ban vận động tài trợ trước đó và phải thu tiền sau khi được Phòng GD-TP Hà Tĩnh phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ.
Sau khi Phòng xuống kiểm tra thì quy trình vận động của trường là đúng, trong biên bản họp phụ huynh không ghi rõ con số cụ thể vận động, trường chưa tiến hành thu tiền" - lãnh đạo Phòng GD-ĐT nói.
Trong khi đó, ngày 16/9, Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh mới phê duyệt, đồng ý cho vận động Sau khi phóng viên đưa ra một số dữ liệu khẳng định phụ huynh phải đóng tiền khi nhà trường chưa thành lập Ban vận động tài trợ, thì lãnh đạo Phòng GD-ĐT cho biết: "Sau khi Trường Tiểu học Thạch Linh trình kế hoạch vận động thì ngày 16/9, Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh đã phê duyệt. Thời điểm kiểm tra, trường chưa thành lập Ban vận động.
Việc vận động phải có kế hoạch, nội dung, Ban vận động gồm một số cán bộ giáo viên trong trường, phụ huynh, cán bộ phường... Nếu như nhà trường thu tiền trước ngày 16/9 là trái quy định.
Chúng tôi mới kiểm tra, nắm thông tin qua các biên bản họp lớp. Còn nếu có nhóm Zalo thu tiền như phóng viên phản ánh thì phòng GD-ĐT sẽ nắm lại việc này" - vị lãnh đạo Phòng GD-ĐT nói.
Chênh lệch số liệu trong hai tờ trình vận động?
Tại tờ trình xin vận động tài trợ mà bà Lê Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh - đưa cho phóng viên xem thì nhà trường xin vận động gần 326 triệu đồng, bao gồm 90 bộ bàn ghế trị giá hơn 143 triệu đồng, 5 bảng viết 30 triệu đồng, 5 tủ đựng đồ dùng, tài liệu học sinh và giáo viên là 20 triệu đồng, 5 Smart tivi 97,5 triệu đồng và 84 triệu đồng tiền mái che lợp tôn phía nhà vệ sinh nối nhà đa chức năng.
Tuy nhiên, tờ trình xin vận động mà Trường Tiểu học Thạch Linh gửi lên Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh lại có số tiền xin vận động cao hơn, lên tới hơn 538 triệu đồng. Số tiền tại các hạng mục cũng chênh lệch, tại tờ trình này, bàn ghế 90 bộ là hơn 146 triệu đồng, 5 bảng viết 36 triệu đồng...
Tờ trình hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh cho phóng viên Vietnamnet xem Một tờ trình khác được cho là của Trường Tiểu học Thạch Linh trình lên Phòng GD-ĐT Lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh cho biết chỉ nắm được tờ trình mà Trường tiểu học Thạch Linh trình lên phòng. Tuy nhiên, theo vị này, trong hơn 538 triệu đồng nhà trường trình lên thì Phòng GD-ĐT chỉ phê duyệt các hạng mục như: Bổ sung trang thiết bị bàn ghế, bảng trượt thông minh, tủ đựng đồ dùng tài liệu, smart ti vi; làm mái che lợp tôn giữa nhà đa chức năng và nhà vệ sinh; Xây dựng mô hình trải nghiệm giáo dục phát triển thư viện xanh và văn hóa đọc.
"Theo tôi, vận động là quyền và nhu cầu của nhà trường, còn hỗ trợ như thế nào lại là quyền của phụ huynh. Trong kế hoạch trình lên thì chúng tôi chỉ đồng ý cho vận động những hạng mục phù hợp" - lãnh đạo phòng GD-ĐT nói thêm.
Hiệu trưởng 'mượn' bàn ghế không báo cáo là trái quy định
Trước thông tin chưa vận động xã hội hóa thành công nhưng bà Lê Thị Thủy đã 'mượn' 90 bộ bàn ghế của Công ty thiết bị trường học Sông Lam về cho lớp 1 ngồi học, lãnh đạo Phòng GD-ĐT khẳng định việc làm của hiệu trưởng là trái quy định.
Theo lãnh đạo Phòng GD-ĐT này, nếu như đã có nguồn, vận động tài trợ thành công thì trường phải thực hiện theo đúng quy định tài chính của quản lý nhà nước.
"Phải làm đúng trường hợp nào là chỉ định thầu, trường hợp nào là chào hàng cạnh tranh, trường hợp nào là phải đấu thầu. Ví dụ từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng là chào hàng cạnh tranh, còn trên 200 triệu đồng thì đấu thầu... Hiện tại chưa có nguồn nên chắc chắn trường chưa thể thực hiện được việc này" - lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh thông tin.
Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh khẳng định trường đi 'mượn' bàn ghế mà không báo cáo lên cơ quan quản lý là trái quy định Cũng theo lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh, những năm trước hầu như các trường đều dự báo được kế hoạch vận động.
"Tuy nhiên về mặt nguyên tắc, nếu như chưa có nguồn, chưa vận động thành công mà đi mua bàn ghế rồi thì rõ ràng là sai. Khi Phòng Giáo dục làm việc với hiệu trưởng thì bà Thủy nói mượn bàn ghế về, nhưng kể cả đi mượn cũng phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương để cùng gánh vác trách nhiệm. Bởi nếu như sau này không vận động được thì nguồn đâu để bù đắp?
Trường Tiểu học Thạch Linh mượn bàn ghế nhưng không thông báo về Phòng, về mặt nguyên tắc là sai" - lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh khẳng định lại một lần nữa.
Đầu năm chưa kịp vận động xã hội hóa, hiệu trưởng 'mượn' bàn ghế mới cho lớp 1 ngồi học
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh cho biết bàn ghế học sinh lớp 1 đang sử dụng là đi "mượn", nếu không vận động xã hội hóa thành công khoản tiền mua bàn ghế thì sẽ đem trả." alt="Hiệu trưởng 'mượn' bàn ghế cho lớp 1 ngồi học có trái quy định?" />Chuyển đổi số hiện nay đang được tỉnh Bình Định thực hiện đồng bộ Trong đó, tập trung phát triển đô thị Quy Nhơn hiện đại về không gian, kiến trúc, khai thác tiềm năng, lợi thế đặc biệt về cảnh quan và khí hậu khu vực ven đầm Thị Nại; quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu kinh tế Nhơn Hội; phát triển Khu Đô thị Khoa học mang tầm cỡ quốc gia…
Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 8,5% trở lên, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 7 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,8% - 10,8%/năm (giá so sánh 2010).
GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2030 là 204 - 213 triệu đồng/người (tương đương khoảng 7.500 - 7.900 USD).
Đến năm 2030, tổng lượt khách du lịch đạt 12 triệu khách/năm, trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế và 9,5 triệu lượt khách nội địa.
Hướng đến trở thành trung tâm khoa học và công nghệ
Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Bình Định trở thành trung tâm kinh tế biển; trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam; trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm kết nối khu vực vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông - Tây.
Kinh tế phát triển bền vững dựa trên các trụ cột: khoa học và công nghệ; công nghiệp chế biến chế tạo; công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI); du lịch chất lượng cao; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và hệ thống logistics gắn liền cảng biển, cảng hàng không.
Các tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân ở Bình Định Tỉnh có hệ thống đô thị thông minh, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các hoạt động kinh tế - xã hội và quản trị của chính quyền vận hành chủ yếu theo phương thức của nền kinh tế số, xã hội số, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển theo phương thức thông minh và các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Theo phương hướng phát triển, ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp chế biến chế tạo và công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn là trụ cột để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Ngành chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những lĩnh vực đột phá, góp phần đưa tỉnh Bình Định trở thành một trung tâm khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước.
Cùng với đó, tỉnh cũng phát triển dịch vụ theo hướng trở thành trung tâm văn hóa; du lịch; vận tải biển; ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ và đổi mới sáng tạo; các dịch vụ khác của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên. Gắn phát triển dịch vụ với tiến trình chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…
Hồ Giáp
Trí tuệ nhân tạo là một trong những trụ cột để Bình Định phát triển bền vững
Công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo được xác định là một trong những trụ cột để Bình Định phát triển bền vững hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI) của cả nước." alt="Bình Định đặt mục tiêu trở thành trung tâm khoa học và công nghệ" />- Hàng loạt thí sinh “về điểm thật” thấp hơn cả chục điểm sau khi Hội đồng chấm thẩm định công bố kết quả điểm thi mới của thí sinh Hà Giang trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trong số đó, nhiều thí sinh là con em lãnh đạo chủ chốt đương nhiệm của tỉnh này.>> "Phù phép" điểm thi ở Hà Giang: Còn những cơ hội nào bị tước đoạt?" alt="Thí sinh con em lãnh đạo Hà Giang bị tụt điểm sau chấm thẩm định?" />
- ·Soi kèo góc Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
- ·Điểm thi THPT quốc gia bất thường: Những câu hỏi chưa được giải đáp ở Sơn La
- ·Kẻ nghi ngáo đá chém 2 người đi đường trong đêm ở Hải Phòng
- ·Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin nhận trách nhiệm trước các sai phạm về thi THPT quốc gia
- ·Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ
- ·Thái Lan vắng nhiều sao, tuyển Việt Nam có dễ thắng?
- ·Thêm nhiều thành phố Trung Quốc cấm sử dụng iPhone nơi công sở
- ·Cục ATTT cảnh báo nguy cơ tấn công có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3: 'Chung kết' sớm
- ·Uống một lúc 40 viên thuốc chữa loạn thần, người đàn ông Sài Gòn hôn mê
- Ban Tuyển sinh quân sự- Bộ Quốc phòng vừa chính thức công bố điểm chuẩn 2018 toàn bộ khối các trường quân đội.
Điểm chuẩn các ngành của các trường hầu hết đều giảm sâu so với mức điểm chuẩn năm ngoái. Cụ thể nhìn chung mức điểm chuẩn thấp hơn năm 2017 từ 3-5 điểm.
Đặc biệt, điểm chuẩn ngành Bác sĩ đa khoa của Học viện Quân y khối A00 giảm đến 8 điểm xuống còn 20,05 điểm.
Điểm chuẩn cụ thể của các ngành của các trường khối quân đội năm 2018 tại đây.
Thanh Hùng
Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2018
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn 2018 hệ đại học chính quy.
" alt="Điểm chuẩn 2018 các trường quân đội" />- Đã từnghiến máu nên Hường biết mình cùng nhóm máu với người bạn đang bị nguykịch kia. Hường liên lạc với số điện thoại được ghi trongtin nhắn. Nhưng những gì mà Hường nhận được là một tràng quát tháo từđầu dây bên kia.
Lòng tốt bị lợi dụng
Hầuhết sinh viên là những người tốt bụng và thích giúp đỡ người khác, thếnên nhiều khi lòng tốt ấy lại bị lợi dụng và chủ nhân lại chuốc lấynhững phiền toái về mình.
Chuyệnspam trên yahoo không còn lạ với sinh viên, nhưng khi mang tính mạngcủa người khác ra làm trò đùa trên mạng thì đúng là quá đáng không còngì để nói.
" alt="Mang cả tính mạng người khác ra lừa sinh viên" />Ảnh minh họa Trong 2 năm qua, ngư dân Cửa Lò trúng đậm nhiều chuyến tàu ra khơi đầy cá trở về. Dự kiến đến 2025, 70-80% sản phẩm của làng nghề phải có tem nhãn. Hiện nhiều sản phẩm được ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch như 5 sản phẩm của làng nghề chế biến hải sản khối 7, phường Nghi Thủy; HTX làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang I, phường Nghi Hải có 3 sản phẩm: nước mắm, mắm tôm, mắm tép; 4 sản phẩm làng nghề bảo quản hải sản khối 6, phường Nghi Tân; Nước mắm Võ Kim và 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Đóng mới tàu cá hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP
Phòng Kinh tế thị xã Cửa Lò cho biết, trong khai thác hải sản trên biển đã ứng dụng công nghệ trong đóng mới tàu cá, giai đoạn 2020-2021 thị xã đã đóng được 6 tàu trên kế hoạch đặt ra đến năm 2025 là 6-8 tàu, có công nghệ hiện đại, có chiều dài trên 15m để phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNN dừng cấp phép đóng mới tàu cá trên toàn quốc.
Các tàu đóng mới có công suất lớn, có hầm bảo quản PU; lắp đặt máy dò ngang, máy dò đứng, radar hàng hải khi đi lại trên các vùng biển.
Trong số các tàu đánh cá lớn, có 1 chiếc tàu ứng dụng công nghệ lưới rê hỗn hợp và 42 tàu ứng dụng công nghệ máy dò ngang, dò đứng, ứng dụng công nghệ bảo quản PU.
Đoàn kiểm tra, tuyên truyền chống khai thác hải sản trên vùng biển bất hợp pháp IUU của Nghệ An. Việc các tàu cá sử dụng công nghệ bảo quản vật liệu có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho ngư dân ra khơi đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi hải sản được chất lượng hơn và hiệu quả kinh tế tốt hơn mỗi lần ra khơi trở về.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả nguồn lợi hải sản đánh bắt khi vào đất liền, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ trong chế biến: Ứng dụng dây chuyền đóng chai, dán nhãn, chắt lọc nước mắm tại Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang I, phường Nghi Hải; Ứng dựng máy chế biến chả mực của Công ty TNHH 1 TV Hải sản Sơn Huyền đầu tư máy chế biến chả mực; Dây chuyển đóng chai tự động đồng bộ: 1 dây chuyền 1.200 sản phẩm/giờ (Công ty CP thủy sản Nghệ An), Máy co màng đóng gói sản phẩm (Tổ hợp tác Bình Minh).
Ứng dụng máy hút chân không trong đóng gói sản phẩm: Ứng dụng công nghệ đóng gói chân không trong bao gói các sản phẩm như cá thu, chả cá, chả mực, tôm nõn, nem hải sản... Hiện trên địa bàn thị xã Cửa Lò có khoảng 65 cơ sở sản xuất sử dụng máy hút chân không trong đóng gói sản phẩm.
Mô hình ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch: Hiện đã có nhiều sản phẩm được ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch như 5 sản phẩm của làng nghề chế biến hải sản khối 7 - Nghi Thủy; Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang I, phường Nghi Hải có 3 sản phẩm: nước mắm, mắm tôm, mắm tép; 4 sản phẩm làng nghề bảo quản hải sản hối 6, phường Nghi Tân; nước mắm Võ Kim, và 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP...
UBND thị xã Cửa Lò đã có những chính sách hỗ trợ ngư dân trong mấy năm trở lại đây. Cụ thể, từ năm 2021 đến nay là 1.173 triệu đồng; ngân sách thị xã hỗ trợ đóng mới tàu công suất trên 700CV cho 6 tàu với số tiền 300 triệu đồng. Hỗ trợ nhân rộng mô hình kinh tế: 117,4 triệu đồng.
Năm 2022, hỗ trợ nhân rộng mô hình 272,3 triệu. Năm 2023 hỗ trợ nhân rộng mô hình 198,5 triệu đồng và xây dựng nhà màng 60 triệu đồng. Các sản phẩm OCOP 225 triệu đồng.
Về ngân sách tỉnh Nghệ An số tiền hỗ trợ từ năm 2021 đến nay là 2.749 triệu đồng, cụ thể: Hỗ trợ đóng tàu xa bờ 1,8 tỷ đồng; hỗ trợ trồng lúa 279 triệu đồng. Dây chuyền sản xuất cho 2 hộ có sản phẩm OCOP 200 triệu (HTX Sông Lam và HTX Hải Giang 1), các sản phẩm OCOP 470 triệu đồng.
UBND thị xã Cửa Lò xác định, tiếp tục bám sát các nhiệm vụ đề ra trong đề án đã được phê duyệt, trong đó cần tập trung ứng dụng KHCN trong đánh bắt hải sản đối với tàu đánh bắt xa bờ. Xây dựng và phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Cửa Lò. Xây dựng các sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên...
Thị xã Cửa Lò xác định, việc đưa công tác thông tin, dự báo thị trường thành một kênh quan trọng trong định hướng cho việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm ra trên địa bàn.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt="Ngư dân Cửa Lò đánh bắt hơn 19 ngàn tấn hải sản trong một năm" />Theo thầy Hợp, bạo lực học đường thường do một số học sinh không hạnh phúc gây ra, khi các em có môi trường hoặc hoàn cảnh gia đình không tốt. Do đó, thầy Hợp cho rằng cần thay đổi môi trường giáo dục dạy - học trong nhà trường bằng cách xây dựng trường học hạnh phúc, nơi người thầy và học sinh được rút ngắn khoảng cách, sẻ chia và thấu hiểu nhiều hơn.
Thầy Hà Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Ân Nghĩa Còn theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Ân Nghĩa (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình) - ông Hà Anh Tuấn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay.
“Ý kiến của cá nhân tôi thấy rằng hoàn cảnh gia đình là một lý do khá lớn. Thứ nữa, học sinh có tâm lý lứa tuổi mới lớn, dễ đi theo bạn bè..." - thầy giáo này nói.
Một lý do nữa được thầy Tuấn nhấn mạnh là thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook, Tiktok phát triển như vũ bão. Nhiều bạn trẻ thấy người khác đăng tải hình ảnh, clip đánh nhau nên cũng muốn bắt chước, thể hiện mình.
GS Peck Cho nhìn nhận bạo lực học đường hiện nay là vấn nạn đang rất nghiêm trọng GS Peck Cho (Đại học Korea - Hàn Quốc) - Cố vấn giáo dục của Chính phủ Hàn Quốc - cũng nhìn nhận bạo lực học đường hiện nay là vấn nạn đang rất nghiêm trọng.
Theo GS Peck Cho, vấn nạn bạo lực học đường do những tổn thương các trẻ mang đến trường. Những tổn thương ấy có thể xảy đến ngay cả khi các em còn là những đứa trẻ nhỏ.
“Nếu những đứa con không thể kết nối được với cha mẹ, mất kết nối, mất niềm tin, lo lắng… thì khi chúng lớn dần lên sẽ bắt đầu thể hiện những vấn đề liên quan đến rối loạn hay tổn thương tâm lý.
Vậy nên, bạo lực học đường không phải vấn nạn ở trường, không phải vấn đề của trường học mà nó là vấn đề quốc gia. Và tất cả những nhà giáo dục cần có kiến thức, tất cả mọi người trong xã hội đều phải coi trọng vấn đề này để hành động” - ông nói.
GS Hà Vĩnh Thọ - người sáng lập Học Viện Eurasia vì Hạnh Phúc và An Lạc - thì chia sẻ: “Khi nghe tới bạo lực học đường, một điều tự nhiên đó là chúng ta thông cảm với nạn nhân và phán xét người bắt nạt. Đó là phản ứng rất tự nhiên.
Thế nhưng, chúng ta cần phải nhận thức rằng thực chất người đi bắt nạt lại là người cần được giúp đỡ, bởi vì sự mong manh, đau khổ mà người đó đang đi qua được biểu hiện qua một cách không khéo léo. Cách mà họ đang biểu hiện là tiếng khóc, tiếng gọi tôi cần được giúp đỡ”.
Theo GS Hà Vĩnh Thọ, nếu phản ứng bằng cách trách phạt, mắng nhiếc người ức hiếp thì chỉ châm thêm dầu vào lửa, làm sự đau khổ của các em leo thang.
"Vậy nên, chúng ta phải luôn luôn nghĩ rằng người bị bạo hành hay kẻ ức hiếp đều là nạn nhân, đều cần được hỗ trợ" - ông Thọ khẳng định.
Ngăn chặn bạo lực học đường như thế nào?
Để ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường, thầy Hà Anh Tuấn cho biết thời gian qua, Trường Tiểu học và THCS Ân Nghĩa đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đội thiếu niên tiền phong, Hội cha mẹ học sinh tuyên truyền cho học sinh.
"Để quản lý gần 1.400 học sinh, chúng tôi có đội Sao đỏ từng khối lớp theo sát và từ lớp 3 trở lên. Trường còn lập ra đường dây nóng, khi có hiện tượng, biểu hiện bạo lực học đường học sinh sẽ gọi ngay vào số điện thoại này hoặc gọi trực tiếp giáo viên chủ nhiệm” - thầy Tuấn cho biết.
GS Hà Vĩnh Thọ cho rằng người bị bạo hành hay kẻ ức hiếp đều là nạn nhân, đều cần được hỗ trợ GS Hà Vĩnh Thọ chia sẻ: “Có rất nhiều phương pháp mang tính thực tiễn, thực tế để can thiệp vào vấn đề này. Một trong những công cụ có tên là công lý phục hồi, có nghĩa rằng trong phương pháp đó chúng ta tạo ra một cơ hội để cả nạn nhân cũng như người tạo sự ức hiếp đó được đối thoại, chia sẻ với nhau”.
GS Thọ cũng đưa ra giải pháp khác đó là nhà trường có thể tập huấn, hỗ trợ, xây dựng những đội ngũ học sinh là người hòa giải khi xảy ra bạo lực học đường…
“Bạo lực học đường không diễn ra ở tầm một cá nhân mà mang tính hệ thống… Vậy nên, việc chúng ta tạo ra một hệ sinh thái hạnh phúc đó là học sinh giáo viên, nhà trường quản lý nhà trường và cả chính quyền nữa là cách duy nhất để có thể giải quyết gốc rễ vấn đề. Và các thầy cô là hạt giống của hệ sinh thái đó” - GS Hà Vĩnh Thọ cho hay.
Trong khi đó, GS Peck Cho cho biết “Dựa vào kinh nghiệm của mình, tôi muốn nói là không có giải pháp nào dễ dàng với vấn nạn này.
Bạo lực học đường ở Việt Nam nếu so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu thì mới đang ở giai đoạn bắt đầu. Và tôi nghĩ những năm tiếp theo nó còn tồi tệ hơn nữa.
Vậy nên, thời điểm này chúng ta phải làm ngay, hãy làm tất cả những gì có thể, kể cả những điều nhỏ nhất…” - GS Peck Cho nhấn mạnh.
Hơn 53 nghìn học sinh Hàn Quốc bị bạo lực học đường khi trường học mở cửa hậu Covid-19
Bộ Giáo dục Hàn Quốc vừa công bố kết quả một cuộc khảo sát về bạo lực học đường do các văn phòng giáo dục địa phương trên khắp Hàn Quốc thực hiện (ngoại trừ Văn phòng Giáo dục tỉnh Bắc Jeolla do tỉnh này quyết định thực hiện một cuộc khảo sát riêng).
Khoảng 3,21 triệu trong số 3,87 triệu học sinh tham gia cuộc khảo sát, đánh dấu tỷ lệ phản hồi 82,9%. Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 11/4-18/5/2022.
Trong cuộc khảo sát, 53.880 học sinh - 1,7% số người được hỏi - trả lời rằng các em đã từng bị bạo lực học đường trong khoảng thời gian từ học kỳ 2 năm 2021 đến học kỳ 1 năm 2022. Đây là con số cao nhất trong nhiều năm. Trước đó, mặc dù tình trạng bạo lực học đường tăng lên trong giai đoạn 2016-2019 nhưng số liệu vẫn ở mức tương đối thấp vào năm 2020 và 2021.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc giải thích sự gia tăng số lượng học sinh bị bạo lực học đường có thể là do các trường học trở lại trạng thái bình thường với các lớp học trực tiếp.
Có 3,8% học sinh tiểu học, 0,9% học sinh trung học cơ sở và 0,3% học sinh trung học phổ thông cho biết họ từng bị bạo lực học đường.
Trong số những người bị bạo lực học đường, 41,8% cho biết họ đã bị bạo lực bằng lời nói, 14,6% bạo lực thể chất và 13,3% bị bắt nạt.
Tỷ lệ bắt nạt trên mạng, tăng lên 12,3% vào năm 2020 do có nhiều lớp học trực tuyến hơn, đã giảm xuống 9,8% vào năm 2021 và xuống 9,6% vào năm 2022.
Theo Korea Herald
Cần 'dọn dẹp' những điều cũ khi xây trường học hạnh phúc
Các giáo viên chia sẻ để xây trường học hạnh phúc, bản thân của mỗi người cần phải “dọn dẹp” lại những điều cũ, thực hành về lòng biết ơn, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, lắng nghe sâu." alt="Chuyên gia Hàn Quốc: 'Bạo lực học đường ở Việt Nam mới trong giai đoạn bắt đầu'" />
- ·Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
- ·Dịch vụ 'môi giới' của teen gây hot trên mạng
- ·OpenAI bị hack, quảng cáo tiền điện tử
- ·Cháy nhà trong hẻm ở TP.HCM, cụ bà tử vong
- ·Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3: Khó tin cửa trên
- ·Nhiều cơ quan báo chí lớn, ảnh hưởng mạnh đến truyền thông chưa được hỗ trợ
- ·Điểm chuẩn 2018 các trường quân đội
- ·Phòng học bộ môn: Nâng trò
- ·Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Tractor, 22h45 ngày 28/3: Đả bại chủ nhà
- ·Trung Quốc ngăn chặn KOLs, KOCs lan truyền tin đồn trực tuyến